img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Ngành Dược Thi Khối Nào? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đại Học Ngành Dược

Tác giả Cô Hiền Trần 14:47 09/07/2024 93,826

Sau ngành Y thì Dược học là một ngành đang được rất nhiều bạn học sinh quan tâm. Biết được mong muốn này, VUIHOC đã tổng hợp bài viết này giúp các em biết ngành dược thi khối nào, các chuyên ngành và điểm chuẩn của các trường đào tạo.

Ngành Dược Thi Khối Nào? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đại Học Ngành Dược
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Ngành Dược sĩ là gì? 

Ngành dược sĩ được rất nhiều bạn học sinh quan tâm trong quá trình tìm hiểu khối thi để định hướng và xác định nghề nghiệp trong tương lai. Để tìm hiểu về ngành này, trước tiên phải hiểu được ngành dược sĩ là gì. Dược học là ngành khoa học được phát triển dựa trên các ngành khoa học khác nhau, trong đó môn học gắn liền với ngành này nhất là hóa học và sinh học – hai môn học quan trọng chúng ta sử dụng lý thuyết của nó để ứng dụng vào việc bào chế các dược phẩm cải thiện sức khỏe cho con người

Dược sĩ - minh họa cho câu hỏi ngành dược thi khối nào

Nói một cách đơn giản, có thể hiểu dược sĩ là ngành học liên quan đến việc bào chế, sản xuất, phân phối thuốc hoặc tạo ra các thực phẩm chức năng nhằm nâng cao sức khỏe của con người. Không giống như phương thức bào chế sản phẩm thuộc Đông y cổ truyền, ngành Dược hiện nay chủ yếu áp dụng kỹ thuật vào điều chế, sản xuất các loại tân dược, các sản phẩm thuốc giúp hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, tinh chiết các hợp chất thứ cấp có nguồn gốc từ hoạt chất để làm thuốc. Song song đó, đây còn là ngành học có quan hệ mật thiết đến việc sản xuất các loại vaccin giúp phòng chống bệnh hoặc các chế phẩm có khả năng tăng cường hoạt tính sinh học trong cơ thể con người.

Vì vậy, việc theo học ngành dược là trực tiếp đóng góp vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Từ xa xưa, người ta đã nói “Nhất y, Nhì dược” tức là chỉ tính cần thiết và sự quan trọng của hai ngành cao quý này với xã hội.

Ở các cơ sở khám chữa bệnh, các dược sĩ (ở đây là dược sĩ lâm sàng) sẽ giới thiệu về thuốc mới (chủ yếu là thuốc kê đơn) cho các thầy thuốc, hoặc giúp tư vấn về việc sử dụng thuốc cho đúng phù hợp với sức khỏe người dân và cộng đồng ở nơi mà nhà thuốc hoạt động (dược sĩ sẽ làm việc tại các nhà thuốc cộng đồng, chính là những nơi chúng ta vẫn thấy thuốc thành phẩm được bán lẻ). Như vậy, các dược sĩ cũng được xem là chuyên gia về thuốc, có kinh nghiệm trong các xét nghiệm sinh hóa cận lâm sàng khi tham gia quyết định dùng thuốc trong các trường hợp đặc biệt ở các cơ sở trên (dược sĩ sẽ tham gia vào hội đồng tư vấn thuốc để điều trị).

Bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc của học sinh cũng như phụ huynh về ngành dược thi khối nào lấy bao nhiêu điểm.

2. Học ngành Dược thi khối nào?

Rất nhiều người khi bắt đầu quan tâm đến ngành dược đều có chung câu hỏi là học dược thi khối nào hay ngành dược sĩ thi khối nào. Trước đây, các trường hệ đại học và hệ cao đẳng xét tuyển ngành Dược chỉ dựa trên điểm thi của 2 khối là khối A gồm Toán, Lý, Hóa và khối B gồm Toán, Hóa, Sinh. Tuy nhiên, những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định thay đổi trong phương án tuyển sinh. Trong đó, ngoài những khối xét tuyển đang được xét tuyển, Bộ còn mở thêm nhiều khối khác để xét tuyển phụ như A00, B00, C08 và D07. Với sự thay đổi này, các thí sinh phải tìm hiểu kĩ phương thức tuyển sinh của mỗi trường và theo đó ngành này thi khối nào có cơ hội trúng tuyển cao hơn các khối khác.

