img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật Văn 11 Sách kết nối tri thức + cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 14:44 30/11/2023 60,278 Tag Lớp 11

Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật là một phần cần thiết làm cho một văn bản nghị luận văn học trở nên hay hơn. Để có thể biết cách viết giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật thật tốt, trong bài viết này VUIHOC sẽ cung cấp cho các bạn phần soạn bài và trả lời các câu hỏi trong hai đầu sách giáo khoa ngữ văn, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật Văn 11 Sách kết nối tri thức + cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật sách kết nối tri thức

1.1 Giới thiệu bài thơ “ Tràng Giang” của Huy Cận

Xin chào thầy/ cô và các bạn,

Như tất cả chúng ta cũng đã biết, con người chúng ta đây luôn dễ bị chi phối bởi hoàn cảnh, các nhà thơ ở trong phong trào Thơ mới cũng như vậy, hoàn cảnh của thời đại đã đưa họ đến và tiếp cận với những vần thơ mới đầy sâu sắc, chứa chan đầy tình yêu nước sâu đậm. Tiêu biểu ở trong đó chúng ta cần phải kể đến đó chính là nhà thơ Huy Cận cùng với tác phẩm Tràng giang - một tác phẩm rất hay và ý nghĩa kể về tấm lòng của một con người luôn nặng trĩu lòng vì đất nước được thể hiện thông qua cấu tứ, hình ảnh có trong bài thơ. 

Bài thơ đã được gợi cảm hứng từ một buổi chiều thu ở bên bến Chèm, chàng thi sĩ đã đứng ở cạnh bên dòng nước, ngắm nhìn đất trời và cảnh vật mà đã “tức cảnh sinh tình”. Nguồn cảm hứng đó chúng ta cũng có thể thấy rõ ràng thông qua lời đề từ của bài thơ đó là “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”. Câu đề từ cũng đã gợi ra được một khoảng không gian vô cùng rộng lớn nơi mà khiến con người có thể chan chứa những cảm xúc bâng khuâng rất khó tả. 

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng. 

Hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong đoạn thơ đó chính là là hình ảnh của một con sóng đang nhấp nhô, trùng trùng, điệp điệp. Con sóng tầng tầng, lớp lớp ấy đang kéo theo là một nỗi buồn của nhân vật trữ tình trong câu chuyện, nhìn sóng nước giống như đang nhìn thấy được nỗi buồn đang dâng lên trong lòng mình. Cùng với đó cũng là hình ảnh của một con thuyền cô đơn đang lênh đênh ở trên sông cũng gợi cho chúng ta liên tưởng tới một kiếp người nghèo khổ, nay đây mai đó, không biết bản thân mình sẽ đi đâu về đâu. Ở trong thơ Đường, ta cũng đã từng bắt gặp những hình ảnh con thuyền và những dòng sông đầy ám ảnh, trĩu nặng cả cái tình của người đi đưa tiễn:

Cô phàm viễn cảnh bích không tận

Duy kiến Trường giang thiên tế lưu

(Lí Bạch)

Con thuyền đã dường như trở nên nhỏ bé hơn lạ thường kết hợp cùng với hình ảnh những cành củi cũng bị cuốn đi theo dòng nước lại càng tô đậm thêm được sự nhỏ bé của những sự vật hay chính là nói lên một kiếp người nhỏ bé nào đó ở trong xã hội. 

Sang đến khổ thơ thứ hai của bài thơ, chúng ta đã bắt gặp được hình ảnh khái quát nên toàn bộ khung cảnh về sông nước đã được thể hiện hiện thông qua ở bốn câu thơ:

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống trời lên sâu chót vót

Sông dài trời rộng bến cô liêu

Đến bốn câu thơ này, khung cảnh bỗng trở lên vô cùng tĩnh lặng, vắng vẻ, gợi lên được một nỗi buồn sâu thẳm, thầm kín và rất khó tả. Các từ láy xuất hiện trong bốn câu như “lơ thơ”, “chót vót”, “đìu hiu” đã gợi lên được những cảm nhận về một không gian có vẻ xa xăm, sự vắng lặng một cách lạ thường, sự nhỏ bé của con người so với một vũ trụ bao la trước mắt. Cơn gió hiu hiu thổi ở trên cồn cát vắng bóng đi mất sự sống của những con người, sự vật, con người bỗng trở nên thật nhỏ bé, vô định trước một sự rộng lớn, bao la của thiên nhiên, vũ trụ. Và không gian cứ càng thêm mở rộng thì con người lại càng trở nên cô đơn, nhỏ bé đơn và buồn tủi càng nhiều hơn trước một thiên nhiên to lớn, hùng vĩ, rộng lớn nên như thế. Để rồi về sau đó, cùng với sự cô quạnh, lạnh lẽo ấy đã khiến cho tác giả của chúng ta phải thốt ra thành lời mà đã khiến cho người đọc không khỏi cảm thấy buồn lây mà cảm thán rằng: 

