Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên| Toán 7 chương trình mới
Giữa đường vuông góc và đường xiên trong một tam giác có quan hệ gì đặc biệt? Mời bạn cùng theo dõi bài học quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên trong một tam giác toán 7 chương trình mới.
1. Đường vuông góc và đường xiên
- Từ một điểm A không nằm trên đường thẳng d, kẻ đường thẳng vuông góc với d tại H. Đoạn thẳng AH gọi là đoạn vuông góc hay đường vuông góc kẻ từ điểm A đến đường thẳng d. Ta gọi H là chân đường vuông góc hạ từ A xuống d. Lấy một điểm M trên d (M khác H), kẻ đoạn thẳng AM. Đoạn thẳng AM gọi là một đường xiên kẻ từ A đến đường thẳng d.
- Trong các đường xiên và đường thẳng vuông góc kẻ từ một điểm nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó có thì đường vuông góc là đường ngắn nhât.
- Chú ý: Vì độ dài đoạn thẳng AH là ngắn nhất trong các đoạn thẳng kẻ từ A đến d nên độ dài đoạn thẳng AH được gọi là khoảng cách từ điểm A đến đường thẳng d.
2. Bài tập đường vuông góc và đường xiên toán 7
2.1 Bài tập đường vuông góc và đường xiên toán 7 kết nối tri thức
Bài 9.6 trang 65 SGK Toán 7/2 kết nối tri thức
Giả sử tam giác ABC có AH là đường cao ứng với cạnh BC.
Khi đó AH là khoảng cách từ A đến đường thẳng BC.
Vậy chiều cao của tam giác ứng với một cạnh của nó là khoảng cách từ đỉnh đối diện đến đường thẳng chứa cạnh đó.
Bài 9.7 trang 65 SGK Toán 7/2 kết nối tri thức
a) Do ABCD là hình vuông nên AB = BC = CD = DA.
Do CD = DA nên D cách đều hai điểm A và C.
Do AB = BC nên B cách đều hai điểm A và C.
Vậy B và D cách đều hai điểm A và C.
b) CB là khoảng cách từ C đến AB, CD là khoảng cách từ C đến AD.
BC = CD nên khoảng cách từ C đến AB bằng khoảng cách từ C đến AD.
Do đó C là điểm cách đều hai đường thẳng AB và AD.
Bài 9.8 trang 65 SGK Toán 7/2 kết nối tri thức
Kẻ AH vuông góc với BC tại H.
M di chuyển trên BC thì AM ≥ AH.
Do đó giá trị nhỏ nhất của AM là AH.
AM = AH khi M trùng H.
Vậy M là chân đường cao kẻ từ A đến BC thì giá trị của AM nhỏ nhất.
b) là góc ngoài tại đỉnh M của AMC nên
Do ABC cân tại A nên .
Do đó .
Xét AMB có nên AB > AM.
Vậy AM < AB.
Khóa học DUO dành riêng cho các em bậc THCS từ nhà trường VUIHOC, các em sẽ được học cùng các thầy cô TOP trường điểm quốc gia với kinh nghiệm giảng dạy phong phú. Đăng ký học thử để được trải nghiệm buổi học trực tuyến hoàn toàn miễn phí nhé!
Bài 9.9 trang 65 SGK Toán 7/2 kết nối tri thức
Ta có là góc ngoài tại đỉnh M của AMN nên
Do đó là góc tù.
NMB có là góc tù nên là góc lớn nhất trong NMB.
Do đó cạnh NB là cạnh lớn nhất trong ∆NMB.
Khi đó MN < NB (1).
là góc ngoài tại đỉnh N của ANB nên
Do đó là góc tù.
có là góc tù nên là góc lớn nhất trong ∆CNB.
Do đó cạnh BC là cạnh lớn nhất trong CNB.
Khi đó NB < BC (2).
Từ (1) và (2) ta có MN < NB < BC.
Vậy MN < BC.
2.2 Bài tập đường vuông góc và đường xiên toán 7 chân trời sáng tạo
Bài 1 trang 66 SGK Toán 7/2 Chân trời sáng tạo
a) Ta có 4 < 6 < 7 hay AB < AC < BC.
Khi đó .
b) Trong tam giác ABC có: .
Tam giác ABC có nên tam giác ABC cân tại B.
Do đó BA = BC.
Tam giác ABC có nên BC < CA.
Vậy AB = BC < CA.
Bài 2 trang 66 SGK Toán 7/2 Chân trời sáng tạo
a) Tam giác ABC có > 90° nên là góc tù.
Do là góc tù nên là góc lớn nhất trong tam giác ABC.
Khi đó cạnh đối diện với là cạnh lớn nhất trong tam giác ABC.
Cạnh đối diện với trong tam giác ABC là cạnh BC.
Vậy BC là cạnh lớn nhất trong tam giác ABC.
b) Trong tam giác ABC có:
Tam giác ABC có nên tam giác ABC cân tại A.
Bài 3 trang 66 SGK Toán 7/2 Chân trời sáng tạo
a) Tam giác ABC vuông tại A nên (trong tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90°) và là góc lớn nhất trong tam giác ABC.
Do nên hay
Khi đó .
Do đó BC > CA > AB.
b) Ta có (2 góc kề bù) nên .
(tổng 3 góc trong tam giác ABK).
Do đó .
Khi đó là góc tù.
Tam giác BKC có là góc tù nên là góc lớn nhất trong tam giác BKC.
Khi đó BC là cạnh lớn nhất trong tam giác BKC.
Do đó BK < BC.
Bài 4 trang 66 SGK Toán 7/2 Chân trời sáng tạo
a) Ta thấy BA là đường vuông góc kẻ từ B đến AC.
BM và BC là đường xiên kẻ từ B đến AC.
Do đó BA là đoạn ngắn nhất trong các đoạn BA, BM, BC.
b) Ta thấy MA là đường vuông góc kẻ từ M đến AB.
MN và MB là đường xiên kẻ từ M đến AB.
Do đó MA là đoạn ngắn nhất trong các đoạn MA, MN, MB.
c) Ta có MA < MB (1).
(2 góc kề bù) nên .
(tổng 3 góc trong tam giác ABM) nên
.
Do đó .
Khi đó là góc tù.
Tam giác BMC có là góc tù nên là góc lớn nhất trong tam giác BMC.
Khi đó BC là cạnh lớn nhất trong tam giác BMC.
Do đó BM < BC (2).
Từ (1) và (2) ta có MA < MB < BC nên MA < BC.
2.3 Bài tập đường vuông góc và đường xiên toán 7 cánh diều
Bài 1 trang 99 SGK Toán 7/2 cánh diều
+) Xét Hình 83a:
Đường vuông góc kẻ từ điểm I đến đường thẳng d là IH.
Các đường xiên kẻ từ điểm I đến đường thẳng d là IM và IN.
+) Xét Hình 83b:
Đường vuông góc kẻ từ C đến đường thẳng Ox là CA.
Đường xiên kẻ từ C đến đường thẳng Ox là CO.
Đường vuông góc kẻ từ C đến đường thẳng Oy là CB.
Đường xiên kẻ từ C đến đường thẳng Oy là CO.
Bài 2 trang 99 SGK Toán 7/2 cánh diều
a) Khoảng cách từ điểm O đến đường thẳng a bằng 1 cm.
b) Khoảng cách từ điểm O đến đường thẳng b bằng 2 cm.
c) Khoảng cách từ điểm O đến đường thẳng c bằng 3 cm.
Bài 3 trang 99 SGK Toán 7/2 cánh diều
a) Ta có hình vẽ sau:
b) Ta có hình vẽ sau:
c) Xét BKH vuông tại K nên là góc lớn nhất trong BKH.
Do đó BH là cạnh lớn nhất trong BKH.
Suy ra HK < BH (1).
Xét BHC vuông tại H có là góc lớn nhất trong BHC.
Do đó BC là cạnh lớn nhất trong ∆BHC.
Suy ra BH < BC (2).
Từ (1) và (2) suy ra HK < BH < BC.
Bài 4 trang 99 SGK Toán 7/2 cánh diều
Ta thấy 12 < 14 < 15 nên chiếc đũa dài 14 cm bị chìm hoàn toàn trong dung dịch.
30 > 15 > 12 nên chiếc đũa dài 30 cm còn một đầu không bị chìm trong dung dịch.
Do đó bạn Duy có thể cầm vào chiếc đũa dài 30 cm thì ngón tay không bị chạm vào dung dịch.
Bài 5 trang 99 SGK Toán 7/2 cánh diều
OMH vuông tại H nên là góc lớn nhất trong tam giác OMH.
Do đó OM là cạnh lớn nhất trong tam giác OMH.
Khi đó OM > OH hay 3,5 > OH.
Vậy người sử dụng thang này không thể đứng ở độ cao 4 m so với mặt đất.
HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học
⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7
⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả
⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia
Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
Trên đây là những kiến thức về bài học Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên trong chương trình toán lớp 7. Qua bài học, các em đã biết được về mối quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên để áp dụng giải các bài tập hình học toán 7. Theo dõi các bài học mới nhất của VUIHOC trên trang web vuihoc.vn và đừng quên để lại thông tin để được tư vấn lộ trình học toán THCS hiệu quả nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm: