img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Các dạng bài tập bất đẳng thức thường gặp trong toán 9

Tác giả Hoàng Uyên 16:45 19/12/2024 11 Tag Lớp 9

Bất đẳng thức là một phần quan trọng trong chương trình Toán 9, yêu cầu khả năng tư duy logic và kỹ thuật làm bài vững chắc. Bài viết này sẽ tổng hợp những dạng bài tập bất đẳng thức thường gặp cùng với cách giải chi tiết để bạn làm chủ dạng toán này.

Các dạng bài tập bất đẳng thức thường gặp trong toán 9
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Các dạng bài tập bất đẳng thức cosi (Cauchy) 

1.1 Tổng quan kiến thức

  Dạng hai số không âm Dạng ba số không âm Dạng tổng quát với n số không âm
Tổng sang tích $x+y\geq2\sqrt{xy}$ $x+y+z\geq 3\sqrt[3]{xyz}$ $x_{1}+x_{2}+...+x_{n}\geq n\sqrt[n]{x_{1}x_{2}...x_{n}}$
Tích sang tổng $\sqrt{xy}\leq \frac{x+y}{2}$
$\sqrt{xy}\leq \left ( \frac{x+y}{2} \right )^{2}$
$\sqrt[3]{xyz}\leq \frac{x+y+z}{3}$
$xyz\leq \left ( \frac{x+y+z}{3} \right )^{3}$
$\sqrt[n]{x_{1}x_{2}...x_{n}}\leq \frac{x_{1}+x_{2}+...+x_{n}}{n}$
$x_{1}x_{2}...x_{n}\leq \left ( \frac{x_{1}+x_{2}+...+x_{n}}{n} \right )^{n}$
Dạng lũy thừa

$x^{2}+y^{2}\geq 2xy$
$xy\leq \frac{x^{2}+y^{2}}{2}$

Dấu "=" xảy ra khi x = y

$\sqrt[3]{xyz}\leq \frac{x+y+z}{3}$
$xyz\leq \frac{x^{3}+y^{3}+z^{3}}{3}$
Dấu "=" xảy ra khi x = y = z

$x_{1}^{n}+x_{2}^{n}+...+x_{n}^{n}\geq x_{1}x_{2}...x_{n}$
$x_{1}x_{2}...x_{n}\leq \frac{x_{1}^{n}+x_{2}^{n}+...+x_{n}^{n}}{n}$

Dấu "=" xảy ra khi x1 = x2 =...= xn

Dạng đặc biệt $x=x.1\leq \frac{x^{2}+1}{2}$ $x=x.1.1\leq \frac{x^{3}+y^{3}+z^{3}}{3}$ $x=x.1.1.....1\leq \frac{x^{n}+n-1}{n}$

* Bất đẳng thức trung gian: 

$\frac{1}{x}+\frac{1}{y}\geq \frac{4}{x+y}\forall x>0; y>0$. Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi x = y. 

$\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}\geq \frac{9}{x+y+z}\forall x>0; y>0; z>0$. Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi x = y = z. 

1.2 Một số ví dụ về dạng bài tập bất đẳng thức cosi

a. Dạng bài tổng sang tích

Bài 1: Cho x > 0. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức M = 4x2 - 3x + $\frac{1}{4}x$ + 2011.

Lời giải: Có M = 4x2 - 3x + $\frac{1}{4}x$ + 2011

$=(2x-1)^{2}+\left ( x+\frac{1}{4x} \right )+2010\geq 0+2\sqrt{x.\frac{1}{4x}}+2010=2011$

Vậy MinM = 2011 khi $x=\frac{1}{2}$

Bài 2: Cho x > y > 0 và xy = 2. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức $H=\frac{x^{2}+y^{2}}{x-y}$

Có $H=\frac{x^{2}+y^{2}-2xy + 2xy}{x-y}=\frac{(x-y)^{2}+4}{x-y}$

$=(x-y)+\frac{4}{x-y}\geq 2\sqrt{(x-y).\frac{4}{x-y}}=4$

Vậy MinH = 4 khi: 

$\left\{\begin{matrix}
x-y=\frac{4}{x-y} \\xy=2
\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}
x-y=2 \\xy=2
\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}
y=2-x\\x^{2}-2x-2=0
\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}
x=\sqrt{3}+1 \\y=\sqrt{3}-1
\end{matrix}\right.$

b. Dạng bài tích sang tổng, nhân bằng số thích hợp

Bài 1: Cho $a\geq 0;b\geq 0; a^{2}+b^{2}\leq 2$. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức $M=a\sqrt{b(a+2b)}+b\sqrt{a(b+2a)}$

Lời giải:
Xét: $M.\sqrt{3}$

$=a\sqrt{3b(a+2b)}+b\sqrt{3a(b+2a)}\leq a.\frac{3b(a+2b)}{2}+b.\frac{3a+(b+2a)}{2}=\frac{a^{2}+b^{2}}{2}+5ab\leq \frac{a^{2}+b^{2}}{2}+5.\frac{a^{2}+b^{2}}{2}\leq 6\Rightarrow M\leq 2\sqrt{3}$

Vậy MaxM = $2\sqrt{3}$ khi a = b = 1

Bài 2: $a\geq 1; b\geq 1$. Chứng minh $a\sqrt{b-1}+b\sqrt{a-1}\leq ab$

Có: $\sqrt{b-1}=\sqrt{1.(b-1)}\leq \frac{1+(b-1)}{2}=\frac{b}{2}\Rightarrow a\sqrt{b-1}\leq \frac{ab}{2}$

Và tương tự: 

$b\sqrt{a-1}\leq \frac{ab}{2}\Rightarrow a\sqrt{b-1}+b\sqrt{a-1}\leq \frac{ab}{2}+\frac{ab}{2}=ab\Rightarrow dpcm$

Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi a = b = 2.  

c. Dạng bài qua một bước biến đổi rồi sử dung BĐT cosi

Bài 1: Cho a > 0; b > 0; c > 0 và ab + bc + ac = 3abc. Tìm giá trị nhỏ nhất của
$P=\frac{a^{2}}{c(c^{2}+a^{2})}+\frac{b^{2}}{a(a^{2}+b^{2})}+\frac{c^{2}}{b(b^{2}+c^{2})}$

Lời giải: 
Có: $P=\frac{a^{2}}{c(c^{2}+a^{2})}+\frac{b^{2}}{a(a^{2}+b^{2})}+\frac{c^{2}}{b(b^{2}+c^{2})}$

$=\frac{a^{2}+c^{2}-c^{2}}{c(c^{2}+a^{2})}+\frac{b^{2}+a^{2}-a^{2}}{a(a^{2}+b^{2})}+\frac{c^{2}+b^{2}-b^{2}}{b(b^{2}+c^{2})}$

$=\left ( \frac{1}{c}-\frac{c}{c^{2}+a^{2}} \right )+ \left ( \frac{1}{a}-\frac{a}{a^{2}+b^{2}} \right )+\left ( \frac{1}{b}-\frac{b}{b^{2}+c^{2}} \right )\geq \left ( \frac{1}{c}-\frac{c}{2\sqrt{c^{2}a^{2}}} \right )+\left ( \frac{1}{a}-\frac{a}{2\sqrt{a^{2}b^{2}}} \right )+\left ( \frac{1}{b}-\frac{b}{2\sqrt{b^{2}c^{2}}} \right )$

$=\left ( \frac{1}{c}-\frac{1}{2a} \right )+\left ( \frac{1}{b}-\frac{1}{2b} \right )+\left ( \frac{1}{b}-\frac{1}{2c} \right )=\frac{1}{2}\left ( \frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c} \right )=\frac{ab+bc+ac}{2abc}=\frac{3}{2}$

Vậy MinP = 3/2 khi a = b = c = 1. 

Bài 2: Cho a, b, c > 0 và $\frac{1}{1+a}+\frac{1}{1+b}+\frac{1}{1+c}=2$. Chứng minh $abc\leq \frac{1}{8}$

Có: $\frac{1}{1+a}+\frac{1}{1+b}+\frac{1}{1+c}=2$

$\Rightarrow \frac{1}{1+a}=\left ( 1-\frac{1}{1+b} \right )+\left ( 1-\frac{1}{1+c} \right )=\frac{b}{1+b}+\frac{c}{1+c}\geq 2\sqrt{\frac{b}{1+b}.\frac{c}{1+c}}=2\sqrt{\frac{bc}{(1+b)(1+c)}}$

Tương tự: $\frac{1}{1+b}\geq 2\sqrt{\frac{ac}{(1+a)(1+c)}};\frac{1}{1+c}\geq 2\sqrt{\frac{ab}{(1+a)(1+b)}}$

Nhân các bất đẳng thức dương, cùng chiều ta được: 

$\frac{1}{(1+a)(1+b)(1+c)}\geq \frac{8abc}{(1+a)(1+b)(1+c)}$ hay $abc\leq \frac{1}{8}(dpcm)$

d. Dạng bài ghép cặp đôi

Bài tập: Cho a,b,c là độ dài ba cạnh của tam giác ABC. Chứng minh (a + b - c)(b + c - a)(c + a - b) $\leq $abc

Lời giải: Vì a, b, c là độ dài ba cạnh của tam giác ABC nên: 

a + b - c > 0; b + c - a > 0; c + a - b > 0

Có: $0<\sqrt{(a+b-c)(b+c-a)}\leq \frac{(a+b-c)+(b+c-a)}{2}=b$

$0<\sqrt{(b+c-a)(c+a-b)}\leq \frac{(b+c-a)+(c+a-b)}{2}=c$

$0<\sqrt{(c+a-b)(a+b-c)}\leq \frac{(c+a-b)+(a+b-c)}{2}=a$

Nhân ba đẳng thức dương cùng chiều ta được: (a + b - c)(b + c - a)(c + a - b) $\leq $abc (đpcm)

Lộ trình khóa học DUO dành riêng cho cấp THCS sẽ được thiết kế riêng cho từng em học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước tăng 3 - 6 điểm trong bài thi của mình.

e. Dạng bài kết hợp đặt ẩn phụ và dự đoán kết quả

Bài 1: Cho x > 0; y > 0. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức: 
$A=\frac{x+y+1^{2}}{xy+x+y}+\frac{xy+x+y}{x+y+1^{2}}$

Lời giải: 

Đặt $a=\frac{x+y+1^{2}}{xy+x+y}\Rightarrow \frac{xy+x+y}{x+y+1^{2}}=\frac{1}{a}$

Do m + n + p$\geq $ 3(mn + np + pm) => x +y + 12  $\geq $3xy + x + y => a $\geq $ 3

Vậy Min A = 10/3 khi a = 3 => x = y = 1.

Bài 2: Cho x > 0; y > 0 và x + y $\leq $1. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức: 
$P=\left ( \frac{1}{x}+\frac{1}{y} \right ).\sqrt{1+x^{2}y^{2}}$

Lời giải: 

Có: $P\geq \left ( 2\sqrt{\frac{1}{x}.\frac{1}{y}} \right ).\sqrt{1+x^{2}y^{2}}=2\sqrt{\frac{1}{xy}+xy}$

Đặt a = xy, do $xy\leq \left ( \frac{x+y}{2} \right )^{2}\leq \frac{1}{4}=> 0<a\leq \frac{1}{4}$, ta được:

$P\geq 2\sqrt{\frac{1}{a}+a}=2\sqrt{\left ( \frac{1}{a}+16a \right )-15a}\geq 2\sqrt{2\sqrt{\frac{1}{a}.16a}-15a}=2\sqrt{8-15a}\geq 2\sqrt{8-15\frac{1}{4}}=\sqrt{17}$ do $0<a\leq \frac{1}{4}$

=> MinP = $\sqrt{17}$ khi a = 1/4 hay x = y = 1/2. 

f. Dạng bài tìm lại điều kiện của ẩn 

Cho x, y > 0 và 2x2 + 2xy + y2 - 2x $\leq $8. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức: $P=\frac{2}{x}+\frac{4}{y}-2x-3y$

Có 2x2 + 2xy + y2 - 2x $\leq $8 $\Leftrightarrow x^{2}+2xy+y^{2}+x^{2}-2x+1\leq 9$
$\Leftrightarrow (x+y)^{2}+(x-1)^{2}\leq 9$ mà $(x+y)^{2}\leq (x+y)^{2}+(x-1)^{2}\Rightarrow (x+y)^{2}\leq 9\Rightarrow 0<x+y\leq 3$

Có: $P=\left ( \frac{2}{x}+2x \right )+\left ( \frac{4}{y}+y \right )-4x-4y\geq 2\sqrt{\frac{2}{x}.2x}+2\sqrt{\frac{4}{y}.y}-4(x+y)$

$=8-4(x+y)\geq 8-4.3=-4$ do ($0<x+y\leq 3$). Vậy MinP = -4 khi x = 1; y = 2. 