Bèo dạt về đâu hàng nối hàng

Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng

Hình ảnh hàng bèo dạt là một hình ảnh cũng đã được nhiều lần xuất hiện ở trong thơ ca truyền thống, nhưng ở trong đoạn thơ này nó lại càng thấm thía về sự chia ly, gợi lên được sự nhỏ bé, mong manh của một kiếp người vô thường giữa dòng đời rộng lớn, chông gai. Hình ảnh đám bèo nối hàng gợi nên cảm nhận sâu sắc hơn về những kiếp người mong manh cứ phải chìm nổi để vùng vẫy tồn tại ở trong xã hội, họ vẫn ở nơi đó và ngày càng trở nên khổ đau hơn. “Không một chuyến đò ngang” cũng đã thể hiện được sự vắng bóng, thiếu đi sự gắn kết giữa con người với con người. Cảnh vật cũng càng thêm trở nên hoang vắng hơn, mênh mông như đến tận cùng giống với nỗi buồn của con người. Trên nền không gian hoang vắng ấy, hình ảnh của bãi vàng vẫn hiện lên, tô điểm thêm cho bức tranh đồng thời cũng đã tô đậm thêm cho sự thiếu sức sống, vắng lặng vốn có của cảnh vật hoang tàn. Phải chăng bởi vì lòng người u buồn cũng khiến cho cảnh vật cũng chẳng thể đẹp hơn mà lại cũng nặng trĩu tâm tư của nhân vật trữ tình trong câu chuyện?

Để rồi ở trong khổ thơ cuối đã càng bộc lộ được rõ tâm tư, tình cảm của tác giả:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa

Lòng quê dờn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Hình ảnh của cánh chim và đám mây đã tiếp tục tô điểm thêm cho một bức tranh thiên nhiên vũ trụ cực kỳ rộng lớn, cô quạnh. Sự hùng vĩ của cảnh sắc thiên nhiên, của những đám mây xanh lớp lớp nối tiếp với nhau cùng những cánh chim đang vỗ cánh bay về với tổ ấm, đã báo hiệu tới lúc hoàng hôn đang buông xuống. Sự tương phản giữa những cánh chim và bầu trời xanh lại càng làm nổi bật lên được sự tồn tại nhỏ bé như kiếp người, cũng rất nhỏ bé và vô định giữa vùng đất trời bao la, rộng lớn. Bởi vậy trong lòng người lại chỉ càng thêm tĩnh mịch và u buồn hơn. Nỗi buồn về những kiếp người, về nỗi nhớ về quê hương đầy tha thiết của một con người tại một nơi đất khách quê người đang tức cảnh sinh tình và đang bộc lộ ra nỗi lòng của mình. 

Tóm lại, Tràng giang là một bài thơ cực kỳ đặc sắc cả về phần cấu tứ thơ cũng như về các hình ảnh được sử dụng ở trong bài. Không chỉ thể hiện được một sự tài hoa ở trong khả năng sáng tác thơ của Huy Cận mà nó cũng đã làm nổi bật được lên tâm tư, tình cảm trĩu nặng đượm nỗi buồn và niềm mong nhớ về quê hương da diết của tác giả. Cùng với đó, sự kết hợp đây hài hòa giữa những yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại cũng đã tạo nên một thi phẩm rất độc đáo về tình yêu cho quê hương, đất nước, con người đã  ẩn chứa ở trong nỗi buồn thầm kín của một con người rất đa sầu, đa cảm giống như Huy Cận. 

Đến đây, phần trình bày về tác phẩm Tràng Giang của em xin được kết thúc, xin cảm ơn thầy/ cô và các bạn đã lắng nghe! 

Đăng ký ngay combo sổ tay kiến thức các môn học để nhận ưu đãi cực hấp dẫn từ vuihoc nhé!

1.2 Củng cố mở rộng trang 73 SGK Văn 11 Kết nối tri thức 

Câu 1: trang 73 SGK Văn 11 Kết nối tri thức  

Bài học đã đưa lại cho bạn những hiểu biết mới gì về thơ?

Lời giải chi tiết:

Bài học đã đem đến cho tôi thêm nhiều điều hiểu biết hơn về thơ ca. Cụ thể là:

- Cấu tứ và tính logic có trong bài thơ là một trong những yếu tố quan trọng đã tạo nên được sự thành công của mỗi tác phẩm nghệ thuật.

- Việc phá vỡ đi những quy tắc về cách thức sử dụng từ ngữ ở trong tác phẩm đôi khi sẽ tạo nên được những dấu ấn cực kỳ mạnh về mặt nội dung.

- Mỗi hình ảnh sử dụng ở trong bài thơ đều ẩn chứa những tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc.

- Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều có thể phản ánh nên một khía cạnh nào đó về mặt tâm tư, tình cảm của người viết nên các tác phẩm đó. 

Câu 2: trang 73 SGK Văn 11 Kết nối tri thức 

Khi đọc một bài thơ, việc tìm hiểu cấu tứ của nó có ý nghĩa như thế nào?

Lời giải chi tiết:

Khi đọc lên một bài thơ, việc chúng ta tìm hiểu cấu tứ của bài thơ đó có ý nghĩa rất lớn. Cấu tứ của một bài thơ sẽ giúp  cho chúng ta có một cái nhìn tổng quan hơn về tác phẩm, đưa ra được những đánh giá một cách chung nhất, khách quan nhất về chủ đề tác phẩm, các ý triển khai và mục đích hướng đến chúng của bài thơ ấy. Qua đó, không chỉ giúp được người đọc có thể hiểu được ý đồ chính của tác giả mà còn giúp cho họ dễ nắm bắt được chủ đề để có thể khai thác được tác phẩm văn học một cách hiệu quả và đầy đủ nhất có thể. Ví dụ qua bài thơ Tràng giang của nhà thơ Huy Cận, từ việc có thể biết được cấu tứ của bài thơ, người đọc đã có thể dễ dàng phán đoán được chính xác tâm trạng của nhân vật trữ tình của câu chuyện ở đây chính là nỗi buồn nhớ nhà, nhớ quê hương da diết khi phải chứng kiến sự nhỏ bé của kiếp con người, sự vô tận, bao la của vũ trụ và sự kỳ vĩ của tự nhiên đất trời nước nhà. Qua đó, ta cũng thấy được một tấm lòng yêu nước nồng nàn của một người trí thức, một người con đã xa nhà lâu luôn khắc khoải nhớ về nhà, nhớ đến quê hương. Như vậy, việc tìm hiểu rõ ràng về cấu tứ của bất kỳ tác phẩm nào là cực kỳ quan trọng, nó rất có ích ở trong quá trình khám phá nội tâm của các tác giả cũng như khám phá cái “hồn” của các tác phẩm.

Câu 3: trang 73 SGK Văn 11 Kết nối tri thức 

Có thể nhận diện yếu tố tượng trưng trong thơ căn cứ vào những biểu hiện cụ thể gì? Hãy kể tên một số bài thơ có yếu tố tượng trưng mà bạn đã tìm đọc thêm.

Lời giải chi tiết:

Để có thể nhận diện được các yếu tố tượng trưng ở trong thơ ca, chúng ta có thể căn cứ vào những biểu hiện ở dưới đây:

+ Những hình ảnh được các tác giả sử dụng ở trong bài thơ.

+ Tập trung chú ý vào phần nhịp điệu của bài thơ.

+ Những tâm tư, tình cảm ẩn kín mà tác giả muốn gửi gắm tới người đọc.

 - Một số bài thơ có yếu tố tượng trưng như:

+ Bài thơ “Huyền diệu” của nhà thơ Xuân Diệu như sau:

Hãy nghe lẫn lộn ghé bên tai,

Giọng suối, lời chim tiếng khóc người

Hãy uống thơ ta trong khúc nhạc

Ngọt ngào kêu gọi thuở xa khơi…

Rồi khi khúc nhạc đã ngừng ru

Hãy vẫn ngừng hơi nghe trái tim

Còn cứ run hoài, như chiếc lá

Sau khi trận gió đã im lìm…

→ Đoạn thơ đã cho ta thấy được những cảm xúc mãnh liệt, tha thiết, nồng cháy, khát khao chan chứa tình yêu thương của nhà thơ Xuân Diệu. 

+ Bài thơ “Cô liêu” của tác giả Hàn Mặc Tử:

Gió lùa ánh sáng vô trong bãi

Trăng ngậm đầy sông, chảy láng lai

Buồm trắng phất phơ như cuống lá

Lòng tôi bát ngát rộng bằng hai

Tôi ngồi dưới bến đợi nường Mơ

Tiếng rú ban đêm rạn bóng mờ

Tiếng rú hồn tôi xô vỡ sóng

Rung tầng không khí, bạt vi lô…

→ Qua những hình ảnh mà được tác giả Hàn Mặc Tử đã sử dụng, ta có thể hiểu được sự vùng vẫy và muốn thoát khỏi ra nỗi “cô liêu” của nhà văn về cuộc đời và số phận đầy bi đát của ông.

+ Bài thơ “Duy tâm” của tác giả Bích Khê:

Rồng vẽ lối xưa toàn những sáo

Cua bò thơ mới chả nên thơ

→ Đọc hai câu thơ chúng ta cũng thấy rõ được sự bất mãn với lối mòn đầy sáo rỗng trong thơ mới của tác giả.

Câu 4: trang 73 SGK Văn 11 Kết nối tri thức 

Chọn phân tích một bài thơ hoặc một số câu thơ có yếu tố tượng trưng đã tạo cho bạn những ấn tượng sâu đậm.

Lời giải chi tiết:

- Câu thơ ở trong bài thơ “Duy tâm” của tác giả Bích Khê:

“Rồng vẽ lối xưa toàn những sáo

Cua bò thơ mới chả nên thơ”

→ Đọc hai câu thơ trên, ta có thể bắt gặp được một cách thể hiện tâm tư, tình cảm một cách đầy phóng túng của nhà thơ Bích Khê. Ông đã bất mãn với những sự đổi thay mới mẻ của thời cuộc, của nền Thơ mới, mọi thứ đều trở nên đầy phóng túng, đã xa rời đi những quy luật vốn có ban đầu của nó. Bên cạnh sự bất mãn đó thì ông cũng đã bày tỏ được sự bất lực trước thời cuộc lúc bấy giờ, nỗi buồn và nỗi bất lực của một nhà thơ đang chảy ở trong mình dòng máu thơ ca mãnh liệt, tiếc cho một khoảng thời gian hoàng kim đã qua và được thế chỗ bằng một phong trào mới hơn.

- Bài thơ “Màu thời gian” của tác giả Đoàn Phú Tứ:

Sớm nay tiếng chim thanh

Trong gió xanh

Dìu vương hương ấm thoảng xuân tình

Ngàn xưa không lạnh nữa – Tần phi !

Ta lặng dâng nàng

Trời mây phảng phất nhuốm thời gian

Màu thời gian không xanh

Màu thời gian tím ngát

Hương thời gian không  nồng

Hương thời gian thanh thanh

Tóc mây một món chiếc dao vàng

Nghìn trùng e lệ phụng Quân Vương

Trăm năm tình cũ lìa không hận

Thà nép mày hoa thiếp phụ chàng

Duyên trăm năm đứt đoạn

Tình một thuở còn hương

Hương thời gian thanh thanh

Màu thời gian tím ngát

→ Bài thơ đã cho người đọc thấy được một cảm giác đầy mới mẻ, mọi thứ dường như đã trở nên vô hình ở trong hoàn cảnh này, thời gian dường như đã ngừng lại, tình người đã bao trùm lên tất cả mọi thứ. Sự lãng mạn trong con người đã nhuốm màu lấy thời gian, đã khiến cho tất cả mọi thứ dường như đã không bị mất đi mà còn tồn tại giống như thứ tình cảm vô hình kia. Nhà thơ đã tạo ra một thế giới mới mẻ cho riêng mình – một thế giới mới siêu thực, nơi mà mọi thứ trong thế giới ấy là vĩnh viễn, thời gian ấy giống như đã ngừng lại trước những thứ tình cảm mãnh liệt, khao khát rất sâu sắc của những con người.  

>> Xem thêm: Soạn bài Ngữ Văn 11 - Tổng hợp đầy đủ bài soạn theo chương trình sách mới 

Câu 5: trang 73 SGK Văn 11 Kết nối tri thức 

Xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình về một tác phẩm nghệ thuật tự chọn.

Lời giải chi tiết:

a. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả Huy Cận

- Giới thiệu khái quát về bài thơ Tràng giang: hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xuất xứ tác phẩm… 

b. Thân bài

* Nhan đề và câu đề từ của bài thơ:

- Nhan đề: được sử dụng bằng từ Hán Việt với ý nghĩa đó là một con sông dài.

- Câu đề từ: Thể hiện một cách vô cùng ngắn gọn, đầy đủ nhất về hai phần cảnh và tình có trong bài thơ.

* Khổ 1

- Trong câu thơ đầu tiên đã gợi lên được một khung cảnh sông nước mênh mông, rộng lớn.

→ Từ láy “điệp điệp” đã gợi lên được hình ảnh về những con sóng chập trùng, nối tiếp nhau và cuộn dài đến bất tận, không biết đi đâu và về đâu → nổi bật lên một không gian rộng lớn, kéo dài đến bất tận

- Hình ảnh “con thuyền xuôi mái” đã gợi nên được sự nhỏ bé của những con người, sự vật trước một thiên nhiên hùng vĩ,  bao la, rộng lớn.

- Hai câu thơ cuối đã đặc biệt miêu tả nên nỗi buồn của nhân vật trữ tình và đã được thể hiện thông qua hình ảnh “thuyền và nước”, “củi một cành khô lạc mấy dòng” đã cho thấy được sự bất định của những sự vật tại chốn sống nước này hay cũng chính là sự vô định của những con người nhỏ bé trước dòng đời to lớn nhiều thử thách. 

→ Khổ thơ cũng làm nổi bật lên được sự đối lập giữa con thuyền nhỏ bé với một thiên nhiên rộng lớn và qua đó cũng đã làm nổi bật lên được sự nhỏ bé của con người.

* Khổ 2

- Hai câu thơ đầu của đoạn thơ đã vẽ lên một bức tranh phong cảnh đượm chút hoang vắng, hiu quạnh của một vùng quê sông nước.

+ Nghệ thuật đảo ngữ của các từ láy “lơ thơ”, “đìu hiu” → làm nổi bật lên được sự hiu quạnh, hoang vắng, lạnh lẽo nơi vùng sông nước ấy.

+ Hình ảnh về ngôi làng đã tàn chợ khiến cho những người đọc không khỏi có trong mình một buồn man mác bởi là sự trống trải, thiếu vắng đi hơi ấm của những con người

- Hai câu thơ cuối miêu tả không gian dường như được mở rộng ra bốn phía nhưng những cảnh vật vẫn mang lại vẻ tịch mịch và gợi lên được một nỗi buồn sâu sắc, sự cô đơn đến tột cùng của lòng người nơi sông nước ấy. 

* Khổ 3

- Hình ảnh “bèo dạt về đâu hàng nối hàng” đã gợi lên được sự trôi nổi, vô định của một kiếp người mong manh giữa một dòng đời rộng lớn, chênh vênh.

- Nghệ thuật phủ định đã được tác giả sử dụng một cách tài tình.

→ Nối tiếp với những cảnh vật ở trong câu trên, ở khổ dưới cũng làm nổi bật lên được một khung cảnh có chút buồn vắng, tẻ nhạt, thiếu vắng đi hơi ấm của tình người.

* Khổ 4

- Hai câu thơ đầu của khổ thứ tư chính là một bức tranh thiên nhiên lúc buổi chiều tà với một vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của những đám mây xanh trắng tầng tầng, lớp lớp nối tiếp với nhau đã được thể hiện thông qua từ láy “lớp lớp” cùng với hình ảnh của những cánh chim đang xuất hiện ở trên bầu trời xanh thẳm và bao la, giống như một cách thể hiện khác rằng nỗi buồn đã vơi đi bớt được phần nào.

- Hai câu thơ cuối của khổ thơ đã thể hiện được nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết, cháy bỏng và khao khát được trở về của tác giả. 

c. Kết bài: 

- Nêu lên được những đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thơ.

- Nêu cảm nhận chủ quan của bản thân về bài thơ.

Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp sớm nhất!

2. Soạn bài giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật sách cánh diều

 2.1 Giới thiệu khái quát về tác phẩm “Làng tôi” của nhà thơ Văn Cao 

a) Chuẩn bị

- Đọc kĩ tư liệu được cung cấp ở trên.

- Lập dàn ý khái quát cho bài giới thiệu tác phẩm.

- Xem xét dựa trên các phương tiện mới có thể hỗ trợ trong quá trình giới thiệu tác phẩm, ví dụ như: hình ảnh hoặc một bản nhạc Làng tôi, video hoặc clip có bài hát Làng tôi do một số các ca sĩ nổi tiếng thực hiện; chân dung của tác giả Văn Cao,…

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý chính cho bài giới thiệu tác phẩm “Làng tôi” bằng cách đưa ra và trả lời một số các câu hỏi sau đây:

+ Nội dung chính của bài hát Làng tôi là gì?

+ Hình thức nghệ thuật chủ chốt của bài hát có gì đặc sắc và hãy mô tả nó?

+ Em có nhận xét hay có đánh giá gì về những giá trị mà bài hát được giới thiệu đem lại cho người nghe?

+ Vì sao em lại thích bài hát này và lựa chọn để làm bài giới thiệu?

- Lập dàn ý khái quát cho bài nói giới thiệu bao gồm ba phần:

Mở đầu Nêu một cách khái quát về lí do em đã lựa chọn và giới thiệu bài hát Làng tôi của tác giả Văn Cao.
Nội dung chính

- Nêu ra được các đặc điểm nổi bật lên về mặt nội dung và mặt nghệ thuật đã được sử dụng ở trong bài hát Làng tôi.

- Nhận xét và đánh giá của bản thân về những giá trị của bài hát đó.

- Minh họa thêm cho bài giới thiệu bằng các phương tiện truyền thông hỗ trợ phù hợp.

Kết thúc Tóm lược được những nội dung chính để trình bày và trả lời thêm các câu hỏi được đặt ra từ người nghe (nếu có).

c) Nói và nghe

Tham khảo thêm các yêu cầu đã được nêu ở trong Bài 1, phần Nói và nghe, mục c (SGK trang 31): nội dung trong phần nói và nghe sẽ được đối chiếu với dàn ý khái quát được đề văn đã làm ở trong mục b nêu ở trên.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Tham khảo thêm các một số những yêu cầu đã nêu ở trong Bài 1, phần Nói và nghe, mục d (SGK trang 32); nội dung phần kiểm tra và đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở mục b đã được nêu trên.

2.2 Bài trình bày tham khảo:

Ở trong lịch sử của nền âm nhạc nước Việt Nam, một trong ba bài hát xuất sắc có mang tên là Làng tôi đã được các nhà chuyên gia đánh giá là một bài hát cực kỳ hay, bất tử với thời gian phát triển của đất nước, chúng ta không thể không nhắc tới bài hát Làng tôi do nhạc sĩ xuất chúng Văn Cao sáng tác vào khoảng thời gian năm 1947. Vào đầu năm 1947, sau ngày mà Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), nhạc sĩ Văn Cao cùng với một số các văn nghệ sĩ khác phải tản cư đi kháng chiến và về đóng quân rải rác tại các một số các thôn xóm thuộc huyện Ứng Hòa - Hà Đông. Trong một lần nhạc sĩ đi công tác, con đò đang chở ông đang xuôi trên dòng sông Đáy, hình ảnh hai bên bờ sông đang rợp bởi bóng tre xanh mát dưới cái nắng ban chiều nhẹ nhàng êm dịu. Bỗng có một hồi chuông vang vọng từ nhà thờ đã ngân lên, tiếng chuông này tỏa lan ở trên mặt nước hòa vào trong cái tiếng mái chèo đang khua nước. Tiếng chuông ấy đã khiến cho tâm hồn nhạy cảm của nhạc sĩ  Văn Cao bỗng cảm thấy bồi hồi và xao xuyến đưa ông về với một miền quê chan chứa sự thân thương đầy ắp những kỷ niệm cũ… Từ những cảm xúc khi trên con đò ấy ông đã viết: 

Làng tôi xanh bóng tre

Từng tiếng chuông ban chiều

Tiếng chuông nhà thờ rung

Đời đang vui đồng quê yêu dấu

Bóng cau với con thuyền, một dòng sông.

Làng quê Việt Nam đang sống trong yên vui, thanh bình thì bỗng đâu giặc Pháp tràn đến đốt phá, tàn sát người dân lành:

Nhưng thôi rồi còn đâu quê nhà

Ngày giặc Pháp tới làng triệt thôn

Đường ngập bao xương máu tơi bời

Đồng không nhà trống tan hoang.

Với lòng căm thù giặc, quân và dân đã dũng cảm chiến đấu bảo vệ quê hương, tin tưởng mãnh liệt vào ngày mai chiến thắng:

Ngày diệt quân Pháp tan

Là lúc tiếng chuông ngân

Tiếng chuông nhà thờ rung

Làng tôi cùng đoàn quân chiến thắng

Đánh tan lũ quân thù về làng xưa

Dân tưng bừng chặt tre phá cầu

Cùng lập chiến lũy đào hào sâu

Giặc chưa tan chiến đấu không thôi

Đồng quê chào đón ngày mai.

“Làng tôi” giống như một bức tranh xinh đẹp vẽ về một làng quê đất nước Việt Nam thông qua âm nhạc. Ở đây, tài năng của Văn Cao chính là tai tổng hợp giữa các trường phái nghệ thuật: thi ca, âm nhạc và hội họa ở tác giả đã phát huy được tác dụng. Chúng đã liên kết chặt chẽ với nhau và nhằm tạo nên được những tuyệt phẩm bất hủ. Bài hát “Làng tôi” được viết trên một nền điệu valse truyền thống của châu Âu có sự nhịp nhàng, sâu lắng, giàu tình cảm,... nếu bỏ đi phần lời ca, sẽ chẳng ai lần ra được những dấu vết “đấu tranh cách mạng” của bài hát đó. 

Ngoài ra, giai điệu của bài hát còn vô cùng giản dị, nhẹ nhàng, sang trọng, ca từ được sử dụng trong bài chứa nhiều những hình ảnh giàu chất biểu trưng, biểu cảm, ví dụ như: “bóng tre”, “bóng cau”, “con thuyền”, “dòng sông”, “nhà thờ”, “đồng quê”… Như ở “Ngày mùa”, tuy xuất hiện: “giáo với gươm”, “súng” và “liềm”, nhưng nếu đặt ở trong bối cảnh “đầy đồng giáo với gươm”, “súng tỳ tay anh đứng, em ngừng liềm trông sang” tình tứ, lãng mạn, thì những sự vật tưởng chừng rất vô tri ấy lại trở thành một nét chấm phá tạo nên điểm nất và tiếp thêm sức sống cho những cảnh đồng quê ngày mùa mới. Ở trong bài hát Làng tôi, tác giả đã quay “ống kính” thị giác của người đọc vào những hình ảnh vừa cụ thể, cũng vừa tượng trưng với một góc nhìn đầy biểu cảm, chủ quan, chứ không hề chỉ đơn thuần đặc tả theo một quan điểm hiện thực.

Bởi vậy, ca khúc “Làng tôi” của nhạc sĩ Văn Cao đã sớm vượt qua khỏi biên giới, lãnh thổ của đất nước Việt Nam, chuyển dịch những lời ca của bài hát sang nhiều những ngôn ngữ khác nhau, đạt được thành tựu lớn xuất sắc và để đời cho nền âm nhạc hiện đại của Việt Nam. Đây là một bài hát mang một giá trị để đời, có sức sống lâu bền đi cùng những năm tháng thời gian trong đời sống âm nhạc của nhân dân ta suốt năm tháng kháng chiến. Bài hát mô tả nên được cảnh làng quê Việt Nam đang sống trong sự yên vui, thanh bình thì bị giặc Pháp tràn đến rồi đốt phá, tàn sát đi những người dân lành. Với lòng căm thù giặc mạnh mẽ, quân và nhân dân đã dũng cảm đứng lên và chiến đấu để bảo vệ quê hương, đất nước và có sự tin tưởng mãnh liệt vào một ngày mai chiến thắng.

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây, VUIHOC đã cung cấp cho các bạn cách soạn bài giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật thông qua phương pháp nói và viết cùng một số bài giới thiệu mẫu về một số các tác phẩm nổi tiếng. Ngoài ra, để học thêm nhiều hơn các kiến thức về các môn học khác trong chương trình THPT thì các em có thể  truy cập vào vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giảng dạy của VUIHOC ngay bây giờ luôn nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990