img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Sinh 12: Lý Thuyết Nguồn Gốc Sự Sống Và Bài Tập Trắc Nghiệm

Tác giả Cô Hiền Trần 15:15 30/11/2023 38,591 Tag Lớp 12

Nguồn gốc sự sống là quá trình tiến hóa của mọi sinh vật trên Trái Đất. Để tìm hiểu được nguồn gốc của sự sống, chúng ta hiểu được các giai đoạn tiến hóa của vật chất vô cơ, hữu cơ và hợp chất hữu cơ phức tạp, từ đó hiểu được những sinh vật đang có mặt trên Trái Đất như thế nào. Cùng VUIHOC tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Sinh 12: Lý Thuyết Nguồn Gốc Sự Sống Và Bài Tập Trắc Nghiệm
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Nguồn gốc sự sống là gì?

Theo từ điển, sự sống được định nghĩa rất phức tạp, với nhiều cách hiểu khác nhau. Nhìn chung, sự sống là đặc điểm để phân biệt các thực thể có cơ chế sinh học với các vật thể không có cơ chế đó hoặc đã ngừng hoạt động. Sự sống tồn tại ở nhiều dạng như động thực vật, nguyên sinh vật, vi khuẩn, nấm hay vi trùng. 

Những tư tưởng về sự sống đầu tiên xuất phát từ các nhà khoa học lỗi lạc như Darwin, Aristotle, Pasteur, Oparin. Các nhà khoa học đã đưa ra nhất nhiều giả thuyết về nơi sự sống bắt đầu. Nhưng nhìn chung, nguồn gốc của sự sống được định nghĩa là quá trình phát triển từ vật chất vô cơ qua sự tổng hợp chất để hình thành các đại phân tử có khả năng tự nhân bản và tiến hóa.

2. Nguồn gốc sự sống trải qua những giai đoạn tiến hóa nào?

Theo kiến thức sinh học trong bài 32 nguồn gốc sự sống chương trình THPT, xét toàn bộ quá trình tiến hóa thì nguồn gốc sự sống trên Trái Đất được trải qua những giai đoạn: Tiến hóa hóa học - Tiến hóa tiền sinh học - Tiến hóa sinh học. Sau đây, VUIHOC sẽ phân tích cho các em học sinh cụ thể từng đặc điểm của các giai đoạn tiến hóa trên.

Sơ đồ quá trình tiến hóa mô tả nguồn gốc sự sống

2.1. Tiến hoá hoá học

Đây là giai đoạn tiến hóa mà khi đó các hợp chất hữu cơ hình thành theo phương thức hóa học, dưới tác động của các tác nhân tự nhiên như khí CO2, NH3, nito,...

a, Mô tả quá trình từ các chất vô cơ hình thành các chất hữu cơ đơn giản

Như ta đã biết, trong khí quyển nguyên thủy có tồn tại các chất vô cơ như hơi nước, H2, CH4, NH3 và rất ít khí N2. Khi bị các nguồn năng lượng tự nhiên như ánh sáng mặt trời, phân rã phóng xạ, tia lửa điện, sấm sét,... tác động, các chất vô cơ đã hình thành nên các hợp chất hữu cơ đơn giản từ 2 nguyên tố C, H thành 3 nguyên tố C, H, O (lipti, saccarit) rồi thành 4 nguyên tố C, H, O, N (axit amin, nucleotit).

Quá trình tiến hóa hóa học - nguồn gốc của sự sống

Thuyết này được thí nghiệm của Milo và Uray (1953) hay Oparin và Handan (1920) đã chứng minh và đặt tên là thuyết ngẫu sinh về nguồn gốc sự sống.

Mô tả quá trình từ chất vô cơ thành chất hữu cơ - thuyết nguồn gốc sự sống

b, Các đại phân tử hữu cơ (chất hữu cơ phức tạp) được tạo ra từ quá trình trùng phân

Để mô tả quá trình này, các nhà khoa học đã diễn giải như sau: Các chất hữu cơ đơn giản hòa tan dưới nền đáy bùn sét, trong lòng đại dương nguyên thủy có thể được cô đọng lại và hình thành các hợp chất lớn như protein và axit nucleic. Có nhiều thí nghiệm đã chứng minh được điều này, đặc biệt nổi bật nhất là thí nghiệm của Fox và các cộng sự năm 1950 đã điều chế chuỗi peptit ngắn trong 150 - 180 độ C từ các hỗn hợp axit amin khô.

Các ARN được chọn lọc tự nhiên giữ lại trong giai đoạn tiến hóa nguồn gốc sự sống

c, Các đại phân tử có thể tự phân đôi

Đây là giai đoạn cao cấp nhất trong quá trình tiến hóa hóa học. Có rất nhiều loại tương tác giữa các đại phân tử nhưng chỉ axit nucleic mới được chọn lọc tự nhiên giữ lại vì chức năng vô cùng quan trọng. Các nhà khoa học đã đặt giả thuyết rằng ARN là phân tử có khả năng tự nhân đôi mà không cần xúc tác của enzim và còn có khả năng lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền. 

Lúc này, cơ chế dịch mã có thể được hình thành.

Nắm trọn kiến thức Sinh học 12 ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia ngay!!!

 

2.2. Tiến hoá tiền sinh học

Giai đoạn tiến hóa tiền sinh học là lúc hình thành nên các tế bào sơ khai, sau đó tiếp tục hình thành nên các tế bào sống đầu tiên (hay còn gọi là sự sống). Nhìn chung, diễn biến của giai đoạn này là sự tương tác giữa các đại phân tử được hình thành từ giai đoạn tiến hóa hóa học (axit nucleic, protein và lipit) hình thành nên tế bào sơ khai. Chi tiết của quá trình này như sau:

  • Các đại phân tử hình thành trong nước và tập trung cùng nhau. Nhưng do các phân tử lipit kị nước nên đã hình thành màng lớp bao bọc lấy tập hợp các đại phân tử hữu cơ khác, tạo nên các giọt li ti. Các giọt tập hợp này chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên, sau đó sẽ tiến hóa dần tạo thành các tế bào sơ khai (hay còn gọi là protobiont).

  • Khi các tế bào sơ khai được hình thành, chọn lọc tự nhiên sẽ chọn ra và nhân rộng những tế bào có khả năng trao đổi chất và năng lượng với bên ngoài, phân chia và duy trì thành phần hóa học thích hợp.

  • Sau khi các tế bào sơ khai vượt qua chọn lọc tự nhiên, chúng sẽ tiếp tục quá trình tiến hóa. Dưới tác động của các nhân tố tiến hóa, từ các tế bào đã tạo ra các loài sinh vật như hiện nay từ tế bào nhân sơ, đơn bào nhân thực, đa bào nhân thực.

2.3. Tiến hoá sinh học

Đây là sự tiến hóa của các loài sinh vật trên Trái Đất, sơ đồ tiến hóa sẽ như sau:

Tế bào nguyên thủy -> tế bào nhân sơ -> đơn bào nhân thực -> đa bào nhân thực.

Sự tiến hóa sinh học đang diễn ra liên tục và nhờ có giai đoạn tiến hóa này, chúng ta mới có các loài sinh vật trên Trái Đất như hiện nay.

 

3. Sơ đồ tư duy nguồn gốc sự sống

Tổng kết lại những kiến thức đã được giải thích ở phần 2, ta có sơ đồ tư duy nguồn gốc sự sống như sau:

Sơ đồ các giai đoạn tiến hóa nguồn gốc của sự sống

 

4. Một số bài tập trắc nghiệm nguồn gốc sự sống (có đáp án)

Câu 1. Câu nào sau đây phát biểu không đúng về sự kiện xảy ra trong giai đoạn tiến hoá hoá học?

A. Do tác động của nguồn năng lượng tự nhiên mà những hợp chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp như axit amin, nuclêôtit được hình thành từ các chất vô cơ.

B. Các chất vô cơ tổng hợp hình thành các chất hữu cơ theo phương thức hóa học.

C. Khí quyển nguyên thuỷ cổ đại của trái đất chưa có hoặc có rất ít oxy.

D. Sự hình thành các chất hữu cơ theo cách tiến hóa hoá học chỉ là giả thuyết chưa được chứng minh bằng thực nghiệm.

Đáp án: D

Câu 2. Tiến hóa hóa học là quá trình tổng hợp:

A. Các chất hữu cơ từ nguồn các chất vô cơ theo phương thức hóa học.

B. Các chất hữu cơ từ nguồn các chất vô cơ theo phương thức sinh học.

C. Các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức sinh học.

D. Các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức hóa học.

Đáp án: A

Câu 3. Kết quả cuối cùng của quá trình tiến hoá tiền sinh học là: 

A. Hình thành nên các tế bào sơ khai.                           

B. Hình thành nên chất hữu cơ phức tạp.

C. Hình thành nên sinh vật đa bào. 

D. Hình thành nên hệ sinh vật đa dạng phong phú.

Đáp án: A

Câu 4. Thí nghiệm của Fox và cộng sự chứng minh được rằng:

A. Trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ đã có sự trùng phân các phân tử hữu cơ đơn giản thành các đại phân tử hữu cơ phức tạp.

B. Với điều kiện khí quyển nguyên thuỷ, hợp chất hoá học đã được tạo thành từ các chất vô cơ theo con đường tiến hóa hoá học.

C. Hình thành các tế bào sống sơ khai từ các đại phân tử hữu cơ.

D. Sinh vật đầu tiên được hình thành khi trái đất nguyên thuỷ.

Đáp án: A

Câu 5. Trình tự các giai đoạn của tiến hoá:

A. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học - tiến hoá sinh học.

B. Tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học- tiến hoá tiền sinh học.

C. Tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học.

D. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học.

Đáp án: A

Câu 6. Trong bầu khí quyển nguyên thuỷ không có (hoặc có rất ít) chất nào sau đây?

A. H2.  

B. O2.  

C. N2.  

D. NH3.

Đáp án: B

Câu 7. Milơ và Urây đã thí nghiệm chứng minh điều gì?

A. Vũ trụ là nguồn gốc của sự sống trên trái đất.              

B. Các nuclêôtit hình thành nên các Axit nuclêic.

C. Chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ.  

D. Các nguyên tố trên bề mặt trái đất tạo thành các chất vô cơ.

Đáp án: C

Câu 8. Nhiều thí nghiệm đã chứng minh được rằng các đoạn ARN ngắn có thể được hình thành từ các đơn phân nuclêôtit, nhân đôi được mà không cần enzim xúc tác. Điều này có nghĩa là gì?

A. Dự tương tác giữa prôtêin và axit nuclêic hình thành nên cơ thể sống.

B. ARN xuất hiện trước ADN và prôtêin trong quá trình tiến hóa. 

C. Prôtêin có khả năng tổng hợp ngoài cơ chế phiên mã và dịch mã.

D. Sự xuất hiện của sự sống không đồng nghĩa với việc bắt nguồn từ sự xuất hiện của các protein và axit nucleic.

Đáp án: B

Câu 9. Bản chất của quá trình tiến hoá tiền sinh học là:

A. Hình thành nên chất hữu cơ từ vô cơ.    

B. Hình thành nên axit nuclêic và prôtêin từ các chất hữu cơ.

C. Hình thành các mầm sống đầu tiên từ các hợp chất hữu cơ.

D. Kết hợp với nguồn năng lượng tự nhiên trên bề mặt trái đất hình thành các chất vô cơ và hữu cơ.

Đáp án: C

Câu 10. Nguồn năng lượng tạo nên các phân tử hữu cơ đó là:

A. ATP.    

B. Năng lượng tự nhiên.

C. Năng lượng hoá học.    

D. Năng lượng sinh học.

Đáp án: B

Câu 11. Đặc điểm gì sau đây chỉ có ở vật thể sống?