2. Các dạng bài tập bất đẳng thức Bunhiacopxki

2.1 Tổng hợp kiến thức

a. Dạng bộ hai số a;b và c;d bất kì: 

$\large (a^{2}+b^{2})(c^{2}+d^{2})\geq (ac+bd)^{2}$

Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi $\large \frac{a}{c}=\frac{b}{d}$

b. Dạng bộ ba số: 

$\large (a_{1}b_{1}c_{1}+a_{2}b_{2}c_{2}+...+a_{n}b_{n}c_{n})^{2}\leq (a_{1}^{3}+a_{2}^{3}+...+a_{n}^{3})(b_{1}^{3}+b_{2}^{3}+...+b_{n}^{3})(c_{1}^{3}+c_{2}^{3}+...+c_{n}^{3})$

Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi a1: b: ... : c1 = a: b: ... : c= a: b: ... : cn

c. Bộ n số: 

$\large (a_{1}b_{1}+a_{2}b_{2}+...+a_{n}b_{n})^{2}\leq (a_{1}^{2}+a_{2}^{2}+...+a_{n}^{2})(b_{1}^{2}+b_{2}^{2}+...+b_{n}^{2})$

Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi: 

$\large \frac{a_{1}}{b_{1}}=\frac{a_{2}}{b_{2}}=...=\frac{a_{n}}{b_{n}}$ với quy ước nếu mẫu bằng 0 thì tử phải bằng 0. 

2.2 Một số dạng bài tập 

Bài 1: Cho 4x + 3y = 1. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức A = 4x2 + 3y2

Lời giải:

Có: $1^{2}=(4x+3y)^{2}=(2.2x+\sqrt{3}.\sqrt{3}y)^{2}\leq (4+3)(4x^{2}+3y^{2})=7A=> A\geq \frac{1}{7}$

Vậy Min A = 1/7 khi: $\left\{\begin{matrix}
\frac{2x}{3y}=\frac{\sqrt{3}x}{\sqrt{3}} \\4x+3y=1
\end{matrix}\right.\Leftrightarrow x=y=\frac{1}{7}$

Bài 2: Cho 4a2 + 25b2 $\leq\frac{1}{10} $. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức H = 6a - 5b. 

Lời giải: 
Có $H^{2}=(6a-5b)^{2}=(3.2a+(-1).5b)^{2}\leq (9+1)(4a^{2}+25b^{2})=10(4a^{2}+25b^{2})\leq 10.\frac{1}{10}=1=>H\leq 1$

Vậy MaxH = 1 khi: $\left\{\begin{matrix}
\frac{2a}{3}=\frac{5b}{-1} \\6a-5b=1
\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}
2a+15b=0 \\18a-15b=3
\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}
a=\frac{3}{20} \\b=\frac{-1}{50}
\end{matrix}\right.$

Bài 3: Cho x2 + y2 + z2 = 3/4. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức P = x + y + z

Lời giải:
Có: $P^{2}=(1.x+1.y+1.z)^{2}\leq (1^{2}+1^{2}+1^{2})(x^{2}+y^{2}+z^{2})=3.\frac{3}{4}=\frac{19}{4}\Rightarrow P\leq \frac{3}{2}$

Vậy MaxP = 3/2 khi: $\left\{\begin{matrix}
\frac{x}{1}=\frac{y}{1}=\frac{z}{1} \\x+y+z=\frac{3}{2}
\end{matrix}\right.\Leftrightarrow x=y=z=\frac{1}{2} $

Bài 4: Cho a $\geq $ 0; b $\geq $ 0; c $\geq $ 0 và a + b + c = 1. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức:
$P=\sqrt{b+c}+\sqrt{c+a}+\sqrt{a+b} $

Lời giải: 
Có: $P^{2}=(1\sqrt{b+c}+1\sqrt{c+a}+1\sqrt{a+b})^{2}\leq (1^{2}+1^{2}+1^{2})(\sqrt{b+c}^{2}+\sqrt{c+a}^{2}+\sqrt{a+b}^{2}) =6(a+b+c)=6=>P\leq \sqrt{6}$

Vậy MaxP = $\sqrt{6}$ khi: $\left\{\begin{matrix}
\frac{\sqrt{a+b}}{1}=\frac{\sqrt{b+c}}{1}=\frac{\sqrt{c+a}}{1}\\a+b+c=1
\end{matrix}\right.\Leftrightarrow a=b=c=\frac{1}{3}$

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Các dạng bài tập bất đẳng thức không chỉ là một nội dung trọng tâm trong chương trình Toán 9 mà còn thường xuyên xuất hiện trong các kỳ thi học sinh giỏi và đề thi toán vào 10. Việc nắm vững các dạng bài tập bất đẳng thức và rèn luyện kỹ năng giải toán sẽ giúp bạn phát triển tư duy logic và nâng cao thành tích học tập. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích để xử lý tốt dạng toán bất đẳng thức. Chúc bạn học tốt và gặt hái thành công! 

>> Mời bạn tham khảo thêm:

Banner after post bài viết tag lớp 9
| đánh giá
Hotline: 0987810990