img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Nắm chắc các quy tắc an toàn trong phòng thực hành - Vật Lý 10

Tác giả Minh Châu 09:10 07/12/2023 31,127 Tag Lớp 10

An toàn trong phòng thí nghiệm luôn là một vấn đề được rất nhiều phòng thực hành vật lí quan tâm. Biết được tầm quan trọng của nó, VUIHOC đã tổng hợp lý thuyết, sơ đồ tư duy cùng bài tập rất hay liên quan đến quy tắc an toàn trong phòng thực hành vật lí.

Nắm chắc các quy tắc an toàn trong phòng thực hành - Vật Lý 10
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. An toàn khi sử dụng thiết bị thí nghiệm

1.1. Quy tắc an toàn trong phòng thực hành: dùng thiết bị điện

Cần phải quan sát thật kĩ các kí hiệu và nhãn dán thông số ở trên các thiết bị nhằm sử dụng được đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật của thiết bị đó.

- Thiết bị có chức năng cung cấp nguồn điện:

+ Máy biến áp:

Cấu tạo của máy biến thế - minh hoạ cho quy tắc an toàn phòng thực hành vật lí

 

+ Bộ chuyển đổi điện áp:

Bộ chuyển đổi điện áp - minh hoạ cho quy tắc an toàn phòng thực hành vật lí

- Một số kí hiệu ghi ở trên các thiết bị thí nghiệm:

Các kí hiệu ghi trên thiết bị trong phòng thí nghiệm - minh hoạ cho quy tắc an toàn phòng thực hành vật lí

1.2. Sử dụng các thiết bị nhiệt và thủy tinh

Các thiết bị dùng để đun nóng có thể gây vết bỏng đối với người sử dụng, gây nứt, thậm chí là vỡ các bộ phận làm từ thủy tinh.

VD: Thí nghiệm xác định nhiệt độ sôi của nước.

Thí nghiệm đo nhiệt độ sôi của nước - minh hoạ cho quy tắc an toàn phòng thực hành vật lí

1.3. Sử dụng các thiết bị quang học

Các thiết bị quang học rất dễ bị mốc, nứt, xước, vỡ và bị dính bụi bẩn, làm ảnh hưởng rất lớn đối với đường truyền tia sáng và làm sai lệch kết quả thí nghiệm.

VD: Bộ thí nghiệm quang hình

Bộ thí nghiệm quang học - minh hoạ cho quy tắc an toàn phòng thực hành vật lí

2. Nguy cơ mất an toàn trong sử dụng thiết bị thí nghiệm Vật lí

2.1. Nguy cơ gây nguy hiểm cho người sử dụng

- Một số thao tác không đúng khi sử dụng thiết bị thí nghiệm ở trong phòng thực hành:

  • Tay lại chạm vào phích điện khi cắm phích điện vào ổ 

  • Rút phích điện ra khi dây điện bị hở

  • Đun nước phía trên đèn cồn,...

- Tác hại của những việc sử dụng sai thiết bị thí nghiệm:

+ Có thể bị điện giật, thậm chí có nguy cơ gây chết người

+ Bị bỏng và tổn thương cơ thể

2.2. Nguy cơ hỏng thiết bị đo điện

- Khi sử dụng các thiết bị đo điện cần lựa chọn đúng thang đo, không xảy ra nhầm lẫn khi thao tác nhằm đảm bảo an toàn cho các thiết bị đo

- Khi sử dụng loại đồng hồ đo điện đa năng, cần chú ý:

+ Lựa chọn những chức năng và thang đo phù hợp

+ Cắm dây đo vào chốt sao cho phù hợp với chức năng 

2.3. Nguy cơ cháy nổ trong phòng thực hành

- Phải tuân thủ toàn bộ các quy tắc an toàn, nhất là những quy tắc an toàn trong việc phòng cháy chữa cháy và an toàn khi sử dụng hóa chất có thể dễ gây cháy, nổ.

 

Đăng ký ngay khóa học DUO để được lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp sớm nhất!

3. Những quy tắc an toàn trong phòng thực hành

- Đọc kĩ các hướng dẫn sử dụng của thiết bị và quan sát kỹ các chỉ dẫn, các kí hiệu ở trên những thiết bị thí nghiệm.

- Kiểm tra thật cẩn thận thiết bị, dụng cụ thí nghiệm, phương tiện trước khi sử dụng.

- Chỉ tiến hành thí nghiệm khi được sự cho phép của giáo viên hướng dẫn thí nghiệm đó.

- Tắt công tắc của nguồn thiết bị điện trước khi tháo hoặc cắm thiết bị điện.

- Chỉ cắm phích hoặc giắc cắm của thiết bị điện vào ổ cắm khi mà hiệu điện thế của nguồn điện là tương ứng với hiệu điện thế định mức của dụng cụ.

- Cần bố trí dây điện sao cho gọn gàng, không bị vướng khi di chuyển qua lại

- Không được tiếp xúc trực tiếp với các vật cũng như các thiết bị thí nghiệm ở nhiệt độ cao khi không có dụng cụ bảo hộ.

- Không được để nước cũng như những dung dịch dẫn điện, dung dịch dễ cháy gần với thiết bị điện.

- Giữ khoảng cách thật an toàn khi tiến hành những thí nghiệm như nung nóng các vật, thí nghiệm với các dụng cụ bắn ra tia laser.

- Cần vệ sinh và sắp xếp gọn gàng các thiết bị cũng như dụng cụ thí nghiệm, bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định ngay sau khi tiến hành thí nghiệm.

 

* Các biển báo xuất hiện phòng thí nghiệm thường gặp:

Một số biển trong phòng thí nghiệm - minh hoạ cho quy tắc an toàn phòng thực hành vật lí

 

4. Sơ đồ tư duy bài 2 Vật lý 10: Quy tắc an toàn trong phòng thực hành

Để ghi nhớ các quy tắc an toàn trong phòng thực hành một cách dễ dàng hơn, các em hãy theo dõi sơ đồ tư duy dưới đây nhé!

Quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm - minh hoạ cho quy tắc an toàn phòng thực hành vật lí

 

5. Bài tập trắc nghiệm Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành

Câu 1: Kí hiệu DC hoặc dấu - dùng để mô tả đại lượng nào dưới đây?

A. Dòng điện xoay chiều.

B. Dòng điện một chiều.

C. Dòng điện không đổi.

D. Máy biến áp.

 

Câu 2: Kí hiệu AC hoặc dấu ~ dùng để mô tả đại lượng nào dưới đây?

A. Dòng điện xoay chiều.

B. Dòng điện một chiều.

C. Dòng điện không đổi.

D. Máy biến áp.

 

Câu 3: Khi sử dụng các thiết bị điện ở trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần chú ý đến những điều gì dưới đây?

A. Phải quan sát thật kĩ các kí hiệu cũng như nhãn dán ghi thông số ở trên thiết bị nhằm sử dụng cho đúng với chức năng, đúng với yêu cầu kĩ thuật.

B. Khởi động ngay hệ thống và tiến hành luôn thí nghiệm.

C. Quan sát sơ qua những kí hiệu rồi bắt đầu khởi động hệ thống để tiến hành thí nghiệm.

D. Không phải sử dụng đúng chức năng của thiết bị, sử dụng với mục đích khác cũng được.

 

Câu 4: Khi sử dụng các thiết bị nhiệt hay thủy tinh ở trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần chú ý điều gì?

A. Quan sát kĩ các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của dụng cụ thí nghiệm, chức năng của dụng cụ.

B. Tiến hành thí nghiệm mà không cần quan sát vì phải thật tin tưởng vào những dụng cụ trong phòng thí nghiệm.

C. Quan sát sơ qua kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của những dụng cụ thí nghiệm đó và xem xét có thể dùng dụng cụ đó thay thế cho dụng cụ khác không.

D. Có thể sử dụng tất cả ống thủy tinh trong phòng thí nghiệm vào bất kỳ thí nghiệm nào.

 

Câu 5: Những dụng cụ nào dưới đây ở trong phòng thí nghiệm Vật lí được phân vào loại dễ vỡ?

A. các hóa chất, đèn cồn, những dụng cụ làm từ nhựa như ca nhựa,...

B.ống nghiệm, nhiệt kế, đũa thủy tinh, cốc thủy tinh, kính....

C. các bộ thí nghiệm như là đòn bẩy, ròng rọc,.... hay lực kế

D. hóa chất, đèn cồn, ống nghiệm…

 

Câu 6: Thao tác nào sau đây có khả năng gây mất an toàn khi sử dụng các thiết bị thí nghiệm Vật lí?

A. Chiếu tia laze trực tiếp vào mắt giúp kiểm tra độ sáng.

B. Dùng tay không kiểm tra mức độ nóng của vật khi đang đun vật đó.

C. Không cầm tay vào phích điện mà phải cầm vào dây điện khi muốn rút phích điện khỏi ổ cắm.

D. Tất cả phương án trên đều đúng.

 

Câu 7: Khi sử dụng ampe kế nhằm đo dòng điện vượt qua giới hạn đo thì có khả năng gây ra nguy cơ nào dưới đây?

A. Ampe kế có khả năng bị chập cháy.

B. Không xảy ra vấn đề gì hết.

C. Kết quả của thí nghiệm không được chính xác.

D. Không hiện lên kết quả đo.

 

Câu 8: Những hành động nào dưới đây là đúng khi làm việc ở trong phòng thí nghiệm?

A. Để những kẹp điện gần nhau.

B. Để chất dễ cháy gần với thí nghiệm có mạch điện.

C. Không sử dụng găng tay cao su chịu nhiệt khi thực hiện các thí nghiệm với nhiệt độ cao.

D. Không có hành động nào trong ba hành động trên đúng.

 

Câu 9: Khi xảy ra hỏa hoạn trong phòng thực hành cần phải xử lí theo cách nào dưới đây?

A. Giữ trạng thái bình tĩnh, sử dụng những biện pháp làm dập tắt ngọn lửa theo như hướng dẫn của phòng thực hành là ngắt toàn bộ hệ thống điện trong phòng, đưa tất cả các hóa chất, các chất dễ cháy ra khỏi khu vực an toàn…

B. Sử dụng nước nhằm dập đám cháy nơi chứa các thiết bị điện.

C. Sử dụng bình cứu hoả để dập đám cháy dính trên quần áo của người.

D. Không cần phải ngắt hệ thống điện, cần dập đám cháy trước đã.

 

Câu 10: Kí hiệu trên những cảnh báo khu vực nguy hiểm có đặc điểm nào dưới đây?

A. viền đen, nền đỏ cam, hình vuông.

B. viền đỏ hoặc viền đen, nền vàng, hình tam giác đều.

C. Hình chữ nhật với nền đỏ hoặc xanh.

D. Hình tròn với viền đỏ hoặc nền trắng.

 

Câu 11: Nối những kí hiệu cảnh báo dưới đây với ý nghĩa đúng của chúng:

Kí hiệu cảnh báo - minh hoạ quy tắc an toàn trong phòng thực hành vật lí

1. Chất độc                              2. Nguồn điện nguy hiểm       

3. Dụng cụ sắc nhọn               4. Chất dễ cháy

A. 1c; 2d; 3a; 4b.

B. 1b; 2c; 3d; 4a.

C. 1d; 2c; 3b; 4a.

D. 1a; 2b; 3c; 4d.

 

Câu 12: Dòng nào dưới đây là đúng khi nhắc đến quy định về an toàn trong phòng thực hành?

A. Mặc trang phục thật gọn gàng.

B. Đeo găng tay, kính bảo vệ mắt, khẩu trang và các thiết bị bảo vệ khác.

C. Mang đồ ăn vào phòng thí nghiệm để vừa thực hành vừa tranh thủ có thể ăn luôn.

D. Cả ý A và B đều đúng

 

Câu 13: Hoạt động nào dưới đây không đảm bảo được an toàn khi làm thí nghiệm trong phòng thực hành?

A. Thử ngửi và nếm các loại hóa chất đựng trong các hộp chứa.

B. Nhận biết những vật liệu có thể gây nguy hiểm trước khi thực hành thí nghiệm.

C. Thu gọn những loại chất thải ngay sau khi tiến hành thí nghiệm vào đúng nơi quy định.

D. Sắp xếp lại các đồ thí nghiệm thật gọn gàng và đúng chỗ.

 

Câu 14: Hình nào dưới đây để chỉ dẫn có lối thoát hiểm?

Các biển cảnh cáo trong phòng thí nghiệm -  minh hoạ quy tắc an toàn trong phòng thực hành vật lí 

A. Hình a.               

B. Hình b.                

C. Hình c.               

D. Hình d.

 

Câu 15: Hình vẽ dưới đây mang ý nghĩa như thế nàp?

Trắc nghiệm An toàn trong phòng thực hành có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1) 

A. Đây không phải vòi nước để uống.

B. Không có vòi nước ở khu vực này.

C. Vòi nước ở đây không vặn được.

D. Cả ba đáp án A, B, C đều chính xác.

 

Câu 16: Tại sao luôn cần đeo găng tay, đeo kính và mặc áo choàng (nếu có) khi thực hiện thí nghiệm với chất hóa học?

A. Vì khi chất hóa học bắn vào mắt có khả năng sẽ gây nên những tổn thương cho mắt.

B. Vì một số chất hóa học mang tính ăn mòn nên dễ gây nên tổn thương da tay.

C. Vì các thiết bị đó trông khá đẹp và trang trọng.

D. Cả đáp án A và B đều đúng.

 

Câu 17: Chọn phương án đúng cho ý nghĩa của kí hiệu sau đây:

Trắc nghiệm An toàn trong phòng thực hành có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1) 

A. Cảnh báo về chất độc.

B. Cảnh báo về chất độc sinh học.

C. Cảnh báo về chất ăn mòn.

D. Nguy hiểm liên quan đến điện.

 

Câu 18: Chọn phương án đúng trong ý nghĩa của kí hiệu sau:

 Trắc nghiệm An toàn trong phòng thực hành có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1)

A. Cảnh báo về khu vực hay xảy ra sét đánh.

B. Nguy hiểm liên quan đến điện.

C. Khu vực có chứa các chất độc sinh học.

D. Cảnh báo về chất độc.

 

Câu 19: Trong những hành động dưới đây, đâu là hành động giúp đảm bảo an toàn ở trong phòng thí nghiệm?

A. Đọc thật kĩ thông tin hiển thị nhãn dán của lọ đựng hóa chất.

B. Thử mở ra và ngửi mùi của các loại hóa chất giúp phân biệt chúng.

C. Cẩn thận khi cầm vào những dụng cụ thí nghiệm làm từ thủy tinh, các dụng cụ sắc nhọn.

D. Cả A và C đều đúng.

 

Câu 20: Những hành động dưới đây, đâu là hành động không đảm bảo an toàn khi ở trong phòng thí nghiệm?

A. Âm thầm tự xử lí khi xảy ra những sự cố bất thường như: tràn hóa chất ra bàn, nứt vỡ ống nghiệm,...

B. Dọn dẹp những thiết bị ngay sau khi hoàn thành thí nghiệm.

C. Chú ý thực hiện đúng theo hướng dẫn của giáo viên khi thực hiện thí nghiệm.

D. Rửa tay thật kĩ lại ngay sau khi xử lí các loại hóa chất.

 

Bảng đáp án:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

A

A

A

B

D

A

D

A

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

D

A

D

A

D

A

B

D

A

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 


Quy tắc an toàn trong phòng thực hành vật lí là một phần lưu ý vô cùng quan trọng khi thực hiện các thí nghiệm. Biết được tầm quan trọng của quy tắc đó, VUIHOC đã tổng hợp tất cả các lý thuyết liên quan và bài tập vận dụng. Để học thêm nhiều kiến thức liên quan đến môn Vật lý cũng như các môn học khác thì các em có thể truy cập vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô VUIHOC ngay bây giờ nhé!

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990