img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Ôn thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội

Tác giả Minh Châu 15:27 21/12/2023 9,634 Tag Lớp 12

Để tăng cơ hội xét tuyển vào các trường Đại học, nhiều học sinh lựa chọn tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực bên cạnh kỳ thi THPT Quốc gia. Bài viết hôm nay của VUIHOC sẽ tổng hợp một số thông tin quan trọng về ôn thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội. Phụ huynh và các em học sinh cùng tham khảo để tìm ra phương pháp luyện thi phù hợp nhé!

Ôn thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Tổng quan kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội

1.1. Giới thiệu về kỳ thi ĐGNL ĐHQGHN

Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội là kỳ thi do Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức, tên tiếng Anh là Highschool Student Assessment – HSA. Kỳ thi được tổ chức nhằm mục đích đánh giá năng lực, kỹ năng, khả năng xử lý vấn đề của học sinh bậc THPT, sử dụng kết quả để xét tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng thay cho kết quả kỳ thi THPT Quốc gia.

 

tổng quan về kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội

 

1.2. Mục tiêu

  • Kiểm tra phạm vi kiến thức rộng: Kiểm tra kiến thức tự nhiên, xã hội kết hợp trong và ngoài chương trình THPT
  • Đánh giá kỹ năng, tư duy và thái độ: Đòi hỏi người học cần có các phẩm chất cần thiết để phù hợp với các ngành nghề đào tạo
  • Đánh giá năng lực học ĐH của thí sinh: Thí sinh cần có những tố chất cần thiết để tham gia vào môi trường ĐH

1.3. Cấu trúc đề thi

Bài thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội gồm 150 câu hỏi được chia làm 3 phần chính, bao gồm:

  • Phần 1: Tư duy định tính - Ngữ văn (50 câu - 60 phút)
  • Phần 2: Tư duy định lượng - Toán học (50 câu - 70 phút)
  • Phần 3: Khoa học Tự nhiên - Xã hội (50 câu - 60 phút)

Trong đó, 150 câu được phân thành 132 câu chọn đáp án và 18 câu điền đáp án. Với mỗi câu đúng, các em sẽ được 1 điểm, câu sai sẽ không được tính điểm. Nắm rõ cấu trúc sẽ giúp các thí sinh định hình được phương pháp ôn thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội hiệu quả. Các em hãy ghi nhớ kỹ nhé!

Chi tiết về đề thi các em có thể tham khảo bài viết: Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực đhqghn

1.4. Hình thức thi

Bài thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội được tổ chức theo hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính. Thí sinh sẽ làm bài liên tục trong 195 phút và biết điểm ngay sau khi làm bài thi. Nội dung kiến thức bao phủ cả 3 lớp 10, 11, 12 kết hợp với vận dụng tư duy.

Đăng ký Thi thử Đánh Giá Năng Lực Online ĐHQGHN ngay!

2. Kiến thức trọng tâm ôn thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội

Bước đầu tiên trong lộ trình ôn thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội là các em cần xác định chính xác các phần kiến thức trọng tâm mình cần ôn luyện. Dưới đây, nhà trường VUIHOC đã tổng hợp các  nhóm kiến thức phục vụ cho 3 phần chính trong đề thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội:  

2.1. Đối với phần tư duy định tính

Phần tư duy định tính trong bài thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội gồm 50 câu hỏi tập trung vào chương trình Ngữ văn lớp 11 và lớp 12. Trong đó bao gồm 6 dạng bài cơ bản (thứ tự câu hỏi được tham khảo từ đề minh họa do nhà trường công bố):

- Dạng bài đọc hiểu: sẽ có 4 bài bắt đầu từ câu 51 đến câu 70

Để làm dạng bài này, các em nên đọc khái quát cả bài một lượt, sau đó tiếp tục đọc phần câu hỏi để tìm dữ liệu câu trả lời trong bài. Trong đề sẽ có những câu hỏi mang tính chất nhận biết như hỏi về phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ,… Để xác định đúng đáp án, các em cần vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học để xác định dựa vào nội dung, ngôn từ trong văn bản. Đối với những câu hỏi khó hơn, mang tính chất thông hiểu vận dụng, các em hãy khoanh vùng giới hạn nội dung rồi sử dụng phương pháp loại trừ để chọn ra đáp án chính xác.

