img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Học tốt bài toán lớp 3 Gam cùng vuihoc.vn

Tác giả Minh Châu 17:43 03/06/2022 36,142 Tag Lớp 3

Nhận biết các đơn vị khối lượng là  một bài học quan trọng trong chương trình học tiểu học của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về toán lớp 3 Gam - một trong các đơn vị khối lượng phổ biến.

Học tốt bài toán lớp 3 Gam cùng vuihoc.vn
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Ở lớp 2, trẻ đã được học về kilogam và nhận biết được khối lượng của các vật xung quanh. Bài học hôm nay Vuihoc.vn sẽ chia sẻ về toán lớp 3: Gam để phụ huynh và các bé tham khảo.

1. Giới thiệu bài học toán lớp 3: Gam

2. Cách xác định khối lượng một vật

Ở lớp 2, trẻ đã được học về ki - lo - gam và các loại cân để đo khối lượng. Ở bài học toán lớp 3: Gam, có 2 loại cân được sử dụng là cân đĩa và cân đồng hồ.

2.1. Xác định khối lượng một vật bằng cân đĩa:

Khi sử dụng cân đĩa, chúng ta cần sử dụng đến các quả nặng, khi cân những vật dụng có khối lượng nhỏ như gam, các quả nặng sẽ có khối lượng: 500g; 200g; 100g; 50; 20g; 10g; 5g; 2g; 1g

Ví dụ:

Cân 1 củ cải:

Bước 1: Đặt củ cải lên một đĩa cân

Bước 2: Đặt lần lượt các quả nặng lên đĩa cân còn lại cho đến khi kim cân thẳng đứng.

Bước 3: Tính giá trị khối lượng các quả cân: 100g + 100g + 50g = 250g

Vậy củ cải có khối lượng 250g.  

2.2. Xác định khối lượng một vật bằng cân đồng hồ:

Ví dụ: Cân một quả cam

Bước 1: Đặt quả cam lên cân đồng hồ.

Bước 2: Kim đồng hồ chỉ vào số 200g

Vậy quả cam có khối lượng 200g

3. Bài tập toán lớp 3: Gam

Có 3 dạng bài tập toán lớp 3: Gam đó là bài tập thực hành về cân đĩa và cân đồng hồ, các phép tính và bài toán có lời văn.

3.1. Bài tập thực hành cân đĩa và cân đồng hồ

3.1.1. Cách làm

Học sinh dựa vào giá trị quả nặng ở cân đĩa và số kim chỉ ở cân đồng hồ để xác định khối lượng của vật.

3.1.2. Đề bài

Bài 1: Khối lượng của quả cam trong hình là:

Bài 2: Khối lượng trái táo trong hình là:

 

Bài 3: Khi cân 1 bát đường, kim đồng hồ chỉ vào số 400g, khi cân cân chiếc bát, kim đồng hồ chỉ vào 100g. Hỏi khối lượng đường trong bát là bao nhiêu?

3.1.3. Trả lời

Bài 1: 

Khối lượng của quả cam là:

100 + 50 = 150 (g)

Đáp số: 150g

Bài 2:

Khối lượng của trái táo và quả cân là:

100 + 50 =150 (g)

Khối lượng của trái táo là:

150 - 50 = 100 (g)

Đáp số: 100g

Bài 3:

Khối lượng đường trong bát là:

400 - 100 = 300 (g)

Đáp số: 300g

3.2. Thực hiện phép tính 

3.2.1. Cách làm

Thực hiện phép tính theo quy tắc tính:

- Thực hiện quy tắc nhân chia trước cộng trừ sau và thực hiện từ trái qua phải.

- Đối với các biểu thức có chứa dấu ngoặc, cần thực hiện phép tính trong ngoặc trước.

- Đồng nhất về đơn vị Gam hoặc Ki - lo -gam, đơn vị Gam được nhóm lại ở phép tính cuối cùng.

3.2.2. Đề bài

Bài 1: Thực hiện phép tính:

a) 12g + 23g + 10g 

b) 14g + 46g - 34g

c) 86g - 46g + 12g

d) 134g - 34g - 56g

Bài 2: Thực hiện phép tính:

a) (12g + 45g) x 2g

b) 200g  - 9g x 8g

c) 60g - 6g x 8g

d) 165g - (96g + 45g)

Bài 3: Thực hiện phép tính:

a) 100g + 2kg + 50g

b) 3kg - 650g + 120g

c) 450g + 5kg + 340g

d) 450g + 1kg + 3kg

3.2.2. Trả lời

Bài 1: Thực hiện phép tính:

a) 12g + 23g + 10g 

= 35g + 10g

= 45g

b) 14g + 46g - 34g

= 60g - 34g

= 26g

c) 86g - 46g + 12g

= 40g + 12g

= 62g

d) 134g - 34g - 56g

= 100g - 56g

= 44g

Bài 2: Thực hiện phép tính:

a) (12g + 45g) x 2g

= 57g x 2g

= 114g

b) 200g  - 9g x 8g

= 200g - 72g

= 128g

c) 60g - 6g x 8g

= 60g - 48g

= 12g

d) 165g - (96g + 45g)

= 165g - 141g

= 24g

 Bài 3: Thực hiện phép tính:

a) 100g + 2kg + 50g

= 100g + 2000g + 50g

= 2100 + 50g

= 2150g

b) 3kg - 650g + 120g

= 3000g - 650g + 120g

= 2350g + 120g

= 2470g

c) 450g + 5kg + 340g

= 450g + 5000g + 340g

= 5450g + 340g

= 5790g

d) 450g + 1kg + 3kg

= 450g + 1000g + 3000kg

= 1450g + 3000g

= 4450g

3.3. Giải bài toán có lời văn

3.3.1. Cách làm

Cũng như cách giải các bài toán có lời văn khác, để giải bài toán có lời văn trong bài học toán lớp 3 Gam, học sinh cần thực hiện theo 4 bước:

Bước 1: Đọc và phân tích dữ liệu bài toán.

Bước 2: Tóm tắt bài toán và đồng nhất đơn vị nếu cần.

Bước 3: Thực hiện phép tính phù hợp.

Bước 4: trình bày bài giải và kiểm tra lại.

3.3.2. Đề bài

Bài 1: Một quả cam nặng 150g, hỏi 3 quả cam như thế nặng bao nhiêu gam?

Bài 2: Một tuần, Nam ăn 500g thịt, hỏi 1 tháng Nam ăn bao nhiêu gam thịt?

Bài 3: Có 560g bột đậu đỏ, mẹ chia vào 7 lọ giống nhau, hỏi mỗi lọ có bao nhiêu gam bột đậu đỏ?

3.3.3. Trả lời

Bài 1:

3 quả cam như thế nặng số gam là:

150 x 3 = 450 (g)

Đáp số 450g

Bài 2:

Đổi 1 tháng = 4 tuần.

1 tháng Nam ăn số gam thịt là:

500 x 4 = 2000 (g)

Đáp số: 2000g

Bài 3:

Số bột đậu đỏ ở mỗi lọ là

560 : 7 = 80 (g)

Đáp số: 80g.

Trên đây là các kiến thức về toán lớp 3 Gam để các bậc phụ huynh tham khảo. Hãy cùng chờ đón các bài học tiếp theo từ Vuihoc.vn nhé!

| đánh giá
Hotline: 0987810990