img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 54| Văn 9 tập 2 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 09:30 01/10/2024 1 Tag Lớp 9

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 54| Văn 9 tập 2 kết nối tri thức dưới đây sẽ giúp các em hiểu thêm về một số từ ngữ mới, có thể là được sáng tạo từ những từ đã có sẵn trong từ điển tiếng Việt hoặc là được phát triển thêm khi có sự xuất hiện của tiếng nước ngoài.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 54| Văn 9 tập 2 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 54| Văn 9 tập 2 kết nối tri thức

1. Câu 1 trang 54 sgk văn 9/2 kết nối tri thức

Bên cạnh nghĩa gốc, các từ ngân hàng, cổng, gạo cội, lăn tăn còn có nghĩa chuyển mới xuất hiện. Hãy xác định nghĩa mới của mỗi từ và đặt câu với từ được theo nghĩa mới đó.

Giải nghĩa của các từ và đặt câu với từ đó:

- Ngân hàng:

+ Ý nghĩa: là nơi lưu trữ tài sản giá trị như tiền, vàng trên toàn thế giới.

+ Đặt câu: Ngày mai em sẽ đến ngân hàng để rút tiền.

- Cổng:

+ Ý nghĩa: Đây là từ đa nghĩa có thể nói về nơi ta sẽ bước qua để vào nhà hay còn là một thiết bị dùng để đồng bộ và chuyển dữ liệu từ nơi xử lý thông tin đến các thiết bị liên kết khác như máy in, chuột…hoặc là nơi nối giữa hai máy tính khác nhau.

+ Đặt câu: Em cần cổng chuyển đổi để kết nối với máy chiếu.

- Gạo cội:

+ Ý nghĩa: dùng để chỉ những người có thâm niên trong một ngành nghề nào đó, là người có kinh nghiệm và khả năng trong lĩnh vực của mình.

+ Đặt câu: Bà là một nghệ sĩ gạo cội trong ngành múa dân tộc.

- Lăn tăn:

+ Ý nghĩa: đây là một trạng thái tâm lý của con người khi họ chưa biết mình phải làm gì, đang băn khoăn chưa có quyết định dứt khoát.

+ Đặt câu: Bạn ý vẫn đang băn khoăn chưa đưa ra được quyết định của mình.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức

2. Câu 2 trang 54 sgk văn 9/2 kết nối tri thức

Tìm từ ngữ mới trong tiếng Việt được hình thành theo hai cách sau (mỗi cách tìm 2 từ ngữ).

a. Những từ ngữ mới được tạo dựa trên những từ có sẵn trong từ điển tiếng Việt 

- Bàn tay vàng:

+ Nghĩa nguyên bản: Bàn tay được tạo ra bằng chất liệu vàng.

+ Nghĩa mới: bàn tay tài năng khéo léo, rất giỏi trong công việc của mình.

- Cơm bụi:

+ Nghĩa nguyên bản: Cơm và đồ ăn không sạch, dính nhiều bụi bẩn.

+ Nghĩa mới: Cơm bình dân, giá rẻ, phù hợp cho tất cả mọi người có thể ăn.

b. Những từ ngữ mới được tiếp nhận từ tiếng nước ngoài: Livestream, smartphone, xà phòng,...

Khóa học DUO dành riêng cho các em bậc THCS từ nhà trường VUIHOC, các em sẽ được học cùng các thầy cô TOP trường điểm quốc gia với kinh nghiệm giảng dạy phong phú. Đăng ký học thử để được trải nghiệm buổi học trực tuyến hoàn toàn miễn phí nhé!

3. Câu 3 trang 54 sgk văn 9/2 kết nối tri thức

Đọc các đoạn thơ sau trong bài “Mưa xuân” và thực hiện yêu cầu nêu bên dưới:

(1) Xác định nghĩa của những từ ngữ in đậm.

- Từ phơi phới: đây là trạng thái của cả người và vật. Đó có thể là sức sống của mùa xuân mơn mởn nhưng cũng có thể là tâm lý phấn chấn vui tươi của con người.

- Từ giăng tơ: không chỉ là động từ chỉ công việc hàng ngày của con nhện mà còn thể hiện trạng thái tâm lý. Đây có thể là trạng thái đặc trưng khi có một tình cảm mới chớm nở và đang len lỏi vào trong tâm trí của con người.

(2) Đặt câu với mỗi từ ngữ in đậm.

- Từ phơi phới: Không khí tết tràn về với muôn hoa đua nở phơi phới sắc xuân.

- Từ giăng tơ: Mối tình đầu luôn là mối tình khó quên nhất bởi đó là cảm giác tình cảm dần dần đến, giăng tơ và len lỏi trong tâm trí mỗi người và không thể nào phai mờ.

4. Câu 4 trang 54 sgk văn 9/2 kết nối tri thức

Xác định biện pháp tu từ trong các khổ thơ sau của bài Mưa xuân và nêu tác dụng:

a. 

- Biện pháp tu từ: Biện pháp so sánh ở câu “như cây lụa trắng”.

- Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh là:

+ Biểu thị được sự ngây thơ trong trắng của người thiếu nữ.

+ Qua đó giúp cho câu thơ trở nên sinh động hơn, có sức gợi hình gợi cảm hơn.

b. 

- Biện pháp tu từ: Biện pháp nhân hoá “thoi ngà nằm nhớ ngón tay em”.

- Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá là:

+ Cho thấy sự thiếu vắng, biến mất của nhân vật trữ tình bởi người đó đang đi tìm kiếm hình bóng của người mà mình thương yêu.

+ Qua đó giúp cho câu thơ trở nên gợi hình gợi cảm hơn.

c.

- Biện pháp tu từ: Biện pháp nhân hoá với hình ảnh “mưa xuân đã ngại bay”

- Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá là:

+ Biện pháp nhân hoá này đã ám chỉ dấu hiệu ngày xuân đã sắp đến lúc kết thúc cũng như thể hiện tâm trạng ngại ngần mà e dè của người con gái.

+ Nhờ vào biện pháp nghệ thuật nhân hoá mà câu thơ trở nên có sức sống hơn và gợi được sự chú ý của độc giả hơn.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Qua bài viết phía trên VUIHOC đã giúp các em biết cách Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 54| Văn 9 tập 2 kết nối tri thức. Các em hãy thường xuyên tương tác với các bài viết trong website vuihoc.vn hoặc trực tiếp đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ để có thêm nhiều các kiến thức không chỉ với môn Văn và cả các môn học khác nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 9
| đánh giá
Hotline: 0987810990