img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

5 lưu ý quan trọng thí sinh cần ghi nhớ khi ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Văn

Tác giả Minh Châu 15:34 24/05/2023 10,518 Tag Lớp 12

Môn Ngữ văn là một trong ba môn thi bắt buộc của kỳ thi THPT Quốc gia. VUIHOC đã tổng hợp những lưu ý giúp các em ôn thi tốt nghiệp môn Văn dễ dàng hơn bài viết này. Các em hãy tham khảo và lựa chọn phương pháp ôn thi môn văn THPT Quốc gia hiệu quả nhất nhé!

5 lưu ý quan trọng thí sinh cần ghi nhớ khi ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Văn
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Rèn luyện kỹ năng viết các đoạn văn từ 5-7 dòng

Thế nào là một đoạn văn hoàn chỉnh? Về nội dung, đoạn văn là một phần của văn bản, nó diễn đạt ý hoàn chỉnh ở một mức độ nào đó logic về mặt ngữ nghĩa, có thể nắm bắt được một cách tương đối dễ dàng. Về hình thức, một đoạn văn luôn luôn hoàn chỉnh. Sự hoàn chỉnh đó thể hiện bằng cách: đoạn văn được bắt đầu từ chữ cái viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng.

Để viết được một đoạn văn hay, trước tiên các em cần xác định rõ yêu cầu của đề: Đề bài yêu cầu mình viết về cái gì? (nội dung đoạn văn), viết trong khoảng bao nhiêu dòng? (dung lượng đoạn văn), sau đó đi tìm ý cho đoạn văn, xác định sẽ viết những gì? Tuỳ thuộc theo yêu cầu của đề, các em có thể ghi ra nháp những ý chính mà mình muốn viết. Việc tìm ý cho đoạn văn sẽ giúp cho các em hình dung được những ý chính cần viết, tránh tình trạng viết không đúng trọng tâm, lan man dài dòng.

Sau khi tìm được những ý chính cho đoạn văn,các em đi vào viết câu mở đầu. Câu mở đầu có nhiệm vụ dẫn dắt vấn đề cho người đọc. Đối với đoạn văn trong đề đọc hiểu, các em nên dẫn dắt từ nội dung của văn bản được trích dẫn. Đoạn văn có thể được trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cách đơn giản và dễ hiểu nhất là trình bày theo phương pháp diễn dịch, tức là câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn. Các câu phía sau triển khai ý cho câu mở đầu.

  • Viết các câu nối tiếp câu mở đầu: Dựa vào các ý chính đã ghi trong giấy nháp, chúng ta tiến hành viết đoạn văn. Cần lưu ý về cách diễn đạt sao cho dễ hiểu, trôi chảy và đúng chính tả.
  • Viết câu kết cho đoạn văn: Câu kết của đoạn văn có vai trò kết thúc vấn đề. Dù đoạn văn dài hay ngắn thì câu kết cũng giữ một vai trò quan trọng, tóm gọn lại vấn đề, để lại ấn tượng cho người đọc. Câu kết có thể nêu ra cảm xúc cá nhân, mở rộng vấn đề, hoặc tóm lược ý chính mà các em vừa trình bày.

Lưu ý: Nếu bài viết yêu cầu nêu ra quan điểm, cảm nhận của cá nhân, các em có thể trình bày quan điểm cá nhân nhưng phải thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, rõ ràng, sâu sắc nhưng không đi trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Thí sinh nên sử dụng nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo như viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…

 

ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Văn

 

2. Đoạn văn Nghị luận xã hội cần viết ngắn gọn và đúng trọng tâm vấn đề

Đối với phần Nghị luận xã hội, học sinh cần lưu ý viết một đoạn văn ngắn khoảng 2/3 trang giấy thi, hình thức sẽ là 1 đoạn văn (không xuống dòng), nội dung: trình bày suy nghĩ về 1 ý kiến đã được nhắc đến trong văn bản Đọc - hiểu. Thí sinh cần tập trung trả lời 4 câu hỏi trọng tâm: “Là gì - Tại sao - Như thế nào - Phải làm gì?”. Đặc biệt, các em nên biết cách sử dụng dẫn chứng thuyết phục, phù hợp với vấn đề nghị luận.

Câu hỏi của phần này không quá phức tạp mà thường khai thác những khía cạnh đạo đức, tư tưởng, tình cảm gắn liền với đời sống hàng ngày. Học sinh cần chú ý đến nội dung vấn đề trong phần Đọc - hiểu như: ý nghĩa của sự trải nghiệm, lòng biết ơn, ý nghĩa của việc rèn luyện kĩ năng sống, phẩm chất đạo đức, ý nghĩa của việc trân trọng những điều bình dị xung quanh trong cuộc sống, sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn thử thách, sức mạnh to lớn của ý chí, nghị lực..

Khi viết đoạn văn cần chú ý xây dựng một câu mở đoạn thường giới thiệu và dẫn dắt vấn đề; sau đó trích dẫn ý kiến trong đề. Các câu trong thân đoạn phải đi vào giải thích vấn đề; tập trung bàn luận và chứng minh nội dung chính được nêu ở đề (phần trọng tâm), chọn lọc dẫn chứng cụ thể để minh họa, phê phán lật ngược vấn đề… Kết đoạn, các em có thể rút ra bài học cho bản thân (gồm bài học nhận thức và bài học hành động)

Các em thí sinh chỉ nên dành khoảng 25 phút cho bài làm văn nghị luận xã hội. Cần tránh viết lan man, dài dòng khiến mất nhiều thời gian cho phần này, dẫn đến thiếu thời gian cho phần Nghị luận văn học chiếm 1 nửa số điểm.

 

3. Nắm được kỹ năng ôn tập phần Nghị luận văn học

Đến thời điểm nước rút hiện tại học sinh không thể dềnh dàng mà phải lên kế hoạch ôn thi tốt nghiệp môn Văn một cách cụ thể. Trước hết, các em nên lập một bảng ưu tiên các kiến thức, kĩ năng cần học cho từng ngày, từng tuần.

Thứ hai, để việc ôn thi tốt nghiệp trở nên nhẹ nhàng và tránh bị ngợp hơn, học sinh phải nắm chắc kiến thức cơ bản, không ôm đồm quá nhiều. Các em có thể học bằng cách ghi lại các luận điểm trọng tâm của từng bài, kết hợp sơ đồ tư duy và tái hiện các luận cứ chứng minh cho luận điểm đó.

Ôn tập theo chủ đề và hệ thống kiến thức cũng là một cách hay để có thể so sánh đối chiếu, nhận diện được sự vận động trong từng tác phẩm cũng như từng giai đoạn văn học. Từ đó, rút ra dấu ấn riêng trong cá tính sáng tạo của tác giả.

Học sinh cần rèn cho mình kĩ năng hệ thống hóa về tác giả, tác phẩm và giai đoạn văn học. Cùng với ôn tập kiến thức, các em cần rèn để tăng kĩ năng nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi; bình giảng thơ; kĩ năng phân tích đề bài, tìm ý, triển khai ý, mở bài, kết bài, chuyển tiếp đoạn, trình bày, diễn đạt…

 

Cuối cùng là giai đoạn “văn ôn võ luyện” nước rút, luyện đề để củng cố kiến thức. Cô Phượng cho biết, quá trình luyện đề vô cùng quan trọng bởi nó sẽ giúp học sinh thuần thục với các dạng bài, chủ động phân bổ thời gian hợp lý khi làm bài thi.

 

 ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Văn 

 

4. Thực hành phương pháp học hiểu

Phạm vi kiến thức phần Đọc hiểu là ngữ liệu đa dạng (thơ, văn xuôi, văn bản nhật dụng), thường rộng, không khoanh vùng và xác định được vì nó nằm ngoài SGK.

Trong 4 câu đọc hiểu (chiếm 3/10 điểm), gồm 2 câu mức độ nhận biết, 1 câu mức độ thông hiểu và 1 câu mức độ vận dụng.

Để đạt điểm tối đa cho phần đọc hiểu, học sinh cần lưu ý chủ động tiếp thu kiến thức xã hội, cập nhật các vấn đề nòng và phương pháp trả lời các dạng câu hỏi.

Gợi ý cho thí sinh dự thi THPT Quốc gia môn Văn cách trả lời cho từng dạng câu hỏi như sau:

a) Câu 1 (mức độ nhận biết)

Thường hỏi về thể loại của ngữ liệu, phương thức biểu đạt hoặc phong cách ngôn ngữ,...

Để trả lời kiểu câu hỏi phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, thể loại, thí sinh cần nắm chắc và nhận diện được 6 phương thức biểu đạt, 6 phong cách ngôn ngữ, các thể thơ và truyện… (đã được học trong chương trình).

b) Câu 2 (mức độ nhận biết)

Thường là câu hỏi yêu cầu chỉ ra những hình ảnh, từ ngữ thể hiện (một nội dung/phạm trù nào đó) trong ngữ liệu.

Với câu hỏi này, học sinh cần đọc kĩ văn bản và nắm chắc yêu cầu của đề bài, xác định sau đó liệt kê đầy đủ, chính xác từ ngữ và hình ảnh thuộc nội dung/phạm trù câu hỏi.

c) Câu 3 (mức độ thông hiểu)

Có thể có các dạng câu hỏi: "Anh/chị hiểu như thế nào về … (câu văn/từ ngữ… ) được sử dụng trong đoạn trích?;" "Anh/chị hãy nêu nội dung của đoạn trích?"; "Anh/chị hãy nêu tên biện pháp tu từ và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ đó?"; "Anh chị hãy lý giải, vì sao tác giả cho rằng ….?";...

Để trả lời kiểu câu hỏi về nội dung đoạn trích, học sinh cần đọc kỹ lại toàn bộ văn bản đã cho, chú ý nhan đề (nếu có), xác định các luận điểm, từ khóa, sau đó trả lời sao cho thật ngắn gọn, súc tích, đúng trọng tâm (khoảng 1 đến 3 dòng, tùy ngữ liệu).

Với dạng câu hỏi: “Anh/chị hiểu như thế nào về …(câu văn/từ ngữ… ) được sử dụng trong đoạn trích?”, “Anh chị hãy lý giải, vì sao tác giả cho rằng…”: Học sinh cần nhận diện thật rõ đối tượng được hỏi là gì và đặt trong hoàn cảnh văn bản (ngữ liệu) để giải thích tuần tự, từ nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có), sau đó nêu ra nhận thức của bản thân. Chú ý bám sát nội dung trọng tâm của toàn ngữ liệu, nhận diện đúng quan điểm, thái độ của tác giả để lý giải chính xác cũng như đúng tinh thần của văn bản.

Với câu hỏi yêu cầu nêu tên biện pháp tu từ và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ, thí sinh nên trả lời theo các bước:

  • Bước 1: Gọi tên biện pháp tu từ và chỉ ra hình ảnh cụ thể.
  • Bước 2: Phân tích tác dụng: Nhấn mạnh (làm nổi bật, tô đậm) nội dung; tăng tính thẩm mỹ (tạo nhịp điệu, tăng tính hình ảnh, liên tưởng, khiến câu thơ – văn sinh động...); thể hiện tình cảm của tác giả với đối tượng được nhắc đến, với người đọc, người nghe, khơi gợi sự đồng cảm.

d) Câu 4 (mức độ vận dụng)

Có thể hỏi các dạng câu hỏi: "Anh chị có nhận xét gì về … một hình ảnh/một hiện tượng/một vấn đề?"; "Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả…?" (được đặt ra trong ngữ liệu hoặc được khơi gợi từ ngữ liệu).

Với câu hỏi “Anh/ chị có đồng tình với quan niệm của tác giả...?”: Học sinh lưu ý đưa ra trả lời sắc sảo, thể hiện tư duy phản biện của bản thân.

Với quan điểm tích cực (đồng tình với ý kiến): Phân tích biểu hiện tích cực của nhận định. Có thể bổ sung, mở rộng bằng kiến giải, hiểu biết của bản thân để thể hiện cái nhìn đầy đủ, sâu sắc, toàn diện.

Với quan điểm tiêu cực: Không đồng tình với ý kiến vì cách nhìn nhận còn phiến diện (phân tích chỉ ra biểu hiện của việc chưa toàn diện). Sau đó nói lên cái nhìn biện chứng (ví dụ, quan điểm của tác giả có phần cực đoan nhưng cũng phản ánh một thực tế…).

Với câu hỏi “Anh chị có nhận xét gì về … một hình ảnh/ một hiện tượng/ một vấn đề…”, học sinh cần có một tư duy toàn diện, có kiến thức thực tế để liên hệ, vận dụng nhằm lý giải thật rõ nét, thấu đáo, trọn vẹn, có tính biện chứng về vấn đề.