A. Vật thể sống hình thành từ các đại phân tử hữu cơ là prôtêin và axit nuclêic. 

B. Trao đổi chất thông qua quá trình dị hóa, đồng hóa và sinh sản.

C. Có thể tự biến đổi để thích nghi với môi trường.

D. Có hiện tượng vận động, cảm ứng, tăng trưởng.

Đáp án: B

Câu 12. Trong điều kiện hiện nay, cách chủ yếu nào hình thành nên chất hữu cơ?

A. Chất hữu cơ tổng hợp nhờ nguồn năng lượng tự nhiên.       

B. Hóa tổng hợp hay là quang tổng hợp.

C. Tổng hợp chất hữu cơ trong tế bào sống.    

D. Tổng hợp chất hữu cơ nhờ có công nghệ sinh học.

Đáp án: C

Câu 13. Axit nucleic có vai trò quan trọng trong hoạt động nào của cơ thể sống?

A. Di truyền và sinh sản    

B. Phân chia tế bào và nhân đôi NST.

C. Phân giải và tổng hợp các chất.              

D. Nhận biết các vật thể lạ xâm nhập vào cơ thể.

Đáp án: A

Câu 14. Trong tế bào sống, prôtêin đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nào?

A. Điều hoà vận hành của các bào quan.      

B. Bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật.

C. Kích thích các phản ứng sinh hoá.                

D. Cung cấp bổ sung năng lượng cho các phản ứng.

Đáp án: C

Câu 15. Sự tương tác giữa các đại phân tử nào dẫn đến hình thành sự sống?

A. Prôtêin-Prôtêin.    

B. Prôtêin-axit nuclêic.

C. Prôtêin-saccarit.    

D. Prôtêin-saccarit-axit nuclêic.

Đáp án: B

Câu 16. Các hợp chất hữu cơ đơn giản và phức tạp được hình thành trong giai đoạn tiến hóa hóa học nhờ:

A. Những nguồn năng lượng tự nhiên.                

B. Enzim tổng hợp.

C. Các hợp chất hữu cơ phức tạp hóa.    

D. Các chất tan đông tụ có trong đại dương nguyên thủy.

Đáp án: A

Câu 17. Trong giai đoạn tiến hóa hóa học đã có sự:

A. Tổng hợp theo phương thức hóa học các chất hữu cơ từ chất vô cơ .

B. Tạo ra các coaxecva theo phương thức hóa học.

C. Xuất hiện mầm mống những cơ thể đầu tiên theo phương thức hóa học.

D. Xuất hiện các enzim theo phương thức tiến hóa hóa học.

Đáp án: A

Câu 18. Sự sống đầu tiên trên Trái Đất xuất hiện trong môi trường nào?

A. Trong nước đại dương.    

B. Khí quyển nguyên thủy.

C. Trong lòng đất.    

D. Trên đất liền.

Đáp án: A

Câu 19. Quá trình tiến hoá của sự sống có thể chia thành các giai đoạn nào?

A. Tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học.    

B. Tiến hoá hoá học, tiến hoá sinh học.

C. Tiến hoá tiền sinh hoc, tiến hoá sinh học.

D. Tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học, tiến hoá sinh học.

Đáp án: D

Câu 20. Đặc điểm nào đã chứng minh rằng trong tiến hóa ARN là tiền thân của axit nuclêic mà không phải là ADN?

A. ARN chỉ có duy nhất 1 mạch.    

B. ARN có loại bazơ nitơ Uraxin.

C. ARN nhân đôi không cần tới enzim.    

D. ARN có thể sao mã ngược.

Đáp án: C

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

Trên đây là toàn bộ kiến thức giải thích nguồn gốc sự sống thông qua các giai đoạn tiến hóa. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đầy đủ các thông tin cũng như bài tập phù hợp để các em học sinh lấy làm nguồn tài liệu tham khảo khi ôn tập môn Sinh học. Để học thêm nhiều kiến thức sinh 12 thú vị, truy cập vuihoc.vn ngay từ hôm nay nhé!

 

>> Xem thêm:

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990