- Dạng bài tìm lỗi sai: bắt đầu từ câu 71 đến câu 75

Dạng bài tập này sẽ chủ yếu tập trung vào các phần thuộc kiến thức tiếng Việt như chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa của từ,.. Để làm được dạng bài này, các em cần chú ý đọc bao quát để nắm được nội dung chính của bài, chú ý các từ đứng trước và đứng sau của từ được gạch chân để xác định lỗi sai. Ngoài ra, các em cũng cần ôn luyện các kiến thức về từ đồng âm, đồng nghĩa không hoàn toàn và một số từ hay dùng sai để tránh mắc lỗi.

- Dạng bài tìm từ khác loại: bắt đầu từ câu 76 đến câu 78

Dạng bài tập này tập trung chủ yếu vào các phần kiến thức về loại từ, nghĩa của từ, từ đồng âm,... Khi làm dạng bài này, các em nên chú ý tìm điểm chung giữa các từ ngữ trong phần đáp án, sau đó sử dụng phương pháp loại trừ để khoanh vùng đáp án có xác suất đúng cao nhất.

- Dạng bài hỏi về tác giả tác phẩm: bắt đầu từ câu 79 đến câu 80

+ Câu 79 nội dung hỏi về tác giả: Để làm được dạng bài này, các em chú ý học các phần kiến thức về tác giả. Bao gồm: tiểu sử, sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật, giai đoạn sáng tác,...

+ Câu 80 nội dung hỏi về tác phẩm: Để làm được dạng bài này, các em chú ý đến hoàn cảnh ra đời, thể loại, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt của tác phẩm.

- Dạng bài điền từ vào chỗ trống: bắt đầu từ câu 81 đến câu 85

Để làm tốt dạng bài này, các em cần chú ý nội dung của câu văn để lựa chọn đáp án có từ ngữ phù hợp với nội dung đoạn văn. Ngoài ra, một số câu thuộc dạng bài điền từ cũng có những câu nội dung liên quan đến kiến thức tác phẩm. Đó có thể là nhận định, đánh giá về một tác giả, tác phẩm bất kì nào đó trong chương trình Ngữ văn THPT. Vậy nên, các em cần chú ý vận dụng cả những kiến thức thuộc phần văn bản để làm tốt dạng bài này.

- Dạng bài đọc hiểu tác phẩm: Từ câu 86 đến câu 100

Kiến thức phần này sẽ nằm hoàn toàn trong các tác phẩm thuộc chương trình THPT. Vì thế, để làm tốt phần này, các em cần phải nắm chắc kiến thức về nội dung, nghệ thuật, hình ảnh, các chi tiết đắt giá trong tác phẩm. Đặc biệt, các em cần chú ý đọc kỹ các đáp án vì đề sẽ “đánh lừa” bằng những đáp án gần giống nhau dễ gây nhầm lẫn cho thí sinh.

2.2. Đối với phần tư duy định lượng

Phần thi này sẽ bao gồm 50 câu hỏi Toán học. Kiến thức ôn thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ bao gồm kiến thức của cả 3 lớp khối THPT là lớp 10, 11 và 12 với tất cả các cấp độ nhận thức từ Nhận biết – Thông hiểu – Vận dụng tới Vận dụng cao trong mỗi khối lớp. Tuy nhiên, phần kiến thức trọng tâm thí sinh cần đặc biệt chú ý vẫn nằm ở chương trình lớp 12. 

Đối với chương trình toán 10, thí sinh cần tập trung vào các chuyên đề sau:

  • Phương trình – Hệ phương trình
  • Bất đẳng thức – Bất phương trình
  • Hàm số 
  • Thống kê 
  • Hình học Oxy.

Các dạng bài tập quen thuộc và cơ bản đối với các bạn học sinh sẽ là những câu hỏi bài tập về nghiệm của phương trình, hệ phương trình, bất phương trình, tọa độ điểm ở trong hình Oxy,.. Các câu hỏi thuộc cấp độ nhận biết sẽ về chuyên đề sẽ thuộc chuyên đề thống kê, phân tích số liệu,... Còn các câu hỏi thuộc cấp độ vận dụng và vận dụng cao sẽ thuộc các chuyên đề bất đẳng thức, phương trình tọa độ Oxy. Đây cũng chính là những câu hỏi có tính phân loại cao trong kỳ thi THPT Quốc gia các năm.

Đối với chương trình toán lớp 11, thí sinh nên ôn tập cả 7 chuyên đề trọng tâm. Tuy nhiên, phép biến hình là chuyên đề rất ít xuất hiện trong đề thi và nếu xuất hiện sẽ thuộc nhóm câu hỏi vận dụng cao.

Đối với chương trình toán lớp 12, thí sinh nên ôn luyện đầy đủ tất cả các phần kiến thức chuyên đề vì kiến thức sẽ trải rộng từ phần nhận biết đến vận dụng cao. Các câu hỏi chiếm % tỉ lệ lớn trong bài sẽ tập trung ở các chuyên đề như bài toán thực tế về nguyên hàm 0 tích phân, phương trình - bất phương trình logarit. Một số câu hỏi liên hệ thực tế khác sẽ nằm ở phần khối tròn xoay, trục tọa độ không gian. Để làm được dạng bài này, các em cần đọc hiểu thật kỹ và phân tích đề bài để tìm ra cách giải. Ngoài ra, để giải quyết các câu thuộc nhóm vận dụng cao, các em cần ôn luyện kiến thức các phần min - max trong hình học Oxy, cực trị hàm số tuyệt đối, câu hỏi liên quan chuyên đề logarit và bất đẳng thức,...

 

kiến thức trọng tâm ôn thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội

 

2.3. Đối với phần khoa học

Kiến thức phần khoa học sẽ là tổng hợp của 5 môn học thuộc cả 2 tổ hợp khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, tương ứng với 50 câu hỏi. Cụ thể:

- Kiến thức môn Vật lí: gồm cả kiến thức của chương trình lớp 11 và 12.

+ Kiến thức lớp 11: học sinh nên tập trung học các chuyên đề Từ trường, khúc xạ ánh sáng, dòng điện. 

+ Kiến thức lớp 12: học sinh cần học đầy đủ kiến thức cả 7 chương trong SGK.

- Kiến thức môn Hóa học: gồm kiến thức của cả 3 khối bậc THPT.

+ Kiến thức lớp 10: thí sinh ôn tập phần Tốc độ phản ứng của các chất và cân bằng hóa học

+ Kiến thức lớp 11: thí sinh ôn tập chương 1 và chương 2 trong SGK, các bài tập tổng hợp về hidrocacbon

+ Kiến thức lớp 12: thí sinh ôn tập tất cả các chuyên đề

- Kiến thức môn Sinh học: thí sinh ôn tập các phần: di truyền, biến dị, cơ chế và các quy luật di truyền.

- Kiến thức môn Lịch sử: sẽ nằm trong chương trình học của cả lớp 11 và 12 nhưng trọng tâm là lớp 12.

Cụ thể là hai phần: lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Bên cạnh đó, ngoài kiến thức cơ bản, các em cần phải linh hoạt trong việc liên hệ với tình hình thực tế tại Việt Nam để trả lời các câu hỏi nằm ngoài phạm vi SGK.

- Kiến thức môn Địa lí: phạm vi kiến thức nằm ở trong chương trình lớp 11 và lớp 12.

+ Kiến thức lớp 11: thí sinh ôn luyện kiến thức về các quốc gia và khu vực trên thế giới.

+ Kiến thức lớp 12: thí sinh tập trung vào 4 chuyên đề: địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, địa lí các ngành kinh tế và kỹ năng địa lí. Cụ thể là kĩ năng làm việc với bảng số liệu/ biểu đồ và kĩ năng đọc và sử dụng Atlat địa lí Việt Nam.

Đăng ký ngay để được thầy cô tổng hợp kiến thức và xây dựng lộ trình ôn thi ĐGNL phù hợp nhất với bản thân

 

3. Phương pháp ôn thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội

3.1. Xác định năng lực của bản thân và mục tiêu điểm số

Trước bất kì một kì thi quan trọng nào, các em cũng cần xác định đúng năng lực của bản thân và mục tiêu điểm số mình muốn đạt được. Bởi việc hiểu đúng về học lực của mình sẽ giúp các em biết được mình đã ổn, đã vững ở phần nào và đang yếu, cần cải thiện ở phần nào. Từ đó, thí sinh có thể phân bổ thời gian, đề ra lộ trình ôn tập phù hợp cho bản thân.

Đối với những phần đã học vững, các em có thể dành thời gian luyện đề từ sớm và học thêm các “mẹo” để giải nhanh, tối đa hóa điểm số. Còn đối với những phần vẫn đang yếu, các em cần ôn luyện thật kỹ các kiến thức trong SGK, làm nhiều dạng bài từ lí thuyết đến thực hành để hiểu toàn diện.

3.2. Ôn tập nắm vững kiến thức cơ bản

Để ôn thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội thật tốt, việc quan trọng các em cần làm là nắm vững kiến thức cơ bản. Các em cần học sâu, hiểu bản chất để vận dụng linh hoạt các câu hỏi trong đề từ nhận biết tới vận dụng cao. Bởi đề thi đánh giá năng lực được đánh giá là không quá khó, đề không nặng về lý thuyết hay yêu cầu thí sinh phải học thuộc nhiều mà cần các em thể hiện được khả năng tư duy cũng như kỹ năng xử lý vấn đề. 

 

phương pháp ôn thi đánh giá năng lực đại học quốc gia hà nội

 

3.3. Luyện đề và thi thử

Luyện đề thường xuyên sẽ giúp các em nhuần nhuyễn các phần kiến thức quan trọng, cũng như nắm được cách thức tư duy, tìm ra trình tự xử lý các vấn đề. Khi đã học vững các kiến thức trong sách, các em có thể bắt đầu quá trình luyện đề 3 tháng trước kì thi chính thức. 

Bên cạnh đó, các em cũng có thể tham gia một số kì thi thử để rèn luyện tâm lý phòng thi và quen với cách làm bài thi trên máy tính giống như khi thi thật. Nhà trường VUIHOC cũng thường xuyên tổ chức các kỳ thi thử ĐGNL với nội dung đề thi được biên soạn bởi chính những thầy cô từng trong ban ra đề của trường ĐH Quốc gia Hà Nội. Các em có thể tham khảo nhé.

 

4. Đề cương ôn thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội

Mỗi năm, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ công bố đề cương ôn thi đánh giá năng lực theo kế hoạch tổ chức. Thời gian công bố thường vào đầu tháng 2 hàng năm, các em chú ý theo dõi nhé. 

Tham khảo đề cương ôn thi đánh giá năng lực được ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2024: 

 

Cấu trúc

Lĩnh vực kiến thức

Dạng thức câu hỏi

Số câu hỏi

Mục tiêu đánh giá

Tư duy định lượng (Toán học)

Đại số, hình học. giải tích, thống kê và xác suất sơ cấp

35 câu hỏi trắc nghiệm bốn lựa chọn/ một đáp án đúng và 15 câu điền đáp án

50

Năng lực giải quyết vấn đề, suy luận, lập luận, tư duy logic, tư duy tính toán, khái quát hóa, mô hình hóa toán học, sử dụng ngôn ngữ và biểu diễn toán học, tư duy trừu tượng không gian.

Tư duy định tính (Ngữ văn - Ngôn ngữ)

Ngữ liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực như văn học, ngôn ngữ (từ vựng - ngữ pháp), văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý, nghệ thuật...

50 câu hỏi trắc nghiệm bốn lựa chọn/ một đáp án đúng

50

Năng lực giải quyết vấn đề, lập luận, tư duy logic, tuy duy ngôn ngữ tiếng Việt.

Khoa học (Tự nhiên - Xã hội)

- Vật Lý: Cơ học, điện học, quang học, từ trường, hạt nhân nguyên tử, lượng tử ánh sáng...

- Hóa học: Hóa học đại cương (các nguyên tố, cấu tạo nguyên tử); hóa vô cơ; hóa hữu cơ...

- Sinh học: Sinh học cơ thể, di truyền và biến dị, tiến hóa...

- Lịch sử: Lịch sử thế giới cận - hiện đại, lịch sử Việt Nam cận - hiện đại...

- Địa lý và Giáo dục: Địa lý tự nhiên, địa lý dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, địa lý các ngành kinh tế, địa lý các vùng kinh tế

47 câu hỏi trắc nghiệm bốn lựa chọn/ một đáp án đúng và ba câu điền đáp án thuộc lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Sinh học

50 (mỗi lĩnh vực 10 câu hỏi)

Năng lực tìm hiểu, khám phá và ứng dụng khoa học; khả năng giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy, lập luận và tổng hợp, ứng dụng, am hiểu đời sống kinh tế xã hội; khả năng tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử; khả năng nhận thức thế giới theo quan điểm không gian thông qua lĩnh vực Địa lý; khả năng nghiên cứu và thực nghiệm thông qua lĩnh vực Vật lý, Hóa học và Sinh học.

 

Bên cạnh việc nắm được kiến thức tổng quát có thể xuất hiện trong đề thi ĐGNL, các em học sinh cần kết hợp giữa học chắc lý thuyết và thực hành thông qua các đề thi mẫu mà Đại học Quốc gia Hà Nội công bố hàng năm. Điều này không chỉ giúp các em hiểu rõ bản chất kiến thức mình đang học mà còn rèn luyện khả năng tư duy và phản xạ làm bài - một kỹ năng vô cùng quan trọng khi làm đề thi trắc nghiệm. 

Các em có thể xem bài viết tổng hợp: Đề thi đánh giá năng lực của trường Đại học Quốc gia Hà Nội các năm gần đây đã công bố để tham khảo cấu trúc đề thi và luyện tập thật tốt nhé!

 

5. Ôn thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội ở đâu?

Nhằm giúp phụ huynh và các em học sinh giải đáp cho vấn đề: “Ôn thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội ở đâu?”, VUIHOC đã biên soạn và thiết kế khóa học PAS dành riêng cho các sĩ tử tham dự kỳ thi ĐGNL của ĐHQG Hà Nội. 

Chương trình học được thiết kế rõ ràng, bài bản, đề cao yếu tố tư duy. Khóa học PAS được thiết kế với chương trình học gồm 3 phần chính sát với cấu trúc đề thi ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội:

  • Phần Tư duy định lượng gồm các kiến thức về Toán học như Đại số; Hình học; Giải tích; Thống kê và xác suất sơ cấp
  • Phần Tư duy định tính gồm các kiến thức về Văn học, Ngôn ngữ (từ vựng – ngữ pháp) cùng kỹ năng đọc hiểu các văn bản thông tin, văn bản nghị luận và các văn bản Văn học.
  • Phần Khoa học ĐGNL gồm các kiến thức về khoa học tự nhiên (Vật Lí, Hóa học, Sinh học) và khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lí)

Các video bài giảng lý thuyết và bài tập trong khóa học được biên soạn bởi ban cố vấn là những thầy, cô từng tham gia biên soạn đề thi ĐGNL các năm. Điều này đảm bảo quá trình giúp học sinh tiếp cận chính xác các dạng bài quan trọng trong chương trình THPT và cả các dạng bài tập lạ thường xuất hiện trong bài thi ĐGNL. 

Nhằm giúp học sinh rèn luyện được cách suy luận và tư duy làm bài, khóa học cũng sẽ tập trung vào phương pháp giảng dạy bằng sơ đồ tư duy cùng các phương thức liên hệ, so sánh phù hợp với từng bài giảng.

PAS ĐGNL VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa ôn thi đánh giá năng lực online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Học tương tác trực tiếp với thầy cô  

⭐ Lộ trình bám sát cấu trúc đề thi, đảm bảo đạt 100+ thi ĐGNL ĐHQGHN

⭐ Thi thử miễn phí trải nghiệm như thi thật  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Phân lớp theo học lực và trình độ

⭐ Đội ngũ gia sư hỗ trợ 24/7 cho đến lúc thi

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!!

 

Trên đây, VUIHOC đã tổng hợp những thông tin quan trọng về kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội cũng như trả lời câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội ở đâu hiệu quả dành cho các phụ huynh và sĩ tử quan tâm về kỳ thi này. Để đăng ký khóa PAS với các thầy cô VUIHOC, các em hãy truy cập vuihoc.vn ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn xem thêm: 

Ôn thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia HCM

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990