img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Ôn thi đánh giá năng lực

Tác giả Minh Châu 15:20 21/12/2023 6,214 Tag Lớp 12

Bên cạnh kỳ thi THPT Quốc gia được tổ chức mỗi năm, kỳ thi đánh giá năng lực đang là lựa chọn được nhiều thí sinh lựa chọn để tăng cơ hội xét tuyển vào các trường Đại học. Để giúp các vị phụ huynh và các em học sinh hiểu hơn về kỳ thi này cũng như nắm được phương pháp ôn thi đánh giá năng lực hiệu quả, VUIHOC đã tổng hợp những thông tin quan trọng trong bài viết này.

Ôn thi đánh giá năng lực
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Tổng quan kỳ thi đánh giá năng lực

1.1. Khái niệm

Thi đánh giá năng lực là kì thi do các trường Đại học tổ chức riêng và có thể sử dụng kết quả để đánh giá, xét tuyển. Kỳ thi đánh giá năng lực được nghiên cứu và xây dựng với cách tiếp cận tương tự như kỳ thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Mỹ hay kỳ thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh.

Nội dung bài thi đánh giá năng lực được tích hợp đầy đủ kiến thức và tư duy, bằng hình thức cung cấp số liệu, dữ liệu và các công thức cơ bản. Từ đó, đánh giá chính xác khả năng suy luận và giải quyết vấn đề của thí sinh, tránh các hình thức học vẹt, học tủ.

 

tổng quan về kỳ thi đánh giá năng lực

 

1.2. Mục tiêu

  • Kì thi này được coi là bài kiểm tra cơ bản để đánh giá năng lực của thí sinh một cách toàn diện trước khi bước chân vào bậc đại học.
  • Giúp các thí sinh sẽ gia tăng cơ hội vào được các trường đại học mà các em mong muốn.
  • Kiểm tra một số trình độ cơ bản của thí sinh như khả năng sử dụng ngôn ngữ, khả năng tư duy logic và giải quyết vấn đề.

 

1.3. Ý nghĩa

  • Đa dạng hóa các hình thức xét tuyển vào Đại học cho thí sinh, bên cạnh 2 hình thức phổ biến hiện nay là sử dụng điểm thi THPT Quốc gia và xét điểm học bạ THPT.
  • Giúp các em học sinh hướng nghiệp tốt hơn trên nền tảng kiến thức và năng lực cá nhân

 

1.4. Cấu trúc đề thi

Bài thi đánh giá năng lực thường được thiết kế dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan (MCQ - Multiple Choice Question). Đề thi được chia làm 3 phần chính, bao gồm:

  • Phần 1: Tư duy định tính
  • Phần 2: Tư duy định lượng
  • Phần 3: Giải quyết vấn đề 

Nắm rõ cấu trúc sẽ giúp các thí sinh định hình được phương pháp ôn thi đánh giá năng lực hiệu quả. 

>>> Bài viết tham khảo thêm:  Các môn thi đánh giá năng lực 2023

Đăng ký Thi thử Đánh Giá Năng Lực Online ĐHQGHN ngay!

2. Kiến thức trọng tâm ôn thi đánh giá năng lực

Bước đầu tiên trong lộ trình ôn thi đánh giá năng lực là các em cần xác định chính xác các phần kiến thức trọng tâm mình cần ôn luyện. Dưới đây, nhà trường VUIHOC đã tổng hợp 4 nhóm kiến thức phục vụ cho 3 phần chính trong đề thi ĐGNL. 

2.1. Kiến thức môn Ngữ văn

Kiến thức môn Ngữ văn là phần kiến thức đầu tiên các em cần tập trung trong thời gian ôn thi ĐGNL vì trong đề sẽ có 20 câu hỏi về phần tiếng Việt. Trong phần này, các câu hỏi được đưa ra với mục đích là đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản, khả năng sử dụng tiếng Việt cũng như cảm thụ và phân tích tác phẩm văn học của thí sinh.

Ví dụ, phần hiểu biết văn học sẽ kiểm tra những kiến thức văn học cơ bản như: nội dung, hình thức nghệ thuật của tác phẩm, phong cách sáng tác của các tác giả tiêu biểu,….

Chính vì vậy, các em cần nắm vững các kỹ năng thực hành tiếng Việt để áp dụng giải quyết các vấn đề liên quan. 

Ngoài ra, câu hỏi tiếng Việt yêu cầu thí sinh xác định được các từ viết không đúng chính tả, từ sử dụng sai ngữ cảnh, các phép liên kết câu hay xác định lỗi ngữ pháp trong câu,… Vậy nên, để làm tốt phần này, các em cần có khả năng phân loại những nét đặc trưng phong cách, xác định ý nghĩa của câu, từ trong văn bản.

 

Nắm trọn kiến thức trọng tâm thi ĐGNL với bộ sổ tay cấp tốc độc quyền của VUIHOC ngay!!!

 

2.2. Kiến thức môn tiếng Anh

Đối với phần bài thi tiếng Anh, thí sinh có thể ôn tập trọng tâm vào các nội dung như: Lựa chọn cấu trúc câu, tìm lỗi sai trong câu, đọc hiểu các đoạn văn,... 

Nhìn chung, kiến thức môn tiếng Anh ôn thi đánh giá năng lực sẽ nằm trong phạm vi cấp độ từ A2 – B1 theo chuẩn khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc (VSTEP). Riêng đối với phần đọc hiểu đoạn văn, thí sinh khi luyện thi ĐGNL cần đặc biệt chú ý rèn kỹ năng đọc lướt câu hỏi để lấy ý chính và đọc kỹ để trả lời câu hỏi về từ vựng, chi tiết, tham chiếu và suy luận.

 

2.3. Kiến thức môn Toán

Với môn Toán, thí sinh cần lưu ý các kiến thức ôn thi ĐGNL sẽ nằm trong chương trình SGK bậc THPT thuộc các chuyên đề: ứng dụng của đạo hàm để khảo sát hàm số, tổ hợp và xác suất, tích phân và ứng dụng của tích phân, hình học thuần túy, hình học tọa độ, hàm số mũ và hàm số logarit, giải toán bằng cách lập hệ phương trình, giải hệ phương trình nghiệm nguyên và số phức.

Ngoài ra, thí sinh cũng cần ôn luyện các phần biểu đồ tròn, biểu đồ ven, biểu đồ đường, biểu đồ cột, biểu đồ dạng bảng số liệu để giải quyết các câu hỏi về phân tích số liệu, dạng sơ đồ và bảng biểu xuất hiện trong đề thi. Đối với phần tư duy logic, các em cần trau dồi khả năng suy luận và phân tích để xử lý các tình huống, tìm ra phương án khả thi cho các giả định được đưa ra.

 

2.4. Kiến thức khoa học tự nhiên – khoa học xã hội

Phần kiến thức khoa học tự nhiên - khoa học xã hội sẽ là phần kiến thức trọng tâm các em cần sử dụng để làm phần 3 trong đề thi ĐGNL: Xử lý vấn đề. 

Với 3 môn tự nhiên Lý, Hóa, Sinh, các em cần ghi nhớ và nắm chắc các công thức cơ bản trong chương trình lớp 12. Thêm vào đó, cũng cần dành thời gian ôn lại một số kiến thức trọng tâm trong chương trình lớp 10 và 11. 

Hai môn xã hội là Lịch sử và Địa lí tuy không cần ghi nhớ công thức và cũng dễ hiểu hơn các môn tự nhiên nhưng các em cũng cần nắm được cách thức ôn luyện. Với môn Lịch sử, thí sinh nên tóm tắt lại kiến thức của từng chương, ghi nhớ thông tin về những sự kiện, những mốc thời gian quan trọng và những nhân vật lịch sử gắn liền với sự kiện đó. Môn Địa lí thì dễ hơn, các em chỉ cần ôn tập lại một số  kiến thức về địa danh, vùng miền, kinh tế, đặc điểm khí hậu, thời tiết đặc trưng của từng vùng,...

 

kiến thức trọng tâm ôn thi đánh giá năng lực

 

3. Phương pháp ôn thi đánh giá năng lực

3.1. Ôn tập nắm vững thức cơ bản

Về bản chất, kỳ thi đánh giá năng lực không kiểm tra kỹ năng học thuộc để tránh tình trạng học vẹt, học tủ mà sẽ tập trung đánh giá khả năng áp dụng kiến thức của thí sinh. Vậy nên, thí sinh khi luyện thi đánh giá năng lực cần nắm vững kiến thức nền tảng trong các lĩnh vực để có thể giải quyết vấn đề một cách linh hoạt. Thí sinh cần ôn tập tất cả các môn học trọng tâm ở bậc THPT, tập trung vào những phần kiến thức mà nhà trường VUIHOC đã chia sẻ ở trên.

 

3.2. Biết sử dụng các phương pháp loại trừ

Hình thức của đề thi đánh giá năng lực là trắc nghiệm 100% nên cấu trúc đề thi được xây dựng bao gồm cả những câu hỏi liên quan đến khả năng suy luận và xử lý tình huống. Kinh nghiệm để làm những câu hỏi này là các em hãy vận dụng phương pháp loại trừ để tìm ra câu trả lời phù hợp nhất.

Ngoài ra, các thí sinh nên áp dụng một phương pháp quen thuộc là: câu dễ làm trước, câu khó làm sau. Vì trong đề thi có đến 50% các câu hỏi ở mức độ dễ và trung bình, các em hoàn toàn có thể dành được nhiều điểm ở phần các câu hỏi này chứ không nên mất thời gian tập trung nhiều vào những câu khó.

Cuối cùng, các em đừng quên dành ra 15 phút cuối giờ để kiểm tra lại toàn bộ bài làm. Với những câu khó chưa làm được, các em tiếp tục dùng phương pháp loại trừ để chọn đáp án, chắc chắn rằng mình đã không bỏ trống bất kỳ câu nào trong đề.

 

3.3. Làm quen với dạng bài tính toán và tư duy logic

Đây là một dạng bài thi tương đối lạ với thí sinh lần đầu dự thi đánh giá năng lực. Những câu hỏi về tư duy logic và tính toán sẽ rất khác so với những đề kiểm tra ở bậc THPT mà các em đã học trước đó. Chính vì vậy, để không bỡ ngỡ khi làm dạng bài này, các em có thể tham khảo các mẫu đề minh họa đánh giá năng lực được các trường Đại học công bố qua các năm nhé!

 

phương pháp ôn thi đánh giá năng lực

 

4. Đề cương ôn thi đánh giá năng lực

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực các trường Đại học là không giống nhau. Tùy theo kỳ thi ĐGNL mà mình lựa chọn, thí sinh có thể tham khảo đề cương ôn thi ĐGNL từ các trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia HCM.
 

Đề cương ôn thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội:

 

Cấu trúc

Lĩnh vực kiến thức

Dạng thức câu hỏi

Số câu hỏi

Mục tiêu đánh giá

Tư duy định lượng (Toán học)

Đại số, hình học. giải tích, thống kê và xác suất sơ cấp

35 câu hỏi trắc nghiệm bốn lựa chọn/ một đáp án đúng và 15 câu điền đáp án

50

Năng lực giải quyết vấn đề, suy luận, lập luận, tư duy logic, tư duy tính toán, khái quát hóa, mô hình hóa toán học, sử dụng ngôn ngữ và biểu diễn toán học, tư duy trừu tượng không gian.

Tư duy định tính (Ngữ văn - Ngôn ngữ)

Ngữ liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực như văn học, ngôn ngữ (từ vựng - ngữ pháp), văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý, nghệ thuật...

50 câu hỏi trắc nghiệm bốn lựa chọn/ một đáp án đúng

50

Năng lực giải quyết vấn đề, lập luận, tư duy logic, tuy duy ngôn ngữ tiếng Việt.

Khoa học (Tự nhiên - Xã hội)

- Vật Lý: Cơ học, điện học, quang học, từ trường, hạt nhân nguyên tử, lượng tử ánh sáng...

- Hóa học: Hóa học đại cương (các nguyên tố, cấu tạo nguyên tử); hóa vô cơ; hóa hữu cơ...

- Sinh học: Sinh học cơ thể, di truyền và biến dị, tiến hóa...

- Lịch sử: Lịch sử thế giới cận - hiện đại, lịch sử Việt Nam cận - hiện đại...

- Địa lý và Giáo dục: Địa lý tự nhiên, địa lý dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, địa lý các ngành kinh tế, địa lý các vùng kinh tế

47 câu hỏi trắc nghiệm bốn lựa chọn/ một đáp án đúng và ba câu điền đáp án thuộc lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Sinh học

50 (mỗi lĩnh vực 10 câu hỏi)

Năng lực tìm hiểu, khám phá và ứng dụng khoa học; khả năng giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy, lập luận và tổng hợp, ứng dụng, am hiểu đời sống kinh tế xã hội; khả năng tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử; khả năng nhận thức thế giới theo quan điểm không gian thông qua lĩnh vực Địa lý; khả năng nghiên cứu và thực nghiệm thông qua lĩnh vực Vật lý, Hóa học và Sinh học.

 

Đăng ký ngay để được các thầy cô tổng hợp kiến thức và xây dựng lộ trình ôn thi đánh giá năng lực sớm

 

Đề cương ôn thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia HCM:

 

Cấu trúc

Lĩnh vực kiến thức

Số câu hỏi

Mục tiêu đánh giá

Sử dụng ngôn ngữ (tiếng Việt)

 

Hiểu biết văn học

20 câu

Đánh giá được khả năng hiểu các kiến thức văn học cơ bản của thí sinh như: Phong cách sáng tác của những tác giả tiêu biểu, nội dung và hình thức nghệ thuật trong tác phẩm; vai trò của tác phẩm, tác giả đối với lịch sử văn học.

 

 

Sử dụng tiếng Việt

Đánh giá được khả năng nhận biết vấn đề về việc sử dụng tiếng Việt như: Xác định những từ ngữ viết không đúng chính tả, những từ ngữ sử dụng sai, những câu mắc lỗi về ngữ pháp diễn đạt; nhận biết cấu tạo của từ, các biện pháp tu từ, những vấn đề thuộc về ngữ pháp câu, những thành phần có trong câu, phép liên kết câu,…

 

 

Đọc hiểu văn bản

Đánh giá được khả năng phân loại đặc trưng phong cách (phong cách tác giả, phong cách thể loại, phong cách chức năng ngôn ngữ,…), xác định ý nghĩa của từ/câu ở trong văn bản, cách tổ chức văn bản, những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng, tư tưởng và nội dung của văn bản.

Sử dụng ngôn ngữ (tiếng Anh)

Lựa chọn cấu trúc câu

20 câu

Đánh giá được khả năng hiểu và áp dụng những cấu trúc câu thông qua việc yêu cầu thí sinh lựa chọn từ/cụm từ có cấu trúc phù hợp để điền vào trong khoảng trống.

Nhận diện lỗi sai

Đánh giá được khả năng hiểu những kiến thức ngữ pháp và áp dụng để giải quyết các vấn đề thông qua việc nhận diện lỗi sai ở trong những phần được gạch chân.

Đọc hiểu câu

Đánh giá được khả năng đọc hiểu câu và khả năng áp dụng những kiến thức ngữ pháp đã học thông qua việc lựa chọn câu có nghĩa gần nhất với câu đã được cho.

 

Đọc hiểu đoạn văn

Đánh giá được khả năng hiểu và áp dụng những kiến thức ngữ pháp cũng như kỹ năng đọc lướt để nắm thông tin (skimming) và đọc kỹ để tìm hiểu chi tiết (scanning), cụ thể: Đọc lướt để trả lời những câu hỏi lấy ý chính, đọc kỹ để trả lời những câu hỏi tham chiếu, câu hỏi chi tiết, câu hỏi từ vựng, câu hỏi suy luận.

Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu

Toán học

30 câu

Đánh giá được khả năng hiểu và áp dụng những kiến thức toán học trong chương trình giáo khoa THPT thuộc các nội dung: Số phức (tìm phần thực, phần ảo Môđun, không có dạng lượng giác, không có phương trình bậc 2), ứng dụng của đạo hàm để khảo sát hàm số, hình học thuần túy, hình học tọa độ, tổ hợp và xác suất, tích phân và ứng dụng của tích phân, hàm số logarit, giải hệ phương trình tuyến tính suy biến, giải toán bằng cách lập hệ phương trình.

Tư duy logic

Đánh giá được khả năng suy luận logic thông qua những hình thức logic đơn lẻ và nhóm logic tình huống. Dựa vào những thông tin được cung cấp ở trong mỗi tình huống logic cùng với kỹ năng phân tích và suy luận, thí sinh tìm phương án khả thi cho những giả định được đưa ra.

Phân tích số liệu

Đánh giá được khả năng đọc và phân tích các số liệu thực tế thông qua những sơ đồ và những bảng số liệu. Các sơ đồ và bảng biểu xuất hiện ở trong đề thi gồm: biểu đồ Venn, biểu đồ tròn, biểu đồ cột, biểu đồ dạng bảng số liệu, biểu đồ đường. 

Giải quyết vấn đề

Lĩnh vực KHTN (vật lý, hóa học, sinh học)

 

50 câu

Các câu hỏi đơn lẻ đánh giá được khả năng hiểu các kiến thức giáo khoa cơ bản liên quan đến 3 lĩnh vực khoa học tự nhiên: vật lý, hóa học, sinh học.

Các nhóm câu hỏi tình huống đánh giá được khả năng đọc, tư duy, suy luận logic về vật lý, hóa học, sinh học thông qua dữ kiện được cung cấp ở trong các bài đọc và kiến thức đã học; đánh giá được khả năng áp dụng những kiến thức phổ thông để giải quyết những vấn đề liên quan.

Lĩnh vực khoa học xã hội (lịch sử, địa lí)

Các câu hỏi đơn lẻ đánh giá được khả năng hiểu kiến thức giáo khoa cơ bản liên quan tới lĩnh vực khoa học xã hội: lịch sử, địa lí.

Các nhóm câu hỏi tình huống đánh giá được khả năng đọc, tư duy, suy luận logic về lịch sử, địa lý thông qua dữ kiện được cung cấp ở trong các bài đọc, kiến thức đã được học hoặc kiến thức thực tế; năng lực áp dụng những kiến thức phổ thông để giải quyết những vấn đề liên quan.

 

Đăng ký để nhận lộ trình ôn thi chuẩn các dạng bài tập đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM

 

Bên cạnh việc nắm được kiến thức tổng quát có thể xuất hiện trong đề thi ĐGNL, các em học sinh cần kết hợp giữa học chắc lý thuyết và thực hành thông qua các đề thi mẫu mà ĐHQGHN và ĐHQG TPHCM công bố hàng năm. Điều này không chỉ giúp các em hiểu rõ bản chất kiến thức mình đang học mà còn rèn luyện khả năng tư duy và phản xạ làm bài - một kỹ năng vô cùng quan trọng khi làm đề thi trắc nghiệm. 

Các em có thể xem bài viết tổng hợp: Đề thi đánh giá năng lực của 2 trường đã công bố để tham khảo cấu trúc đề thi và luyện tập thật tốt nhé!

Đăng ký Thi thử Online Đánh Giá Năng Lực ĐHQG TPHCM để Chinh Phục Trường Đại Học mong muốn!

5. Ôn thi đánh giá năng lực ở đâu?

Ôn thi đánh giá năng lực ở đâu để đạt điểm số cao luôn là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh và các em học sinh có định hướng tham dự các kỳ thi ĐGNL. Bên cạnh các hình thức ôn thi truyền thống như ôn thi tại lò luyện thi, ôn thi với gia sư kèm riêng,... thì hiện nay, nhiều phụ huynh và học sinh có xu hướng lựa chọn các khóa luyện thi online từ các nền tảng học trực tuyến uy tín.

Trong đó, không thể không kể đến khóa học VUIHOC PASS đến từ nhà trường VUIHOC dành riêng cho các sĩ tử tham dự kỳ thi ĐGNL của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia HCM.  

 

Khóa học VUIHOC PASS giúp học sinh và phụ huynh giải quyết được 3 vấn đề cốt lõi: lộ trình học tập, chất lượng bài giảng và tâm lý ôn thi. 

  • Khóa học cung cấp một lộ trình học tập bài bản, rõ ràng: Học sinh được ôn luyện các môn Toán, Văn, Lý, Hoá, Sử, Địa đúng trọng tâm, đúng cấu trúc đề, đề cao kỹ năng tư duy - một yếu tố vô cùng quan trọng trong các bài thi ĐGNL.
  • Khóa học được đảm bảo về chất lượng giảng dạy: Các video bài giảng lý thuyết và bài  tập trong khóa học được biên soạn bởi ban cố vấn là những thầy, cô từng tham gia biên soạn đề thi ĐGNL các năm. Điều này đảm bảo quá trình ôn luyện của học sinh luôn bám sát đề thi, tiếp cận chính xác các dạng bài quan trọng trong chương trình THPT và cả các dạng bài tập lạ thường xuất hiện trong bài thi ĐGNL. 
  • Khóa học tạo ra một môi trường học tập thoải mái, tiện lợi: Với VUIHOC PASS, giáo viên và học sinh dễ dàng tương tác với nhau thông qua tính năng bình luận trên các bài giảng livestream. Học sinh cũng có thể xem lại bài giảng nhiều lần, không giới hạn thời gian. Bởi VUIHOC luôn ứng dụng các công nghệ mới nhất để đem lại trải nghiệm học tập, ôn luyện hiệu quả cho các em học sinh.

Trên đây, VUIHOC đã tổng hợp những thông tin quan trọng về kỳ thi đánh giá năng lực cũng như trả lời câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực ở đâu hiệu quả dành cho các sĩ tử quan tâm về kỳ thi này. Để đăng ký khóa PAS với các thầy cô VUIHOC, các em hãy truy cập vuihoc.vn ngay bây giờ nhé!

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990