Tóm lại, về phần đọc hiểu, các em thí sinh cần trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, tránh lan man, dài dòng; diễn đạt đúng ngữ pháp, chính tả, câu từ trong sáng. Các câu thông hiểu, vận dụng cần có chiều sâu, trả lời sắc sảo, tròn trịa (có tư duy phản biện).

 

5. Chiến thuật "rinh" điểm cao cho từng phần

5.1. Phần Đọc hiểu văn bản

Phần Đọc - hiểu, thí sinh cần xác định được đúng yêu cầu của đề bài, xác định trọng tâm của câu hỏi bằng cách tìm "keyword" - từ khóa chính. Từ đó, phân tích, triển khai câu trả lời ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc. 

Thí sinh cần lưu ý viết chữ rõ ràng, dễ nhìn, trình bày sạch đẹp. Nội dung cần trả lời trọng tâm, đi thẳng vào vấn đề cần trả lời, tránh viết lan man.

>>>Xem thêm: Kỹ năng làm bài đọc hiểu văn bản đề thi THPT Quốc gia môn Văn 2k5 cần nắm vững

 

5.2. Phần Nghị luận xã hội

Thí sinh nên lập dàn ý chi tiết và gạch ra nháp những ý chính sẽ viết để tránh bỏ sót. Các em nên xác định đúng trọng tâm yêu cầu của đề bài, không cần ôn tập quá máy móc, rập khuôn.

Các sĩ tử khi viết phần Nghị luận xã hội cần lưu ý viết đủ ý và đảm bảo đúng cấu trúc của một đoạn văn nghị luận xã hội như: Mở đoạn, giải thích, phân tích, bình luận, dẫn chứng, bài học, kết đoạn. Thí sinh nên thêm vào những dẫn chứng thực tế để tăng tính xác thực và thuyết phục người đọc hơn.

Đối với dẫn chứng, các sĩ tử cần đọc nhiều sách báo, xem các bản tin thời sự, những vấn đề mang tính cập nhật, chọn lọc những sự kiện tiêu biểu trên các trang mạng Internet... Các em nên lấy những dẫn chứng mới, nóng hổi, sát với thực tế và có sự mới mẻ để gây ấn tượng với giám khảo chấm thi.

>>>Xem thêm: Bí kíp chinh phục đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ đề thi THPTQG môn Văn cho 2k5

 

5.3. Phần Nghị luận văn học

Các em cần đảm bảo chắc chắn đủ bố cục của một bài viết gồm: Mở bài, thân bài, kết bài.

Nếu như phần thân bài các em không đủ thời gian làm hết thì nên kết bài luôn vì như vậy mới là một bài văn hoàn chỉnh. Các em vẫn có cơ hội được cộng điểm bố cục.

Dưới đây là một số dàn ý tham khảo về các dạng bài Nghị luận văn học:

 

Dàn ý nghị luận về một tác phẩm đoạn trích văn xuôi

 

 

 

 

Dàn ý nghị luận về tác phẩm đoạn thơ

 

 

Dàn ý nghị luận về ý kiến bàn về văn học

 

 

Dàn ý nghị luận so sánh hai vấn đề hai đối tượng

 

Thí sinh cần học kỹ và nắm chắc những kiến thức trên lớp, nắm chắc ý chính của bài và bám vào đoạn văn mà đề yêu cầu để triển khai các luận điểm theo cảm nhận của bản thân và phân tích chúng.

Về phần liên hệ - mở rộng, các sĩ tử cần tìm kiếm những tác phẩm và nhân vật có đặc điểm, tính cách, số phận có điểm tương đồng hoặc điểm trái ngược so với đoạn văn đề bài yêu cầu phân tích. Điều này sẽ giúp bài văn có chiều sâu và điểm nhấn.

>>>Xem thêm: Kỹ năng làm bài Nghị luận văn học ôn thi môn Văn THPT Quốc gia 2023


Môn Ngữ văn là một trong ba môn bắt buộc trong kỳ thi THPT Quốc gia. VUIHOC đã tổng hợp những lưu ý và một số chia sẻ để giúp các em đạt kết quả tốt môn văn. Các em cũng đừng bỏ lỡ trọn bộ bí kíp ôn Văn thi THPT Quốc gia đã được nhà trường VUIHOC chia sẻ trong bài trước. Để học được nhiều kiến thức liên quan đến kỳ thi THPT Quốc gia thì các em hãy truy cập vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>>>Xem thêm: Tổng hợp đề thi Văn THPT Quốc gia các năm gần đây

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990