Dựa vào các khối nêu trên, các trường sẽ áp dụng các phương thức khác nhau để xét tuyển thí sinh tùy theo đề án tuyển sinh của mỗi trường. Trong đó, hình thức tuyển sinh được áp dụng tại tất cả các trường đại học là phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia. Ngoài ra, cũng có một số trường xét tuyển đầu vào dựa trên điểm các môn tổ hợp theo kết quả học tập tại cấp THPT.

Tuy nhiên, để có thể theo học ngành Dược tại các trường cao đẳng, thí sinh chỉ cần điều kiện là tốt nghiệp THPT, không vi phạm pháp luật và phải có điều kiện tài chính đủ để chi trả cho việc học, đủ sức khỏe để học tập là đã có thể nộp được hồ sơ để xét tuyển vào trường.

3. Các tổ hợp môn xét tuyển ngành Dược

Các tổ hợp môn để xét tuyển ngành Dược chính là những môn thi có trong khối thi thuộc ngành dược. Cụ thể, ngành Dược của các trường đại học và cao đẳng sẽ xét tuyển các tổ hợp môn như sau:

Khối thi

Tổ hợp môn

B00

Toán học, Hóa học, Sinh học

A00

Toán học, Vật lý, Hóa học

A01

Toán học, Ngữ văn, Anh văn

A02

Toán học, Vật lý, Sinh học

B03

Toán học, Sinh học, Ngữ Văn

C08

Ngữ văn, Hóa học, Sinh học

A11

Toán học, Hóa học, GDCD

D07

Toán học, Hóa học, Anh văn

 Dưới đây là một số thông tin về các tổ hợp môn xét tuyển của một số trường đào tạo có ngành Dược hiện nay.

+ Đại học Y dược Hà Nội chỉ xét tuyển dựa trên tổ hợp khối B00 (Toán, Hóa, Sinh) với số điểm khá cao.

+ Đại học Dược Hà Nội lại xét tuyển dựa trên tổ hợp các môn khối A00 (Toán, Lý, Hóa)

+ Trường Đại học Y dược TPHCM chỉ xét tuyển ngành Dược học với duy nhất một tổ hợp môn là Toán, Hóa, Sinh (Khối B)

+ Trường Cao đẳng Dược TPHCM xét tuyển 4 tổ hợp môn bao gồm: Toán, Lý, Hóa (A00); Toán , Hóa, Sinh (B00); Toán, Hóa, Anh (D07) và Văn, Hóa, Sinh (C08).

4. Học Dược gồm những ngành nào?

4.1. Dược lâm sàng

Chuyên ngành dược lâm sàng đòi hỏi sinh viên phải có một nền tảng vững về sinh học và hóa học. Hai khối kiến thức Hóa Dược học và Dược lý học rất quan trọng đối với chuyên ngành này.

  • Hóa Dược học: Tìm hiểu về các tính chất vật lý, cấu trúc hóa học và dược học của các phân tử thuốc, từ đó phân loại chúng vào nhóm thuốc điều trị sao cho thích hợp.

  • Dược lý học: Giúp sinh viên trang bị được những kiến thức cơ sở về tính chất của dược động cũng như dược lực của phân tử thuốc, từ đó có thể dùng trị liệu lâm sàng thích hợp để đạt mục đích sử dụng.

4.2. Ngành học dược liệu và dược học cổ truyền

Đây là một trong những chuyên ngành quan trọng thuộc các chuyên ngành Dược. Kiến thức cơ bản của chuyên ngành này gồm Dược liệu và hóa học. Hai môn học này sẽ được dạy kết hợp và đan xen với nhau, từ đó cung cấp cho sinh viên những tính chất về vật lý và hóa học của các hợp chất từ thiên nhiên có hoạt tính sinh học, giúp định lượng, định tính chung cho dược liệu. Ngoài ra còn tìm ra cách phân loại, sử dụng và bảo vệ được nguồn tài nguyên quý giá như cây thuốc hiếm, động vật có khả năng dùng làm thuốc.

4.3. Kiểm tra chất lượng thuốc

Đây là chuyên ngành cần thiết cho đời sống vì nó giúp đảm bảo chất lượng dược phẩm trước khi đưa đến tay người dùng. Chuyên ngành này giúp trang bị cho sinh viên các kiến thức cũng như kỹ năng để đánh giá, kiểm định chất lượng của nguyên liệu, thành quả, quy trình sản xuất,… để đảm bảo với các tiêu chí và phù hợp với luật định. Đồng thời, bổ sung cho các em những nguyên tắc trong quy trình sản xuất thuốc tại các xí nghiệp; kỹ năng đánh giá trong từng khâu của dây chuyền.

Đây là chuyên ngành Dược nhưng thiên về kinh tế, pháp luật nhiều hơn các chuyên ngành khác; tất nhiên vẫn phải đảm bảo được kiến thức cơ bản về ngành Dược học.

Các giảng viên sẽ dạy cho các em kỹ năng cần thiết để đánh giá và đưa ra giải pháp nhằm cải thiện năng suất và chất lượng của việc cung ứng thuốc; giúp bạn nắm được các kiến thức về kinh tế, từ đó vận dụng vào ngành Dược; thuộc lòng những chính sách pháp luật liên quan đến các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng giúp sinh viên ra trường có những công việc đúng với pháp luật.

4.4. Sản xuất và phát triển thuốc

Hai khối kiến thức Hóa Dược học và Bào Chế học là 2 khối kiến thức rất quan trọng của chuyên ngành này. Hóa Dược giúp tìm hiểu về tính chất vật lý, hóa học cũng như dược học của thuốc; thiết kế phân tử thuốc đúng cách dựa vào các mối quan hệ cấu trúc và hoạt tính; nguyên lý của kỹ thuật bào chế các dạng thuốc, từ đó mới sản xuất được những loại thuốc mới có giá trị sử dụng cao.

4.5. Quản lý cung ứng thuốc

Quản lý cung ứng thuốc là đưa ra quyết định về việc đưa sản phẩm vào các kênh phân phối sao cho hợp lý và hiệu quả. Nó được xem là một hệ thống tổ chức phù hợp, cân đối giúp tạo điều kiện cho sản phẩm tiếp cận đến người sử dụng nhằm khai thác một cách hợp lý và đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Cung ứng thuốc là việc đưa thuốc đến với người sử dụng khi họ có nhu cầu. Quy trình được thực hiện khép kín với 4 nội dung có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như sau: lựa chọn thuốc -> mua thuốc -> phân phối -> sử dụng thuốc.

Thuốc được coi là loại hàng hóa đặc biệt đòi hỏi tiêu chuẩn về chất lượng rất khắt khe, đầu tư vào đó nhiều chất xám với chi phí nghiên cứu khá cao giúp mang lại giá trị kinh tế lớn về cho nhà sản xuất. Đây là hàng hóa mang ý nghĩa xã hội cao, là nhu cầu thiết yếu đối với cuộc sống của con người nhằm cải thiện sức khỏe, nâng cao niềm tin và sự tham gia vào các dịch vụ y tế và chi phí dành cho thuốc chiếm một tỷ lệ khá cao xét trên tổng chi ngân sách y tế.

5. Ngành Dược lấy bao nhiêu điểm? Điểm chuẩn xét tuyển ngành Dược của các trường đại học, cao đẳng hiện nay

a) Ngành Dược lấy bao nhiêu điểm?

Ở nước ta, ngành Y Dược hiện nay được đánh giá là ngành công nghiệp trọng điểm, do vậy mà điểm chuẩn đầu vào được thắt chặt hơn. Với ngành Y Dược ở những trường Đại học, Cao đẳng top đầu hiện nay có điểm chuẩn dao động trong khoảng từ 25 – 29 điểm. 

Như các bạn đã biết, điểm chuẩn đối với ngành Dược hiện nay phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương thức xét tuyển, hệ đào tạo, độ khó của đề thi cũng như tỷ lệ chọi giữa các thí sinh hàng năm. Bên cạnh đó thì độ hot của mỗi trường cũng là điều cần được lưu ý khi mà có lượng thí sinh đăng ký cao hơn.

Thường thì các nguyện vọng vào trường cũng có sự thay đổi, thường thì điểm xét tuyển nguyện vọng 3 cao hơn nguyện vọng 2 và cao hơn nguyện vọng 1. Bởi vậy các bạn thí sinh cần phải dựa vào năng lực học tập của mình để có sự lựa chọn nghề nghiệp hợp lý.

Cụ thể như các trường top đầu là Trường Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y Hà Nội , Đại học Y Thái Bình, hay Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch... Với những bạn thí sinh có lực học chỉ ở mức khá hoặc trung bình thì bạn hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng về việc đăng ký xét tuyển vào những trường đại học đào tạo đối với ngành y dược top đầu.

Trong khi điểm chuẩn vào các trường Đại học Y Dược ở mức rất cao thì tại các trường Cao đẳng Dược hiện nay đang áp dụng nhiều phương thức xét tuyển mở rộng hơn. Ngoài điểm chuẩn Cao đẳng Dược thì nhiều trường áp dụng xét tuyển qua học bạ, xét tuyển thẳng với thí sinh đã tốt nghiệp THPT. Với điều kiện xét tuyển đơn giản này mở rộng cơ hội theo đuổi ngành Y Dược với thí sinh hơn.

Nhất là với các bạn thí sinh có học lực khá, trung bình mà có niềm đam mê với ngành Y Dược thì hoàn toàn có thể lựa chọn ngôi trường phù hợp để thực hiện ước mơ. Hiện nay hình thức xét tuyển trên được nhiều bạn học sinh lựa chọn để đáp ứng những nguyện vọng mong muốn. Tuy nhiên thì việc lựa chọn ngôi trường đào tạo chất lượng là điều các bạn cần phải lưu tâm.

b) Điểm chuẩn xét tuyển ngành Dược của các trường đại học, cao đẳng hiện nay

Khu vực

Tên trường

Điểm chuẩn

Miền Bắc

Đại học Dược Hà Nội

26.25

Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội

26.05

Đại học Y Dược Hải Phòng 

25.25

Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên

25.20

Đại học Y Dược Thái Bình

24.90

Đại học Hòa Bình 

21.7

Đại học Đông Đô

21

Đại học Thành Đô

21

Miền Trung

Khoa Y Dược - Đại học Đà Nẵng

25.95

Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng

25

Đại học Y Dược - Đại học Huế

24.9

Đại học Đông Á 

21

Đại học Y Khoa Vinh

23.5

Miền Nam

Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 

26.35

Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh

26.25

Đại học Y Dược Cần Thơ

24.5

Khoa Y - Đại học quốc gia TP HCM

23.7

Đại học Nguyễn Tất Thành

21

Đại học Công Nghệ TP HCM

21

Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu

21

6. Học Dược ra trường làm gì?

Ngành dược sĩ là một ngành rất phát triển tính đến thời điểm hiện nay và còn hot hơn trong tương lai. Học ngành dược sẽ có cơ hội việc làm rộng mở. Dưới đây là một số các công việc sinh viên ngành dược ra trường có thể làm:

- Nghiên cứu, bào chế và kiểm nghiệm chất lượng, tác dụng của thuốc: các bạn sẽ tham gia nhóm nghiên cứu nhằm bào chế các thuốc mới, nghiên cứu các phản ứng phụ của thuốc hoặc là đánh giá chất lượng sản phẩm thuốc xem có đủ tiêu chuẩn để cấp giấy phép lưu hành trong thị trường hay không. 

Ngành nghiên cứu - minh họa cho ngành dược thi khối nào

- Người nghiên cứu tiến hành các thử nghiệm lâm sàng: Sau khi hoàn thành nghiên cứu 1 công thức thuốc dự đoán có khả năng điều trị bệnh, việc tiếp theo là phải đem đi thử nghiệm lâm sàng, bắt đầu thử nghiệm trên cơ thể động vật rồi mới đến con người. Công việc chính của bạn là liên hệ với những nơi nhận thử thuốc trên lâm sàng, sau đó phối hợp với họ nhằm tiến hành thử thuốc trên lâm sàng. 

- Làm việc trong các nhà máy nghiên cứu, sản xuất thuốc: bạn sẽ trực tiếp vận hành máy móc có trong xưởng sản xuất, sau đó hợp tác với bên nghiên cứu để tham mưu các cách bào chế thuốc giúp tăng hiệu quả cũng như thời gian để bảo quản hay độ bền sinh lý… cho thuốc, hợp tác với bên kinh doanh giúp phân phối sản phẩm một cách tốt nhất. Các bạn học sinh có đam mê về kỹ thuật và nghiên cứu sẽ phù hợp các công việc này.

 - Dược sĩ Lâm sàng: nhiệm vụ của Dược sĩ Lâm sàng chính là hướng dẫn, tư vấn sử dụng thuốc sao cho an toàn, hợp lý, hiệu quả cho người bệnh, cho cộng đồng và còn cho cả bác sĩ, cùng phối hợp với bác sĩ trong việc thiết kế danh mục thuốc ở Bệnh viên,… Mặc dù trên thế giới đã phát triển lĩnh vực này từ rất lâu, tuy nhiên, đây là một trong những lĩnh vực đang rất được ưu tiên phát triển ở Việt Nam.

- Dược sĩ nhà thuốc: Làm việc trong bệnh viện hay trong các chuỗi nhà thuốc, công việc chính của các em sẽ là tư vấn, hướng dẫn và giải đáp thắc mắc về cách sử dụng thuốc cho bệnh nhân và cung cấp thuốc dựa trên đơn của bác sĩ.

Dược sĩ nhà thuốc - hình ảnh minh họa cho ngành dược thi khối nào

- Trình dược viên và phân phối thuốc: Trình Dược Viên có nhiệm vụ giới thiệu thuốc đến người cần như bác sĩ, nhà thuốc hay bệnh nhân. Nếu có khả năng giao tiếp tốt thì Trình Dược Viên là 1 nghề rất phù hợp vì mức lương được trả sẽ rất hậu hĩnh. Các hãng dược phẩm sẽ giúp đào tạo về chuyên môn để học hỏi rất nhiều kỹ năng về giao tiếp, team work, về sales, marketing,… để từ đó đáp ứng việc giới thiệu thuốc và có thể ứng dụng cho công việc kinh doanh sau này. Các bạn có tính hướng ngoại, thích nghiên cứu và quản lý sẽ hứng thú khi được làm các công việc này.

- Marketing Dược: Trình Dược Viên là những người trực tiếp hướng với khách hàng thì người làm Marketing là những người đứng phía sau hỗ trợ cho trình dược viên như thực hiện các chiến lược quảng cáo, truyền thông. Tổ chức các sự kiện hay tổ chức các cuộc khảo sát, nghiên cứu thị trường,… nhằm thu hút và giữ chân khách hàng sử dụng sản phẩm của Doanh nghiệp. Đây là công việc có lợi thế cực kỳ lớn cho sinh viên Dược nắm vững kiến thức và kỹ năng về Marketing. Các bạn có tính hướng ngoại, thích nghiên cứu và quản lý sẽ hứng thú khi được làm các công việc này.

- Kinh doanh riêng: sau khi tốt nghiệp, sẽ được cấp Chứng chỉ hành nghề Y Dược từ đó thì các em có thể kinh doanh thuốc.

- Bộ phận quản lý Dược: các em có thể sẽ làm việc ở các bộ phận liên quan đến quản lý về thuốc ví như: Quản lý Chất lượng thuốc sẽ có các bên kiểm nghiệm, sau khi thuốc được kiểm nghiệm sẽ được gửi về các phòng này. Đấu thầu thuốc (ở Tỉnh hoặc các Bệnh viện); Sở hoặc Phòng Y tế sẽ chịu trách nhiệm kiểm nghiệm chất lượng của các loại thuốc từ đó thuốc mới có thể được bán ra thị trường. 

- Giảng dạy: nếu điểm số, học lực hay các yếu tố khác xuất sắc thì các em có thể sẽ được giữ lại làm giảng viên ở các trường Y Dược.

- Chuyên viên dịch thuật chuyên ngành Dược phẩm ở các công ty Dịch thuật: nếu có tiếng anh và kỹ năng giao tiếp tốt.

- Chuyên viên đăng ký thuốc: các Dược sĩ làm lĩnh vực này thường ở các công ty trung gian làm hồ sơ đăng ký thuốc.

-Ngoài ra thì có thể làm việc cho các tổ chức phi chính phủ (NGOs) hay các tổ chức Y tế Quốc tế ở Việt Nam.

Ngành dược đang là một ngành rất hot và ngày càng có triển vọng trong tương lai. Nắm bắt được xu hướng, VUIHOC tổng hợp những điều cần biết về ngành dược cho các bạn học sinh có cái nhìn tổng quan nhất. Các em có thể truy cập ngay Vuihoc.vn để đăng ký tài khoản hoặc liên hệ trung tâm hỗ trợ để chuẩn bị được kiến thức tốt nhất cho kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới nhé!

| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990