img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Ngành Ngoại Thương Thi Khối Nào? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo

Tác giả Cô Hiền Trần 14:13 23/05/2023 92,414

Ngành ngoại thương là một khối ngành khá hot trong khoảng thời gian gần đây, nhưng không phải ai cũng có kiến thức đầy đủ nhất về ngành học này. Hãy cùng VUIHOC giải đáp các thắc mắc thường gặp nhất về ngành này như học ngành ngoại thương thi khối nào, học trường nào, có lấy điểm chuẩn cao không.

Ngành Ngoại Thương Thi Khối Nào? Điểm Chuẩn Và Các Trường Đào Tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Ngành Ngoại thương thi khối nào? 

Thi ngoại thương khối nào chắc hẳn là câu hỏi của nhiều bạn học sinh. Để giải đáp câu hỏi này thì sau đây là một số khối học gợi ý cho các bạn đang có ý định thi ngành ngoại thương. 

a. Khối A00

Gồm có 3 môn là Vật Lý, Hóa học, Toán, cả ba môn đều thuộc khối tự nhiên rất phù hợp với tiêu chí của ngành, thuộc khối thi được nhiều bạn lựa chọn trong kì thi. Vì nhiều em học sinh còn kém ngoại ngữ nên đây sẽ là một lựa chọn phù hợp.  

b. Khối A01

Gồm 3 môn cơ bản là Toán, Vật lý và Anh văn, thích hợp với các bạn học tốt ngoại ngữ. Nếu muốn học ngành ngoại thương thì đây có thể sẽ là một tổ hợp môn phù hợp cho bạn. Với yêu cầu giao thương được với nước ngoài, đây sẽ là một khối thi được ưa chuộng hơn trong tương lai gần. 

c. Khối D01

Đây là khối khi quen thuộc nhất với tất cả các em học sinh, được nhiều em lựa chọn nên tỉ lệ chọi khá cao. 

Ngành ngoại thương thi khối nào

2. Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương

Đại học Ngoại thương là một trong những đại học danh tiếng nhất đào tạo ngành học này, với chất lượng giảng dạy và danh tiếng cao, đây là một trường đại học có điểm chuẩn khá cao. Để có thể trả lời câu hỏi học Ngoại thương thi khối gì,đại học ngoại thương thi khối nào, điểm chuẩn ra sao các em học sinh có thể tham khảo phần thông tin dưới đây nhé!

Mã xét tuyển

Tên ngành 

Khối thi 

Điểm chuẩn

Trụ sở Hà Nội 

NTH01- 01

Ngành luật 

A00

28,05

NTH01- 02

Ngành kinh tế, Ngành kinh tế quốc tế

A00

28,05

NTH02

Ngành Quản trị kinh doanh

Ngành Kinh doanh quốc tế

Ngành Quản trị khách sạn 

A00

28,45

NTH03

Ngành kế toán

Ngành Tài chính - Ngân hàng

A00

28,25

NTH04

Ngành Ngôn ngữ Anh 

D01

33,55

NTH05

Ngành Ngôn ngữ Pháp

D01

33,77

NTH06

Ngành Ngôn ngữ Trung 

D01

36,75

NTH07

Ngành Ngôn ngữ Nhật 

D01

37,20

Cơ sở TP Hồ Chí Minh 

NTS01

Kinh tế 

Quản trị kinh doanh 

A00

28,55

NTS02

Tài chính - Ngân hàng, Kế toán

A00

28,40

3. Các tổ hợp môn xét tuyển ngành Ngoại thương

Sau đây là một số lựa chọn các tổ hợp môn xét tuyển phổ biến nhất, mở ra thêm nhiều cơ hội cho các em học sinh. 

  • Ngành Kinh tế: A00, A01, D01, D02, D03, D04, D06, D07

  • Ngành Kinh tế quốc tế: A00, A01, D01, D03, D07

  • Ngành Luật: A00, A01, D01, D07

  • Ngành Quản trị kinh doanh: A00, A01, D01, D07

  • Ngành Kinh doanh quốc tế: A00, A01, D01, D06, D07

  • Ngành Quản trị khách sạn: A00, A01, D01

  • Ngành Tài chính và Ngân hàng: A00, A01, D01, D07

  • Ngành Kế toán: A00, A01, D01, D07

  • Các ngành Ngôn ngữ: D01, D03, D04, D06

4. Phương thức xét tuyển ngành Ngoại thương

4.1. Phương thức 1

Đây là phương thức dành cho 3 nhóm đối tượng gồm: các thi sinh tham dự các kỳ thi HSG Quốc gia hoặc các kỳ thi Khoa học Kỹ thuật quốc gia phù hợp với tổ hợp điểm xét tuyển của trường, thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba HSG cấp tỉnh/ thành phố lớp 11, 12 và thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT chuyên hoặc THPT trọng điểm quốc gia. Phương thức này dự kiến lấy 25% mỗi năm, từng đối tượng sẽ có chỉ tiêu riêng. 

Tiêu chí xét tuyển dựa trên 5 học kì gồm học kì năm lớp 10, 11 và học kì 1 lớp 12 của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển (trong đó có môn thi tham gia học sinh giỏi quốc gia), điểm ưu tiên dựa trên giải quốc gia. 

  • Đối với các thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh hoặc thành phố các môn tổ hợp xét tuyển gồm có (Toán, Tin, Lý, Hóa, Văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Nhật): điểm trung bình học tập từng năm lớp 10, 11 và học kỳ 2 lớp 12 từ 8,0 trở lên. Điểm trung bình chung học tập 5 kỳ học năm lớp 10, 11 và Học kỳ 1 năm lớp 12 của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của nhà trường (có môn thi sinh đạt HSG) đạt từ 8.5 trở lên. Tiêu chí xét tuyển dựa trên kết quả 5 kỳ và ưu tiên giải thành phố/tỉnh 

  • Đối với thí sinh học hệ chuyên các môn chuyên Toán, Tin, Ký, Hóa, Văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Nhật: điều kiện xét tuyển thí sinh phải có điểm trung bình học tập từng năm lớp 10, 11 và học kì 1 lớp 12 đạt từ 8,5 trở lên, điểm trung bình học tập 5 kì thuộc môn tổ hợp xét tuyển trên 9,0. 

ngành ngoại thương thí khối nào - nộp đơn vào đại học Ngoại thương 

4.2. Phương thức 2

Phương thức này dành cho cả thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên kết hợp với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế hoặc năng lực quốc tế như SAT, ACT, A level áp dụng vào các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại. Chỉ tiêu của phương thức này khoảng 28%, từng đối tượng cũng sẽ có chỉ tiêu riêng. 

  • Đối với các thí sinh hệ chuyên: Điều kiện để thí sinh tham gia xét tuyển là có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 6,5 trở lên hoặc các chứng chỉ tương đương theo quy định. Tốt nghiệp THPT năm 2021 và có điểm trung bình chung từng năm 10, 11 và học kì I lớp 12 từ 8,0 trở lên. Điểm trung bình chung học tập của 5 kỳ lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12 của môn Toán và một môn khác không phải ngoại ngữ trong tổ hợp từ 8,0 trở lên, có điểm trung bình chung học tập của 5 kỳ học và một môn khác không phải ngoại ngữ trong tổ hợp đạt từ 8,5 trở lên. Với ngành ngôn ngữ thương mại, thí sinh cần chứng chỉ quốc tế theo quy định nhà trường và điểm trung bình học tập từng năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12 từ 8,0. 

  • Trong trường hợp thí sinh không học hệ chuyên thì cần có các tiêu chuẩn sau: chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 6,5 trở lên hoặc chứng chỉ ngoại ngữ tương đương, tốt nghiệp năm 2021 và có điểm trung bình học tập từng năm từ 8,5 trở lên và có điểm trung bình chung học tập của 5 kỳ học từ 9,0 trở lên, tổ hợp Toán Văn từ 8,8 trở lên. Đối với ngành ngôn ngữ thương mại, thí sinh cần có chứng chỉ Quốc tế theo quy định nhà trường và có điểm trung bình chung 5 kì từ 8,5 trở lên. 

  • Đối với thí sinh có chứng chỉ năng lực quốc tế điều kiện xét tuyển là thí sinh phải có chứng chỉ tiếng anh từ 6,5 trở lên hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, tốt nghiệp THPT và có điểm ACT từ 27 điểm hoặc SAT từ 1260 điểm và A level với điểm Toán từ A trở lên. 

4.3. Phương thức 3

Kết hợp giữa chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế cũng như kết quả thi tốt nghiệp. 7% chỉ tiêu sẽ dành cho phương thức này. Điều kiện xét tuyển là thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ IELTS từ 6,5 trở lên hoặc các chứng chỉ tương đương theo quy định, thí sinh có điểm trung bình học tập 5 kì từ 7,5 trở lên và điểm thi tốt nghiệp THPT 2 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của trường (Toán - Lý, Toán - Hóa hoặc Toán - Văn) đảm bảo ngưỡng quy định. 

4.4. Phương thức 4

Phương thức xét theo điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo các tổ hợp môn quy định. Phương thức này dự kiến chiếm 30% chỉ tiêu, thời gian theo quy định của Bộ giáo dục. Điều kiện xét tuyển là điểm trung bình chung của 5 kỳ đạt từ 7,0 trở lên, điểm thi 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của trường đáp ứng điểm sàn nhận hồ sơ.

Ngành ngoại thương thi khối nào - Nộp hồ sơ vào trường Ngoại thương 

4.5. Phương thức 5

Xét tuyển dựa trên kết quả kì thi ĐGNL do ĐHQG Hà Nội hoặc TP HCM tổ chức. Dự kiến chiếm 7% chỉ tiêu, thí sinh phải có điểm trung bình 5 kỳ từ 7,0 trở lên và kết quả bài thi ĐGNL của ĐHQG Hà Nội từ 105/250 điểm hoặc ĐHQG TP HCM từ 850/1200 điểm trở lên. Thí sinh theo phương thức này chỉ được chọn đăng ký 1 trong 2 cơ sở của trường: Cơ sở chính, Hà nội hoặc trụ sở 2 TP Hồ Chí Minh. 

4.6. Phương thức 6

Đây là phương thức tuyển thẳng xét theo quy định của Bộ Giáo dục và nhà trường dự kiến chỉ chiếm 3% chỉ tiêu.  

5. Ngành Ngoại thương học trường nào?

Dưới đây là danh sách các trường đại học có ngành ngoại thương ở các vùng khác nhau với các mức điểm chuẩn khác nhau. Các em học sinh có thể tham khảo danh sách này: 

Khu vực

Tên trường 

Các trường thuộc Hà Nội 

  • Học Viện Ngoại Giao

  • Đại học Ngoại thương 

  • Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

  • Học Viện Ngân Hàng

  • Đại Học Thương Mại

  • Học viện Ngoại giao 

  • Học viện Ngân Hàng

  • Đại học Giao thông Vận tải

  • Đại học Công nghiệp Hà Nội 

  • Đại học Thăng Long

  • Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 

Các trường ở TP.HCM

  • Đại Học Kinh Tế 

  • Đại Học Kinh Tế - Tài Chính 

  • Đại Học Ngân Hàng 

  • Đại học Bách Khoa

  • Đại học Công nghiệp TP HCM

  • Đại học Văn Lang 

  • Đại học Văn Hiến

  • Đại học Quốc tế Sài Gòn

  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng

  • Đại học Hoa Sen 

  • Đại học Giao thông Vận tải

Tại các tỉnh thành khác

  • Đại Học Cần Thơ

  • Đại Học Thái Nguyên

  • Đại Học An Giang

  • Đại học Công nghệ Miền Đông

6. Giải đáp một số thắc mắc về ngành Ngoại thương

Ngoại thương là một ngành học khá hot trong khoảng thời gian gần đây, nên có rất nhiều các băn khoăn thắc mắc phổ biến về ngành thường được quan tâm, sau đây là phần tổng hợp các câu hỏi thường gặp nhất hi vọng sẽ giải đáp phần nào thắc mắc của phụ huynh và các em học sinh. 

6.1. Học phí ngành Ngoại thương

Sau đây là mức học phí tham khảo của Đại học Ngoại thương, một trong những đại học danh giá nhất đào tạo ngành học này

  • Tại cơ sở Hà Nội 

Học phí tại đây được tính theo số tín chí, một tín chỉ thường được đóng với mức phí 400,000 đồng. Một năm học phí sẽ vào khoảng 15 - 16 triệu đồng.

Đối với chương trình Chất lượng cao chi phí có thể lên tới 33 triệu đồng 1 năm. 

  • Tại cơ sở TP.HCM

  • Chương trình đại trà 18 triệu 1 năm

  • Chương trình chất lượng cao khoảng 40 triệu 1 năm

  • Chương trình tiên tiến 60 triệu 1 năm

  • Học phí mỗi năm tăng khôngg quá 10%

6.2. Cơ hội việc làm và mức lương ngành Ngoại thương

Trong tình hình kinh tế phát triển như hiện nay, nhân lực ngành ngoại thương ngày càng được săn đón từ đó mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho những người theo học ngành này. Tuy nhiên, không phải ai học ngành Ngoại thương cũng sẽ có được một công việc với mức lương hấp dẫn. Sở hữu công việc đáng mơ ước còn phụ thuộc vào việc trau dồi kiến thức chuyên môn, không ngừng học thêm các kỹ năng mềm để có thể từ đó trở thành người thành thạo trong ngành và nhận được nhiều lời mời làm việc với mức lương cao. Một số nghề nghiệp triển vọng có thể kể đến như sau; 

  • Nhân viên nghiệp vụ xuất nhập khẩu, kinh doanh

  • Nhân viên hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

  • Nhân viên công ty vận tải hàng không, ngân hàng ngoại thương

  • Nhân viên cảng xuất nhập khẩu

  • Giảng viên giảng dạy ngành Ngoại thương tại những trường Đại học, Cao đẳng

Ngành ngoại thương thi khối nào - Cơ hội nghề nghiệp 

Mức lương phổ biến cho ngành với sinh viên mới ra trường rơi vào khoảng 9 đến 12 triệu đồng, trong khi với người có kinh nghiệm có thể lên tới hơn 20 triệu đồng

Trên đây toàn bộ thông tin về ngành ngoại thương mà VUIHOC chia sẻ với các bạn học sinh. Hy vọng rằng, sau bài viết này, các bạn có thể trả lời câu hỏi học ngành ngoại thương thi khối nào để đưa ra lựa chọn phù hợp cho mình. Để có thêm những thông tin bổ ích liên quan đến tuyển sinh và kỳ thi THPT Quốc gia, các em hãy truy cập Vuihoc.vn ngay bây giờ nhé!

| đánh giá
Hotline: 0987810990