Cấu hình e nguyên tử: Định nghĩa, cách viết và bài tập vận dụng - VUIHOC Hoá 10
Cấu hình e nguyên tử là một phần học thuộc chương trình học Hóa học 10, phần học này vô cùng quan trọng và sẽ là căn bản để có thể làm được những dạng bài tập Hóa học sau này. Để hiểu rõ hơn về phần học này, hãy cùng VUIHOC đi sâu hơn về lý thuyết và làm một số bài tập ôn tập nhé!
1. Thứ tự của các mức năng lượng trong một nguyên tử
Trong trạng thái cơ bản, các electron (e) của nguyên tử lần lượt chiếm mức năng lượng từ thấp tới cao. Đồng thời, theo chiều từ trong ra ngoài thì mức năng lượng tại các lớp sẽ tăng theo thứ tự từ 1 đến 7 và năng lượng của phân lớp cũng sẽ tăng theo thứ tự là s, p, d, f.
Thứ tự sắp xếp các phân lớp theo chiều hướng tăng của năng lượng đã được xác định như sau: 1s 2s 3s 3p 4s 3d 4p 5s… Khi điện tích hạt nhân tăng lên gây ra hiện tượng chèn ép mức năng lượng nên mức năng lượng ở 4s bị thấp hơn so với 3d.
2. Cấu hình e nguyên tử
Cấu hình electron nguyên tử biểu diễn được sự phân bố các electron trên các phân lớp tại các lớp khác nhau.
Cách viết cấu hình electron nguyên tử:
- Xác định được số electron của nguyên tử.
- Các electron này sẽ được phân bố theo thứ tự tăng dần các mức năng lượng AO và tuân theo nguyên lí Pau-li, nguyên lí vững bền và quy tắc Hund.
- Viết cấu hình electron phải theo thứ tự các phân lớp ở trong 1 lớp và theo thứ tự lần lượt của các lớp electron.
- Lưu ý: các electron được phân bố vào các AO theo chiều phân mức năng lượng tăng dần và đã có sự chèn mức năng lượng. Tuy vậy, khi viết cấu hình electron, các phân mức năng lượng cần phải được sắp xếp lại theo hình thức từng lớp.
Ví dụ: Nguyên tử Na có Z= 11.
- Có 11e
- Các electron sẽ được phân bố như sau: 1s2 2s2 2p6 3s1.
Hoặc viết gọn: [Ne]3s1 ( [Ne] là cấu hình e nguyên tử của nguyên tố Neon, là khí hiếm)
2.1. Cấu hình electron nguyên tử biểu diễn điều gì?
Cấu hình e của nguyên tử biểu diễn khả năng phân bố các electron ở các phân lớp thuộc các lớp khác nhau.
2.2. Cách viết cấu hình e nguyên tử
2.2.1. Quy ước cách viết cấu hình electron nguyên tử
Ta có quy ước cách viết cấu hình electron nguyên tử như sau:
- Số thứ tự các lớp electron thể hiện bằng các chữ số: 1, 2, 3
- Phân lớp sẽ được kí hiệu bằng chữ cái in thường: s, p, d, f
- Số electron trong phân lớp sẽ được ghi bằng chỉ số ở phía trên góc bên phải và kí hiệu của phân lớp sẽ là: s2, p6, d10…
2.2.2. Viết cấu hình e nguyên tử cần tuân theo quy tắc nào?
Để viết được các cấu hình electron, đầu tiên chúng ta cần phải nắm chắc các nguyên lý và quy tắc sau:
+ Nguyên lý Pauli: Trên một obitan nguyên tử thì chỉ có thể chứa tối đa là 2 electron và 2 electron này chuyển động tự quay ngược chiều nhau xung quanh trục riêng của mỗi electron.
+ Quy tắc Hund: Tại cùng một phân lớp, các electron sẽ được phân bố trên các obitan sao cho số các electron độc thân là tối đa và các electron này bắt buộc có chiều tự quay giống nhau.
+ Nguyên lý vững bền: Trong trạng thái cơ bản, ở nguyên tử thì các electron sẽ lần lượt chiếm các obitan có mức năng lượng đi từ thấp tới cao
2.2.3. Các bước viết cấu hình e nguyên tử
Bước 1: Xác định chính xác số electron trong nguyên tử.
Bước 2: Các electron cần được phân bố lần lượt dưới các phân lớp theo chiều hướng tăng của mức năng lượng bên trong các nguyên tử như: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p,… và phải tuân thủ theo quy tắc sau:
-
Phân lớp s chứa tối đa là 2e.
-
Phân lớp p chứa tối đa là 6e.
-
Phân lớp d chứa tối đa là 10e.
-
Phân lớp f chứa tối đa là 14e.
Bước 3: Viết cấu hình electron bằng cách phân bố các electron trên các phân lớp thuộc vào các lớp khác nhau như: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p,…
2.2.4. Cách xác định nguyên tố s, p, d, f
-
Nguyên tố s: có electron cuối cùng được viết thuộc phân lớp s
-
Nguyên tố p: có electron cuối cùng được viết thuộc phân lớp p
-
Nguyên tố d: có electron cuối cùng được viết thuộc phân lớp d
-
Nguyên tố f: có electron cuối cùng được viết thuộc phân lớp f
* Lưu ý một số trường hợp khác biệt: Một số nguyên tố có cấu hình nguyên tử kiểu bán bão hòa:
- Cr (có Z = 24) 1s2 2s2 2p6 3s23p63d44s2 chuyển thành 1s2 2s2 2p6 3s23p63d54s1.
- Cu (có Z = 29) 1s2 2s2 2p6 3s23p63d94s2 chuyển thành 1s2 2s2 2p6 3s23p63d104s1.
Đăng ký ngay khóa học DUO để được thầy cô lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp ngay từ bây giờ nhé!
3. Đặc điểm của lớp e ngoài cùng - cấu hình e nguyên tử
Đối với gần như toàn bộ các nguyên tố thì lớp e ngoài cùng có nhiều nhất sẽ là 8e.
Trong vài trường hợp ở các nguyên tử có 8 electron lớp ngoài cùng thì có cấu hình electron của các nguyên tử này vô cùng bền. Đây thường là các nguyên tố thuộc khí hiếm. Các nguyên tố khí hiếm này tồn tại dưới dạng nguyên tử trong tự nhiên.
Các nguyên tử có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng sẽ dễ “NHƯỜNG” e thì sẽ là nguyên tử của các nguyên tố kim loại (trừ các nguyên tố He, H, B).
Các nguyên tử có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng sẽ dễ “NHẬN” e, thông thường sẽ là những nguyên tử của các nguyên tố phi kim.
Các nguyên tử có 4 e ở lớp ngoài cùng có thể là nguyên tử của các nguyên tố phi kim hoặc kim loại.
Chính vì vậy, lớp electron ngoài cùng sẽ quyết định tính chất hóa học của một nguyên tố bất kỳ. Khi biết được cấu hình electron của nguyên tử cũng có thể dự đoán được loại của nguyên tố nào đó.
4. Bảng cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên
Để có thể hiểu hơn về cấu hình e nguyên tử, nhiều sách đã tổng hợp nên bảng cấu hình electron của 40 nguyên tố đầu tiên. Dưới đây là bảng 20 nguyên tố ta hay gặp nhất:
5. Sơ đồ tư duy cấu hình e nguyên tử
6. Bài tập áp dụng lý thuyết cấu hình e nguyên tử
6.1. Bài tập cơ bản và nâng cao SGK Hoá 10
Ví dụ 1: Một nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron. Lớp ngoài cùng có 4 electron. Hãy xác định số hiệu nguyên tử của nguyên tử nguyên tố X và viết cấu hình e của X.
Hướng dẫn giải:
Z = 2 + 8 + 4 = 14
Cấu hình e của X là 1s2 2s2 2p6 3s23p2
Ví dụ 2: Một nguyên tố d có 4 lớp electron, phân lớp ngoài cùng đã bão hòa electron. Tính tổng số electron s và electron p của nguyên tố d ở trên.
Hướng dẫn giải:
Nguyên tố d sẽ có 4 lớp electron → electron cuối cùng thuộc phân lớp 3d.
Cấu hình electron của nguyên tố này có dạng: 1s2 2s2 2p6 3s23p63d04s2.
→ Tổng số electron s và electron p của nguyên tố d ở trên là 20.
Ví dụ 3: Nguyên tử X có ký hiệu là X2656. Viết cấu hình e nguyên tử của X và cho biết X là nguyên tố kim loại hay phi kim.
Hướng dẫn giải:
Do có sự chèn mức năng lượng nên electron được phân bố như sau:
1s2 2s2 2p6 3s23p64s23d6
Cấu hình electron của X: 1s2 2s2 2p6 3s23p63d64s2hay [Ar] 3d64s2
– Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 2 do đó X là nguyên tố Kim loại
– N = A – Z = 56 – 26 = 30
– Electron cuối cùng của nguyên tố phân bố thuộc phân lớp 3d nên X là nguyên tố nhóm d.
Ví dụ 4: Số lượng electron thuộc lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố có số các hiệu nguyên tử Z lần lượt bằng 3, 6, 9, 18 là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
Dựa trên số hiệu nguyên tử Z, ta có thể viết được cấu hình e, từ đó có thể xác định số e thuộc lớp ngoài cùng.
Z = 3: 1s2 2s1 → có 1e ở lớp ngoài cùng
Z = 6: 1s2 2s2 2p2 → có 4e ở lớp ngoài cùng
Z = 9: 1s2 2s2 2p5 → có 7e ở lớp ngoài cùng
Z = 18: 1s2 2s2 2p6 3s23p6 → có 8e ở lớp ngoài cùng
Ví dụ 5: Có bao nhiêu loại nguyên tố hóa học mà nguyên tử của nó có lớp ngoài cùng thuộc lớp M?
Hướng dẫn giải:
Lớp M là lớp n = 3.
Có 8 nguyên tố hóa học mà nguyên tử của chúng có lớp ngoài cùng thuộc lớp M:
- $1s^2 2s^2 2p^6 3s^1$
- $1s^2 2s^2 2p^6 3s^2$
- $1s^2 2s^2 2p^6 3s^23p^1$
- $1s^2 2s^2 2p^6 3s^23p^2$
- $1s^2 2s^2 2p^6 3s^23p^3$
- $1s^2 2s^2 2p^6 3s^23p^5$
- $1s^2 2s^2 2p^6 3s^23p^6$
6.2. Bài tập trắc nghiệm về Cấu hình e nguyên tử
CÂU 1: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na( Z = 11) là
A. 1s2 2s2 2p5 3s2
B. 1s2 2s2 2p4 3s1
C. 1s2 2s2 2p6 3s2
D. 1s2 2s2 2p6 3s1
CÂU 2: Nguyên tố X có Z = 17. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tố X là:
A. 1.
B. 5.
C. 3.
D. 7.
CÂU 3: Nguyên tử Z23 có cấu hình e là: 1s2 2s2 2p6 3s1. Z có
A. 11 nơtron, 12 proton.
B. 11 proton, 12 notron.
C. 13 proton, 10 nơtron.
D. 11 proton, 12 electron.
CÂU 4: Nguyên tử của nguyên tố hóa học X có kí hiệu như sau: XZ67. Và nguyên tử có cấu hình electron như sau: [Ar]3d10 4s2. Qua đó, số hạt không mang điện của nguyên tử X là:
A. 36.
B. 37.
C. 38.
D. 35.
CÂU 5: Cho các nguyên tử sau: K (Z = 19), Sc (Z = 21), Cr (Z = 24), Cu (Z = 29). Các nguyên tử mà có số electron lớp ngoài cùng tương đương là
A. K, Sc.
B. Sc, Cr, Cu.
C. K, Cr, Cu.
D. K, Sc, Cr, Cu.
CÂU 6: Một nguyên tố A có tổng số electron ở tất cả phân lớp s là 6 và tổng số electron thuộc lớp ngoài cùng là 7. A là nguyên tố nào trong các nguyên tố dưới đây ?
A. F (Z = 9).
B. P (Z = 15).
C. Cl (Z = 17).
D. S (Z = 16).
CÂU 7: Electron cuối cùng của nguyên tử nguyên tố X phân bố vào phân lớp 3d6. X là:
A. Zn (Z = 30).
B. Fe (Z = 26).
C. Ni (Z = 28).
D. S (Z = 16).
CÂU 8: Số hiệu nguyên tử của nguyên tố có tổng số electron trên các phân lớp p bằng 11 là:
A. 13.
B. 15.
C. 19.
D. 17.
CÂU 9: Một nguyên tử X có tổng số electron thuộc tất cả các phân lớp s là 6 và tổng số electron lớp ngoài cùng bằng 6. Cho biết X sẽ là nguyên tố hoá học nào dưới đây?
A. Oxi (Z = 8)
B. Lưu huỳnh (Z = 16)
C. Flo (Z = 9)
D. Clo (Z = 17)
CÂU 10: Lớp thứ n có số electron tối đa là
A. n.
B. 2n.
C. n2.
D. 2n2.
CÂU 11: Lớp thứ n sẽ có số obitan tối đa là:
A. n.
B. 2n.
C. n2.
D. 2n2.
CÂU 12: Ở tại phân lớp 4d, có số electron tối đa sẽ là
A. 6
B. 10
C. 14
D. 18
CÂU 13: Một nguyên tử R có tổng các loại hạt mang điện và không mang điện bằng 34, trong đó có số hạt mang điện gấp 1,833 lần số hạt không mang điện. Nguyên tố R và cấu hình electron của nguyên tố này là:
A. Na, $1s^2 2s^2 2p^6 3s^1$
B. Mg, $1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 $
C. F, $1s^2 2s^2 2p^5$
D. Ne, $1s^2 2s^2 2p^6$
CÂU 14: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng hạt electron trong tất cả các phân lớp p bằng 7. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng các loại hạt mang điện nhiều hơn tổng các loại hạt mang điện của X bằng 8. X và Y là các nguyên tố nào sau đây?
A. Al và Sc
B. Al và Cl
C. Mg và Cl
D. Si và Br.
CÂU 15: Phát biểu nào dưới đây là không đúng?
A. Những electron thuộc lớp K thì có mức năng lượng thấp nhất.
B. Những electron mà ở gần hạt nhân thì sẽ có mức năng lượng thấp nhất.
C. Electron thuộc obitan 4p sẽ có mức năng lượng thấp hơn những electron thuộc obitan 4s.
D. Các electron ở trong cùng một lớp sẽ có năng lượng gần tương đương nhau.
CÂU 16: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Các electron sẽ chuyển động xung quanh hạt nhân theo một quỹ đạo tròn.
B. Các electron ở trong cùng một phân lớp sẽ có mức năng lượng tương đương nhau.
C. Các electron sẽ chuyển động không tuân theo một quỹ đạo nhất định.
D. Các electron ở trong cùng một lớp thì các electron có mức năng lượng gần bằng nhau.
CÂU 17: Trong các cấu hình electron dưới đây, cấu hình nào không tuân theo nguyên lí Pauli?
A. 1s2 2s1
B. 1s2 2s2 2p5
C. 1s2 2s2 2p6 3s2
D. 1s2 2s2 2p7 3s2
CÂU 18: Lớp thứ 3 (n = 3) có số phân lớp là
A. 7.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
CÂU 19: Phát biểu nào sau đây là đúng.
A. Những electron có mức năng lượng tương đương nhau thì được xếp vào cùng một phân lớp.
B. Tất cả đều đúng.
C. Năng lượng của các electron thuộc lớp K sẽ là cao nhất.
D. Lớp thứ n sẽ có n phân lớp
CÂU 20: Lớp M (n = 3) có số obitan nguyên tử là:
A. 4.
B. 9.
C. 1.
D. 16.
Đáp án tham khảo:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | D | B | B | C | C | B | D | B | D |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
C | B | A | B | C | A | D | C | A | B |
PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô
⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi
⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập
Đăng ký học thử miễn phí ngay!!
Qua bài viết này, VUIHOC mong rằng có thể giúp các em hiểu được phần nào kiến thức về cấu hình e nguyên tử. Để học nhiều hơn các kiến thức Hóa học 10 cũng như Hóa học THPT thì các em hãy truy cập vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô VUIHOC ngay bây giờ nhé!