img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử| Văn 7 tập 1 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 16:35 13/05/2024 7,407 Tag Lớp 7

Bài viết dưới đây của Vuihoc chính là hướng dẫn viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử| Văn 7 tập 1 Cánh diều. Đây sẽ là những bài viết mẫu chi tiết nhất để các em tham khảo.

Soạn bài Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử| Văn 7 tập 1 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử: Văn bản tham khảo

1.1 Câu 1 trang 34 SGK Văn 7/1 Cánh diều 

  • Văn bản đã kể về hoàn cảnh sáng tác ra bài hùng ca Tiến quân ca.

  • Người kể chuyện chính là tác giả

1.2 Câu 2 trang 34 SGK Văn 7/1 Cánh diều

- Sự kiện đó liên quan đến chính nhạc sĩ Văn Cao. 

- Thông tin về tác giả Văn Cao: 

  • Tác giả Văn Cao tên đầy đủ là Nguyễn Văn Cao. Ông sinh ngày 15 tháng 1 năm 1923 mất ngày 10 tháng 7 năm 1995.

  • Văn Cao là một người nghệ sĩ đa tài với thành tựu ở nhiều môn nghệ thuật. Ông là họa sĩ, nhà thơ, là nhạc sĩ của nhiều tác phẩm nổi tiếng. Tuy không sáng tác quá nhiều nhưng những bài hát của ông hầu hết đều được người dân biết đến như “Làng tôi”, “Ca ngợi Hồ chủ tịch”, “Buồn tàn thu”,...Và nổi tiếng nhất, quý giá nhất chính là bài hát “Tiến Quân Ca” - Quốc ca của đất nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

  • Các tác phẩm hội họa nổi tiếng của ông có thể kể đến ba bức tranh sơn dầu “Cô gái dậy thì”, “Cuộc khiêu vũ của những người tự tử”, “ Thái Hà ấp đêm mưa” và cả ba tác phẩm này đều mang đến cho ông những giải thưởng. Ngoài ra, để nói về cuộc sống kháng chiến ông còn vẽ thêm các bức tranh  “Phố lu”, “Gối mộng”, “Suối tóc”, “Lớn lên trong kháng chiến”,...

>> Xem thêm: Soạn văn 7 Cánh diều

1.3 Câu 3 trang 34 SGK Văn 7/1 Cánh diều

Những câu văn thể hiện sự kết hợp yếu tố miêu tả với yếu tố tự sự là:

  • Tác giả Văn Cao vốn nghĩ bản thân mình đã không còn những ước mơ và khát vọng của tuổi trẻ. Cuộc sống của ông giờ đây chỉ có chán nản và thất vọng.

  • Đối với Văn Cao, ông chưa một lần được cầm súng, ông chưa có cơ hội gia nhập bất kỳ đội ngũ vũ trang nào. Giờ đây công việc duy nhất ông đang làm và có thể làm chính là sáng tác một bài hát. Văn Cao chưa bao giờ bước đến chiến khu, ông chỉ mới đến những con đường, những nhà ga mà ông đi theo thói quen.

  • Vào ngày 17 tháng 8 năm 1945, bài hát Tiến quân ca lần đầu tiên được hàng ngàn người cùng hát to trong cuộc diễu hành của công chức Hà Nội tại trước Quảng trường nhà hát lớn.

2. Soạn bài Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử: Thực hành viết

2.1 Đề 1: Các em đã học và đọc nhiều câu chuyện lịch sử, hãy viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em yêu thích

Bài tham khảo 1

Lịch sử dân tộc ta luôn gắn liền với truyền thống hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Trong giai đoạn đó không thể thiếu sự đóng góp của các vị anh hùng dân tộc. Nổi bật trong số đó phải kể đến vua Quang Trung - Nguyễn Huệ. Nói đến ông phải kể đến cuộc hành quân thần tốc của vua Quang Trung để đánh tan quân Thanh. Khi nhận được tin báo quân Thanh đã vào Thăng Long, Nguyễn Huệ đã lập tức họp toàn quân, tiến hành lễ nhận ngôi  hoàng đế. Sau đó ông ra lệnh cho quân ta tiến về phía bắc. Quang Trung hành quân và chiêu mộ binh lính ngay trên dọc đường hành quân. 

Ngày 30 tháng Chạp, khi đến Tam Điệp, nhà vua tổ chức tiệc chiêu đãi binh lính và trước hết bố trí cho họ ăn Tết sớm và hứa rằng đến ngày mùng 7 hết tết mới đánh quân vào thành Thăng Long. Nhờ sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Quang Trung, quân Tây Sơn tiến công như vũ bão, đánh tan quân Thanh. Tôn Sĩ Nghị sợ hãi hoảng loạn, ngựa chưa kịp lắp yên, thân chưa kịp mặc giáp đã chạy về biên giới phía Bắc. Vua bù nhìn Lê Chiêu Thống cũng phải bỏ của chạy lấy người tìm cách thoát thân.

Sự kiện Quang Trung tiêu diệt 290.000 quân Thanh đã trở thành biểu tượng cho tinh thần dũng cảm, bất khuất, ngoan cường của nhân dân ta đánh bại mọi quân xâm lược. Với ý chí kiên cường và lòng căm thù giặc, quân Tây Sơn đã tiến quân thần tốc từ Nam ra Bắc để đánh tan quân xâm lược. Đó là tinh thần yêu nước và tinh thần anh hùng của một thời kỳ lịch sử khắc nghiệt gắn liền với tên tuổi vua Quang Trung. Qua câu chuyện vua Quang Trung hành quân thần tốc, chúng ta cảm nhận được lòng yêu nước, thương dân, quyết tâm đánh thắng, bảo vệ chủ quyền dân tộc. Từ đó chúng ta càng tự hào hơn về lịch sử hào hùng của dân tộc ta và quý trọng độc lập, tự do của dân tộc ta.

Bài tham khảo 2

Khi Trần Quốc Tuấn còn nhỏ, cha ông và vua Trần Thái Tông vốn là anh em xảy ra bất đồng quan điểm dẫn đến mối quan hệ không tốt. Đến năm 1251, trước khi qua đời, cha ông - Trần Liễu đã nói với con trai mình "Con hãy vì cha mà lấy thiên hạ. Nếu không, nơi chín suối, cha không thể nhắm mắt!". Trần Quốc Tuấn tuy gật đầu đáp ứng lời trăn trối của cha nhưng ông chưa bao giờ cho rằng điều đó là đúng. Ông vẫn luôn cố gắng tìm mọi cách để loại bỏ mọi hiềm khích trong hoàng gia.

Cuối năm 1284, đó là lúc quân xâm lược Nguyên - Mông chuẩn bị cử một đội quân lớn tấn công nước ta. Vua Trần Nhân Tông phong Trần Quốc Tuấn làm Tiết chế thống lĩnh. Từ Vạn Kiếp, vua rút quân về đến Thăng Long để bàn kế hoạch chống giặc với triều đình. Một hôm, Trần Quốc Tuấn mời Trần Quang Khải xuống thuyền bàn luận. Trần Quốc Tuấn dùng nước thơm tắm cho Trần Quang Khải. Vừa đổ nước thơm lên người Trần Quang Khải ông vừa nói:

- Thật hạnh ngộ, tôi được tắm hầu Thái sư.

- Diễm phúc biết bao, tôi được Quốc công tắm cho.

Chính nhờ hành động này mà mọi hiềm khích từ thế hệ trước đã được xóa bỏ. Do lực lượng địch rất mạnh, nên "đánh" hay "hòa" là một câu hỏi lớn không dễ để lựa chọn? Trần Quốc Tuấn đã xin vua Trần Nhân Tông mời các trưởng lão có kinh nghiệm, có tiếng nói nhất về Thăng Long để cùng quyết định kế hoạch chiến đấu. Và rồi một sự đồng lòng nhất từ trước đến giờ đã được thể hiện qua tiếng hô lớn"Quyết chiến! Quyết chiến!" có sức mạnh rung chuyển thủ đô.

Trần Quốc Tuấn là sáng tác ra "Hịch tướng sĩ" và "Binh thư yếu lược". Đây như sách giáo khoa đánh giặc của của  tướng lĩnh và binh sĩ ta. Họ hăng hái luyện tập cung tên, giáo mác và ngựa chiến. Hàng vạn tướng sĩ đã chủ động khắc chữ "Sát Thát" lên trên cánh tay mình thể hiện ý chí kiên cường quyết chiến quyết thắng. Vào mùa hè năm 1285, 500.000 quân xâm lược Nguyên-Mông đã bị đánh đuổi về nước. Quân ta đã chém đầu Toa Đô, khiến Thoát Hoan phải chui vào ống đồng tránh mũi tên tẩm độc chạy trốn về nước.

Khóa học DUO cung cấp cho các em nền tảng kiến thức vững chắc, bứt phá điểm 9+ trong mọi bài kiểm tra trên lớp.

2.2 Đề 2: Dựa vào văn bản ở mục “Định hướng”, em hãy đóng vai nhạc sĩ Văn Cao, viết bài văn kể lại sự ra đời của bài hát “Tiến quân ca”

Bài tham khảo 1

Tôi là nhạc sĩ Văn Cao - người sáng tác ca khúc Tiến quân ca. Bài hát này được sáng tác trong bối cảnh lịch sử đặc biệt. Đối với tôi, bài hát đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời nghệ thuật của tôi tôi cũng như đánh dấu thời điểm tôi tìm thấy lý tưởng sống của đời mình.Tôi đã từng đánh mất sức sống, tất hy vọng ước mơ của tuổi trẻ và ý nghĩa của cuộc sống. Thời điểm trước đó, cuộc sống không còn màu sắc mà chỉ chìm trong buồn tẻ. 

Trong lúc đang muốn buông bỏ tất cả thì tôi đã gặp Vũ Quý - người anh đã theo đuổi con đường nghệ thuật từ rất lâu qua lời giới thiệu của anh Ph.D. Sau buổi trò chuyện với anh ấy tôi đã tìm được con đường mới cho mình đó chính là con đường cách mạng.

Vào giai đoạn chuẩn bị kháng chiến chống Nhật, toàn dân và toàn quân ta cần có một bài hát để củng cố tinh thần chiến đấu. Trong sự nghiệp của mình tôi đã sáng tác nhiều bài hát về lòng yêu nước như Đống Đa, Thăng Long Hành Khúc Ca, Tiếng Rừng... nhưng tôi chưa bao giờ thực sự viết tác phẩm về cách mạng. Nhưng bằng tâm huyết của mình, tôi đã viết lời cho bài hát Tiến Quân Ca.

Vào ngày 17 tháng 8 năm 1945,trước sự bất ngờ của chính tôi, hàng nghìn người đã hòa giọng hát Tiến quân ca trước quảng trường của nhà hát lớn Hà Nội. Thật khó để diễn tả cảm xúc của tôi lúc đó. Ca khúc Tiến Quân Ca bùng nổ như một quả bom và dư chấn của nó chính là những tờ rơi in toàn bộ bài hát Tiến Quân Ca được phát đến từng người tham gia biểu tình. Lúc đó tôi đang hòa trong đám đông trước cửa nhà hát và tôi nghe thấy giọng hát quen thuộc của bạn tôi - Ph. D. qua loa. Lần thứ hai là vào ngày 19/8, khi hàng nghìn người và trẻ em cùng hát Tiến quân ca. Và thế là bài hát Tiến quân ca ra đời trong thời đại lịch sử đất nước được đánh giá là “bình minh mới” của dân tộc. Điều đó khiến tôi tự hào bất cứ khi nào tôi nhớ lại.

Bài tham khảo 2

Quốc ca luôn là một bài hát thiêng liêng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam ta. Đây là bài hát luôn được cất lên một cách trang trọng nhất ở trong những buổi lễ quan trọng của dân tộc. Có lẽ vì tôi là người đã sáng tác bài hát đó nên mỗi khi được nghe lời ca đó tôi lại có cảm giác thực sự rất tự hào.

Từ khi còn trẻ, tôi đã được nhiều người biết đến, được bạn bè đề cao bởi tài hoa cả về thơ ca lẫn hội họa. Nhưng ít người biết rằng tôi đã phải trải qua một thời gian dài tuyệt vọng vì không tự tìm được lý do gì để tiếp tục sống. Tôi sống mà không có định hướng không có ước mơ hay bất cứ hoài bão nào. May mắn thay, tôi đã gặp được anh Ph.D. Anh chính là cầu nối cho tôi được gặp lại anh Vũ Quý. Sau khi nói chuyện với Vũ Quý, tôi như tỉnh táo hơn và tìm thấy mục đích sống cho mình. Tôi không còn chìm đắm trong buồn chán, thất vọng nữa vì tôi đã tìm thấy khao khát được tham gia cách mạng, vì tôi muốn ra chiến khu cùng với những người anh em của mình đang vùng lên cầm vũ khí và tiêu diệt giặc. 

Và tôi được giao nhiệm vụ quan trọng nhất trong cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của mình. Khi bắt đầu sáng tác Tiến Quân Ca, tôi chưa hề có cơ hội cầm súng hay tham gia bất kỳ lực lượng vũ trang nào.  Tôi chỉ biết mình đang sáng tác một bài hát. Tôi chưa bao giờ biết chiến khu, tôi chỉ biết các ga, phố Hàng Bông, phố Bờ Hồ Theo thói quen. Tôi chưa gặp những người lính trong khóa quân sự đầu tiên để biết họ hát như thế nào. Nhưng với nhiệt huyết tuổi trẻ, tôi đã hoàn thành ca khúc Tiến quân ca trước sự chứng kiến ​​của Ph.D tại căn gác xép nhỏ trên đường Nguyễn Thượng Hiền. Người đầu tiên hát bài hát này chính là anh Vũ Quý và Nguyễn Đình Thi chính là người đầu tiên xướng âm ca khúc.

Bài hát đã ra mắt và nhận được sự ủng hộ của toàn thể quân dân. Ngày 17 tháng 8 năm 1945, bài hát được chính thức ra mắt lần đầu tiên tại một cuộc biểu tình của cán bộ công viên chức ở Hà Nội. Trước nhà hát lớn, hàng ngàn người đã cùng hòa tiếng hát với một tinh thần quật cường của người anh hùng. Tờ rơi in Tiến Quân Ca được phát cho tất cả những người tham gia biểu tình. Tôi nghe thấy giọng của chính anh Ph.D qua loa phóng thanh. Tiến Quân Ca xuất hiện lần thứ hai tại một cuộc biểu tình vào ngày 19 tháng 8. Ngày hôm đó, hàng ngàn người lớn và cả trẻ em đã cùng hát vang, cùng hét lên thể hiện sự phẫn nộ trước bọn đế quốc tàn bạo và tự hào về thắng lợi của cách mạng. Tiến Quân Ca - Quốc ca Việt Nam ra đời trong thời đại lịch sử đánh dấu bước chuyển mới của dân tộc.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử Văn 7 tập 1 Cánh diều. Để có thêm nhiều các kiến thức không chỉ với môn Văn và cả các môn học khác, các em hãy thường xuyên truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 7
| đánh giá
Hotline: 0987810990