Soạn bài Bạn đã biết gì về sóng thần?| Văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo
Khi nhắc đến sóng thần, ta sẽ hình dung ra những điều kinh khủng có thể xảy đến do thiên tai này gây ra như: mất nhà, mất của, mất đi người thân và cả chính mình. Bài viết dưới đây VUIHOC sẽ giúp các em Soạn bài Bạn đã biết gì về sóng thần?| Văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo để tìm hiểu về hiện tượng tự nhiên này.
1. Soạn bài Bạn đã biết gì về sóng thần?: Chuẩn bị đọc
Em hãy nêu ra những hiểu biết của bản thân về sóng thần. Trong tình huống nếu chẳng may gặp phải sóng thần, chúng ta cần phải làm như thế nào để bảo vệ mình và hỗ trợ những người ở xung quanh mình?
Phương pháp giải:
Vận dụng những tri thức cuộc sống kết hợp với trí tưởng tượng
Lời giải chi tiết:
1. Sóng thần có định nghĩa như sau: Sóng thần (hay tsunami) là một loạt những đợt sóng được tạo ra khi một thể tích lớn của nước đại dương đang bị chuyển dịch chớp nhoáng ở trên một quy mô lớn.
Những dấu hiệu dưới đây thường báo trước sẽ có một cơn sóng thần: Cảm thấy có động đất. Nếu cảm thấy nền đất có sự rung lắc mạnh tới mức không còn khả năng đứng vững được, thì nhiều khả năng sẽ có xảy ra một trận sóng thần; Các bong bóng chứa khí gas sẽ nổi lên trên mặt nước làm cho ta có cảm giác như nước đang bị đun sôi.
2. Trong tình huống nếu chẳng may gặp phải sóng thần, để bảo vệ cho chính mình và hỗ trợ những người ở xung quanh mình, chúng ta cần phải làm những việc như sau:
- Bản thân mỗi người nên chủ động học bơi và vận động gia đình mình cùng nhau học bơi. Bên cạnh đó, chuẩn bị sẵn những dụng cụ cứu hộ có thể là phao cứu sinh hoặc áo phao và cất giữ tại những nơi dễ dàng tiếp cận nhất.
- Chạy tới một khu vực cao hơn và an toàn ngay lập tức (vùng đất cao trên 15m, cách bờ biển ít nhất là 1 km). Đừng cố gắng để cất giữ những đồ đạc ở trong nhà của bạn. Nếu bạn không thể chạy trốn tới một nơi an toàn thì hãy leo lên một cây to khỏe ở gần đó hoặc chạy lên tầng cao nhất của một tòa nhà. Ở khu vực an toàn đó trong vài giờ bởi vì con sóng thần cao hơn cũng có thể đến. Không ở trong xe bởi vì nó có thể bị những con sóng cuốn đi.
2. Soạn bài Bạn đã biết gì về sóng thần?: Trải nghiệm cùng văn bản
2.1 Nhan đề và hệ thống đề mục của văn bản cho em biết về điều gì?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức phần đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
- Mục đích của văn bản chính là giúp cho người đọc có thể nắm bắt và hiểu rõ hơn về những thông tin liên quan đến sóng thần (định nghĩa, nguyên nhân, cơ chế hình thành và dấu hiệu để nhận biết sóng thần)
- Đặc điểm của văn bản giúp cho em nhận ra được mục đích ấy là:
Văn bản chia bố cục rất rõ ràng từng đoạn theo những ý chính:
+ Định nghĩa
+ Cơ chế hình thành nên sóng thần
+ Nguyên nhân xảy ra
+ Dấu hiệu sắp xuất hiện sóng thần
+ Những thảm họa sóng thần đã có trong lịch sử
2.2 Đọc quét hai đoạn đầu trong văn bản và cho biết điều gì khiến sóng thần trở nên vô cùng đáng sợ với con người.
Phương pháp giải:
Vận dụng những tri thức khoa học để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Sóng thần là một loạt những đợt sóng tạo ra khi một thể tích lớn nước của đại dương bị chuyển dịch chớp nhoáng ở trên một quy mô lớn. Động đất cùng với những dịch chuyển địa chất lớn ở bên trên hoặc bên dưới mặt nước, núi lửa phun cùng với sự va chạm thiên thạch đều có khả năng tạo ra sóng thần. Đây là một loại thiên tai mà cho đến thời điểm này con người vẫn chưa thể nào tìm ra cách để dự báo được. Hậu quả của sóng thần có thể đến mức cực lớn vì nó có thể tàn phá và cuốn trôi nhà cửa, xe cộ, tất cả những cơ sở vật chất và nhấn chìm đến hàng trăm ngàn người chỉ trong khoảng thời gian vài giờ.
2.3 Hình ảnh minh họa trong đoạn này có hỗ trợ cho ý tưởng chính của toàn đoạn hay không? Tại sao?
Phương pháp giải:
Vận dụng những kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh minh họa đã hỗ trợ rất nhiều trong việc thể hiện ý tưởng của toàn đoạn bởi vì nghe mỗi thông tin thì người đọc sẽ không thể hình dung ra được sóng thần đã gây ra những thảm họa to lớn thế mức nào, hình ảnh giúp khẳng định được tính chân thực của thông tin.
>> Xem thêm: Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo
3. Soạn bài Bạn đã biết gì về sóng thần?
3.1 Câu 1 trang 36 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo
Mục đích viết của văn bản phía trên là gì? Những đặc điểm nào của văn bản đã giúp cho em nhận ra được mục đích ấy?
Phương pháp giải:
Vận dụng những tri thức phần đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Mục đích của việc viết văn bản phía trên nhằm giúp cho người đọc có thêm vốn hiểu biết về thảm họa do sóng thần đã gây ra
Bởi văn bản cung cấp những thông tin, số liệu, con số và minh chứng cụ thể dành cho người đọc. Chỉ rõ ra nguyên nhân, cơ chế hình thành và những tổn thất vô cùng nặng nề do sóng thần đã gây ra
3.2 Câu 2 trang 36 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo
Chỉ ra cách trình bày những thông tin và căn cứ xác định của một vài đoạn văn sau
Phương pháp giải:
Vận dụng những tri thức trong phần đọc hiểu
Kiến thức liên quan đến đoạn văn
Lời giải chi tiết:
- Cách trình bày thông tin vô cùng cụ thể, chi tiết và khoa học, người đọc có thể dễ hình dung, tưởng tượng và nắm được những thông tin quan trọng
- Căn cứ để xác định được một đoạn văn: Lùi đầu dòng và viết hoa chữ cái đầu dòng, dấu chấm kết thúc cuối đoạn văn. Mỗi đoạn văn sẽ trình bày một nội dung khác nhau.
3.3 Câu 3 trang 36 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo
Tim thông tin cơ bản trong đoạn văn: “Sóng thần đã được nhắc đến ... Ngày 17/7/1998, sóng thần làm hơn 2 100 người chết tại Pa-pua Niu Ghi-nê”. Thông tin cơ bản đã được thể hiện thông qua những chi tiết nào? Xác định vai trò của những chi tiết đó trong đoạn văn.
Phương pháp giải:
Vận dụng phương pháp phần đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
- Thông tin cơ bản đã được thể hiện thông qua những chi tiết: Sóng thần đã có từ thời thượng cổ; Sự tàn phá vô cùng ghê gớm của sóng thần
- Vai trò của những chi tiết: Giúp cho người đọc có những thông tin và hiểu biết về thảm họa sóng thần, thấy được sự tàn phá tại nơi mà sóng thần đã đi qua. Trong lịch sử loài người đã trải qua những trận sóng thần như thế nào.
3.4 Câu 4 trang 37 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo
Văn bản sử dụng những loại phương tiện phi ngôn ngữ gì? Nhận xét về hiệu quả biểu đạt của chúng ở trong văn bản.
Phương pháp giải:
Vận dụng việc quan sát
Lời giải chi tiết:
Văn bản đã sử dụng những phương tiện phi ngôn ngữ như Tranh ảnh và sơ đồ
Tác dụng: Giúp cho việc cung cấp thông tin và số liệu không hề khô khan mà trở nên rất sinh động, giúp cho người đọc dễ hình dung và tưởng tượng ra được đối tượng đang muốn nhắc tới
3.5 Câu 5 trang 37 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo
Sau khi đọc văn bản, em hiểu thêm được điều gì về sóng thần?
Phương pháp giải:
Vận dụng phương pháp thu thập thông tin và chắt lọc thông tin
Lời giải chi tiết:
Qua văn bản mỗi chúng ta sẽ có thêm được cho mình nhiều hiểu biết liên quan đến sóng thần, chúng ta hiểu được nguyên nhân từ đâu mà thiên tai này lại có thể xuất hiện, dấu hiệu nhận biết được thiên tai sóng thần để có thể bảo vệ chính mình và những người xung quanh nữa
3.6 Câu 6 trang 37 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo
Dựa trên những hiểu biết của bản thân em về sóng thần, thiết kế ra một áp phích để hướng dẫn mọi người về những việc cần phải làm khi xảy ra sóng thần.
Phương pháp giải:
Vận dụng phương pháp thu thập và chắt lọc thông tin
Lời giải chi tiết:
Trên đây là toàn bộ phần Soạn bài Bạn đã biết gì về sóng thần?. Thông qua bài soạn, hy vọng các em có thể nắm bắt được những thông tin về sóng thần cũng như bảo vệ được chính bản thân mình và những người thân khi chẳng may gặp sóng thần.
Ngoài bài soạn này ra, nếu các em muốn tham khảo thêm những bài soạn khác nằm trong chương trình ngữ văn và cả những bài soạn khác thuộc các môn học khác nói chung thì các em phải nhanh chóng truy cập vào website chính thức của VUIHOC đó là vuihoc.vn để có thể đăng ký khoá học cho mình một cách nhanh chóng và được trực tiếp giảng dạy các dạng bài tập thường gặp từ các thầy cô giáo VUIHOC vô cùng đáng yêu và nhiệt huyết.
>> Mời bạn tham khảo thêm: