Soạn bài Con chào mào| Văn 6 kết nối tri thức
Dưới đây là phần Soạn bài Con chào mào| Văn 6 kết nối tri thức mà VUIHOC đã chuẩn bị. Bài thơ thể hiện cách ứng xử của nhân vật tôi đối với con chim chào mào: luôn xuất hiện ở trong tâm trí – sự tôn trọng và yêu thương chứ không phải sự độc chiếm. Từ đó khơi gợi cho người đọc tình yêu, trân trọng và ý thức bảo vệ thiên nhiên của con người.
1. Soạn bài Con chào mào: Tìm hiểu chung
1.1 Tác giả Mai Văn Phấn
- Ngày sinh: ông sinh năm 1955
- Quê quán: Kim Sơn thuộc tỉnh Ninh Bình
- Cuộc đời:
Năm 1974, ông đi nhập ngũ, rồi xuất ngũ vào năm 1981 sau đó theo học Ngôn ngữ học và Văn hóa Nga ở Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Năm 1983, ông tiếp tục tu nghiệp ở Trường Đại học Sư phạm Maxim Gorky, Minsk (đây là thủ đô của Byelorussian SSR).
Ở Việt Nam, Mai Văn Phấn đã xuất bản 16 cuốn thơ cũng như một cuốn sách, phê bình - tiểu luận; 29 cuốn thơ được xuất bản ở nước ngoài. Thơ của ông đã được dịch ra với hơn 40 thứ tiếng; xuất hiện trong hơn 50 tuyển tập thơ cùng với tạp chí quốc tế.
Mai Văn Phấn đã giành được giải thưởng văn học Cikada 2017 của Thụy Điển. Giải Cikada được sáng lập vào năm 2004 và được trao cho những nhà thơ Đông Á, nơi mà "cảm quan thơ ca của họ chỉ ra tính bất khả xâm phạm của đời sống".
- Tác phẩm:
+ Một số sách được xuất bản ở Việt Nam:
-
"Giọt nắng" (Thơ. Hội Văn Nghệ Hải Phòng, năm 1992);
-
"Thơ tuyển Mai Văn Phấn" (Thơ cùng tiểu luận và trả lời phỏng vấn, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, năm 2011);
-
"Bầu trời không mái che / Firmament Without Roof Cover" (Thơ song ngữ Việt - Anh. Nhà xuất bản Hội Nhà văn tái bản lần hai bổ sung bản Anh ngữ, năm 2012). Dịch giả: Nhà thơ Trần Nghi Hoàng và Biên tập: Nhà thơ - Giáo sư Frederick Turner (Hoa Kỳ);
+ Một số sách được xuất bản ngoài Việt Nam:
-
"Những hạt giống của đêm và ngày / Seeds of Night and Day" (Thơ song ngữ Việt - Anh. Nhà xuất bản Page Addie Press, Anh quốc; Nhà xuất bản Hội Nhà văn, năm 2013). Dịch giả: Lê Đình Nhất-Lang và Biên tập: Susan Blanshard (Anh quốc);
-
"Buông tay cho trời rạng / Out of the Dark" (Thơ song ngữ Việt - Anh. Nhà xuất bản Page Addie Press, Anh quốc; Nhà xuất bản Hội Nhà văn, năm 2013). Dịch giả: Nguyễn Tiến Văn và Biên tập: Susan Blanshard (Anh quốc);
-
„НОВОГОДИШНО КАПЕЊЕ„ (“Tắm đầu năm”) của Mai Văn Phấn được in chung với „ЗАЧУДЕН БАРУТ„ (“Thuốc súng hoang mang”) của Raed Anis Al-Yishi. Thơ tiếng Macedonia. Nhà xuất bản Center of Culture "Aco Karamanov" Radovish và Dịch giả: Daniela Andonovska-Trajkovska;
- Giải thưởng:
+ Một số giải thưởng ở trong nước:
-
Giải thưởng "Cuộc thi thơ" tuần báo Người Hà Nội vào năm 1994;
-
Giải thưởng Văn học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hải Phòng) những năm 1991, 1993, 1994, 1995;
-
Giải thưởng "Hội Nhà văn Việt Nam" vào năm 2010 (dành cho tập thơ "Bầu trời không mái che");
+ Một số giải thưởng quốc tế:
-
Giải thưởng Văn học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hải Phòng) những năm 1991, 1993, 1994, 1995;
-
Bốn lần Giải thưởng Văn học Cây bút vàng Liên bang Nga, những năm 2019, 2020, 2021 và 2022;
-
Giải thưởng cuộc thi thơ quốc tế "Trái tim tôi ở trên núi" với tên nhà văn William Saroyan, Cộng hòa Armenia, năm 2022.
1.2 Tác phẩm Con chào mào
a. Thể loại: thể thơ tự do
b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ đã được in trong tập thơ “Bầu trời không mái che” (năm 2010). Tập thơ đã được dịch ra tiếng Anh và tiếng Pháp.
c. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
d. Tóm tắt tác phẩm Con chào mào
Bài thơ nói về cách ứng xử của nhân vật tôi đối với đối tượng là con chim chào mào: luôn xuất hiện ở trong tâm trí – sự tôn trọng và yêu thương chứ không phải sự độc chiếm. Từ đó khơi gợi cho người đọc tình yêu, trân trọng cũng như ý thức bảo vệ thiên nhiên,… của con người.
e. Bố cục tác phẩm Con chào mào
Bố cục tác phẩm gồm có 3 phần:
- Phần 1: Khổ 1: Hình ảnh cùng với tiếng hót của con chào mào;
- Phần 2: Khổ 2, 3, 4: Suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật “tôi” mong muốn giữ con chim ở lại bên mình;
- Phần 3: Còn lại: hình ảnh cũng như tiếng chim chào mào đã được nhân vật “tôi” lưu giữ ở trong ký ức.
g. Giá trị nội dung của tác phẩm Con chào mào
- Bài thơ miêu tả về vẻ đẹp của chú chim chào mào. Từ đó ta có thể thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên cùng với tình yêu của con người đối với thiên nhiên.
h. Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Con chào mào
- Thể thơ tự do rất phù hợp với mạch tâm trạng, mạch cảm xúc;
- Sử dụng đến biện pháp điệp ngữ nhằm miêu tả và nhấn mạnh về hình ảnh cũng như vẻ đẹp trong tiếng hót của con chim chào mào. Từ đó làm nổi bật lên vẻ đẹp từ thiên nhiên và cảm xúc của chủ thể trữ tình đối với thiên nhiên.
2. Soạn bài Con chào mào: Trả lời câu hỏi
2.1 Câu 1 trang 76 sgk văn 6 kết nối tri thức
Em có thể hình dung và tưởng tượng những hình ảnh như thế nào lúc đọc ba dòng thơ đầu?
Phương pháp giải:
Đọc lại 3 dòng thơ và chú ý đến những hình ảnh đã được nhắc tới.
Lời giải chi tiết:
Đọc ba dòng thơ đầu, em có thể hình dung ra được hình ảnh trên một ngọn cây cao chót vót với tán lá biếc xanh, có một chú chim chào mào nho nhỏ, lông có đốm tròn trắng, chóp lông ở trên đầu tựa như chiếc mũ nhỏ màu đỏ, đang say sưa cất lên tiếng hót vô cùng thánh thót và vang vọng khắp núi rừng.
>> Xem thêm: Soạn văn 6 kết nối tri thức
2.2 Câu 2 trang 76 sgk văn 6 kết nối tri thức
Hãy nêu ra những ý nghĩ và cảm xúc của nhân vật "tôi" khi mà "vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ".
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thơ này từ đó nảy ra được cảm xúc của nhà thơ.
Lời giải chi tiết:
Khi nhân vật tôi "vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ", thì đã có suy nghĩ và mong muốn giam cầm con chim chào mào, muốn một mình được độc chiếm cái đẹp của thiên nhiên. Và khi hối hả đuổi theo con chim chào mào thì nhân vật tôi mang theo cả không gian đầy nắng gió và cây xanh để mong muốn được giữ con chim chào mào và tiếng hót của nó ở lại với mình.
Khi mất dấu con chim chào mào, nhân vật tôi đã tự hình dung ra hình ảnh con chim ấy đang mổ những con sâu và trái cây chín đỏ, uống những giọt nước thanh sạch mà mình dâng lên chú chim với mục đích như một món quà để chuộc lỗi. Đó là lúc mà nhân vật tôi hiểu ra rằng con chim chào mào sẽ chỉ thật sự hạnh phúc khi được sống tự do ở giữa thiên nhiên.
2.3 Câu 3 trang 76 sgk văn 6 kết nối tri thức
Vì sao ngay lúc đầu, nhân vật "tôi" đã "sợ chim bay đi" nhưng kết thúc bài thì lại khẳng định: Chẳng cần chim lại bay về/Tiếng hót ấy giờ tôi đã nghe rất rõ.
Phương pháp giải:
Đọc lại câu thơ này rồi chú ý đến hàm ý của tác giả.
Lời giải chi tiết:
Nhân vật tôi đã khẳng định rằng "Chẳng cần chim lại bay về/Tiếng hót ấy giờ tôi đã nghe rất rõ" thể hiện rằng nhân vật ấy đã có sự thay đổi trong cách suy nghĩ và biểu lộ cảm xúc của mình trong tình yêu đối với thiên nhiên. Chẳng cần phải bắt giam một con chim chào mào nào vào trong lồng giam cả, rồi nó cũng sẽ lại bay về và cất lên tiếng hót du dương.
Có sự thay đổi đó chính là vì nhân vật tôi đã nhận ra cách đối xử với thiên nhiên bằng tình yêu thương chân thành, sự tôn trọng chứ không phải là mong muốn giam cầm hay độc chiếm đầy hẹp hòi và ích kỉ kia nữa. Tình yêu ấy khiến tâm hồn của nhân vật tôi được rộng mở, phong phú và bao dung với nhiều niềm vui hơn.
2.4 Câu 4 trang 76 sgk văn 6 kết nối tri thức
Dòng thơ nào đã được lặp lại trong bài thơ? Theo em việc lặp lại như thế có tác dụng như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc lại bài thơ sa đó tìm ra dòng thơ nào được lặp lại.
Lời giải chi tiết:
Dòng thơ “triu… uýt… huýt… tu hìu…" đã được lặp lại 2 lần ở trong bài thơ
Tác dụng: nhấn mạnh và tạo ra sự vang vọng, lặp lại tuần hoàn của tiếng chim hót, khắc họa một không gian tràn ngập tiếng chim, ở đó có tiếng chim của tự nhiên, và cũng có cả tiếng chim vang lên từ trong tâm hồn của nhân vật "tôi".
Duy nhất khóa học DUO tại VUIHOC dành riêng cho cấp THCS, các em sẽ được học tập cùng các thầy cô đến từ top 5 trường chuyên toàn quốc. Nhanh tay đăng ký thôi !!!!
2.5 Câu 5 trang 76 sgk văn 6 kết nối tri thức
Con chim chào mào tuy đã bay đi rồi nhưng nhân vật "tôi" vẫn có thể “nghe rất rõ” được tiếng chim hót. Viết một đoạn văn (độ dài khoảng 5 - 7 câu) miêu tả về một hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp được em lưu giữ ở trong ký ức.
Phương pháp giải:
Viết một đoạn văn đúng với hình thức yêu cầu, nhớ lại hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp nào đó mà em đã từng được chiêm ngưỡng và viết lại.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tham khảo những đoạn văn mẫu dưới đây:
Đoạn văn tham khảo 1:
Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp nhất luôn luôn in đậm trong kí ức của em chính là cánh đồng lúa sớm mai bước vào ngày thu hoạch. Khi đó, đồng lúa ngả một màu chín vàng, sắc vàng của lúa và của nắng đều khiến cho lòng em thấy rộn ràng và tươi vui hơn. Hương lúa chín đặc biệt óng ả vì hương sắc ấy chính là hương của sự bội thu và hương của những ngày tháng lao động vất vả. Bỗng có một cơn gió nhẹ thoảng qua khiến những bông lúa rung rinh tạo thành hình sóng lượn. Chúng như đang nghiêng mình để trò chuyện và tâm sự râm ran. Cũng chẳng mấy chốc, những bông lúa đó sẽ đi theo các bác nông dân, làm đẹp hơn cho đời và cho người. Có thể nói, tuổi thơ của em đã được sống và lớn lên cùng với hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp ấy.
Đoạn văn tham khảo 2:
Em rất thích cảm giác được cùng với mẹ đi ra đồng ngắm nhìn cánh đồng lúa vào mỗi sớm mai. Chính bởi vì vào thời điểm đó, vạn vật xung quanh đều thức giấc để đón một ngày mới tràn đầy sức sống cũng như năng lượng. Những ánh nắng đầu tiên bắt đầu rọi xuống cả cảnh đồng khiến cánh đồng ngập tràn gam màu vàng óng. Từng giọt sương sớm vẫn còn đang đọng lại trên từng ngọn cây và lá cỏ, chúng cùng hòa vào với cánh đồng chìm trong màn sương sớm tựa như đang được ở chốn thần tiên kì diệu. Khắp không gian được bao trùm bởi những bông lúa nặng trĩu hạt như đang cố vươn mình dậy để đón chào những tia nắng mặt trời ngoài kia ấm áp và dịu êm. Em vô cùng yêu quý và trân trọng hình ảnh cánh đồng quê hương yêu dấu ấy vì nơi đây đã gắn bó với em suốt một chặng đường tuổi thơ và cho đến khi trưởng thành. Chắc chắn rằng, dù cho cuộc sống hiện đại đang có rất nhiều thay đổi, nhưng những điều giản dị và cảnh vật nhỏ bé nhất vẫn luôn in dấu trong kí ức của mỗi người và theo ta đi đến suốt cuộc đời.
Đoạn văn tham khảo 3:
Tôi yêu thích nhất là khoảnh khắc được cùng mẹ đi ra thăm đồng vào buổi sớm mai. Vào thời điểm ấy, mọi vật đều thật tinh khôi và tươi mới. Những ánh nắng đầu tiên của một ngày mới đã chiếu rọi xuống cả cánh đồng và làm bừng sáng bao trùm lên khắp không gian cảnh vật. Từng giọt sương vẫn còn đọng trên từng ngọn cây và lá cỏ, còn cả cánh đồng như đang chìm đắm vào màn sương sớm khiến tôi có cảm giác như đang đi lạc vào trong chốn bồng lai tiên cảnh. Những bông lúa nặng trĩu hạt lúc ấy như đang gượng dậy để có thể đón chào những tia nắng mặt trời ấm áp. Cánh đồng quê yêu dấu ấy đã nuôi tôi lớn khôn, trưởng thành bằng chính những hạt gạo trắng ngấn và thơm như dòng sữa mẹ. Và dù có đi đâu xa chăng nữa, hình ảnh về cánh đồng lúa sẽ mãi mãi nhắc nhở tôi nhớ về một miền quê tuy giản dị nhưng tràn đầy sự trìu mến và yêu thương.
Bài viết dưới đây là phần Soạn bài Con chào mào| Văn 6 kết nối tri thức. Mong rằng, thông qua phần soạn bài này các em sẽ biết cách thể hiện những trải nghiệm của bản thân ra trang giấy, coi đó như động lực để hoàn thiện bản thân hơn.
HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học
⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7
⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả
⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia
Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
Ngoài phần Soạn bài Soạn bài Con chào mào Văn 6 kết nối tri thức ở trên, các em cần phải truy cập ngay vào website vuihoc.vn để tham khảo thêm những phần soạn bài khác cũng như tự đăng ký khoá học của mình một cách nhanh chóng và còn được giải đáp những thắc mắc từ các thầy cô giáo của VUIHOC vô cùng tâm huyết và có trình độ chuyên môn cao nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm: