img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Hịch tướng sĩ| Văn 8 tập 1 kết nối tri thức + cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 14:35 20/03/2024 5,502 Tag Lớp 8

Soạn bài Hịch tướng sĩ| Văn 8 tập 1 kết nối tri thức + cánh diều dưới đây sẽ là bài tổng hợp nội dung của toàn bộ tác phẩm Hịch tướng sĩ trong hai cuốn sách giáo khoa.

Soạn bài Hịch tướng sĩ| Văn 8 tập 1 kết nối tri thức + cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Hịch tướng sĩ: Tìm hiểu chung 

1.1 Tác giả

- Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn sinh năm 1231 mất năm 1300.

- Ông là danh tướng tài năng kiệt xuất của dân tộc Việt Nam ta.

- Ông là vị tướng có công lớn trong cuộc chiến chống lại quân Nguyên - Mông thế kỷ XXIII

1.2 Tác phẩm

- Hịch tướng sĩ được tác giả Trần Quốc Tuấn viết vào trước khoảng năm 1285 - trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần 2 của nước ta.

- Mục đích chính của bài Hịch là để khích lệ tướng sĩ chăm chỉ học tập cuốn sách “Binh thư yếu lược”

- Có thể chia bài Hịch thành ba phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “lưu tiếng tốt” - Các tấm gương trung thần hiếu tử của lịch sử nước nhà.

  • Phần 2: Tiếp theo đến “ta cũng vui lòng” - Tình hình thực tế của đất nước thời đó và nỗi lòng của những chủ tướng.

  • Phần 3: Đoạn còn lại - Kêu gọi tướng sĩ học “Binh thư yếu lược” và phê phán những biểu hiện sai trái. 

Tác phẩm được viết theo thể loại Hịch. Đây là thể văn thường được viết bởi vua chúa, những người chủ lĩnh với tác dụng kêu gọi nhân dân đứng lên chống lại thù trong giặc ngoài để bảo vệ đất nước.

2. Soạn bài Hịch tướng sĩ văn 8 tập 1 kết nối tri thức

2.1 Soạn bài Hịch tướng sĩ: Trước khi đọc 

Một số vị tướng nổi tiếng trong lịch sử nước ta có thể kể đến: Đinh Bộ Lĩnh, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Võ Nguyên Giáp,...

Theo em, quân Nguyên Mông tuy hùng mạnh nhưng sang xâm chiến nước ta thất bại đến ba lần bởi vì một số nguyên nhân:

Quân dân ta có lòng yêu nước mãnh liệt cùng với ý chí kiên cường, luôn đoàn kết sức mạnh để đồng lòng đánh đuổi quân giặc.

Nhà Trần đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho trận đánh từ vũ khí, lương thực đến rèn luyện năng lực cho binh sĩ.

2.2 Soạn bài Hịch tướng sĩ: Đọc văn bản

Câu 1:  Điểm chung của các cặp nhân vật lịch sử được nêu tên.

Các cặp nhân vật lịch sử được nêu tên đều là những người có lòng yêu nước, sẵn sàng vì hòa bình dân tộc mà hy sinh chính bản thân mình. Họ luôn giữ được lòng quyết tâm chiến đấu để chiến thắng, không bao giờ bỏ cuộc.

Câu 2: Mối quan hệ vua – tôi, chủ tướng – tì tướng được Trần Quốc Tuấn viện dẫn làm cơ sở cho những lập luận kế tiếp.

Những cơ sở cho lập luận kế tiếp được tác giả Trần Quốc Tuấn sử dụng cho mối quan hệ vua - tôi, chủ tướng - tì tướng: 

Thành Điếu Ngư được Nguyễn Văn Lập chấn giữ trước hàng trăm vạn quân Mông Kha. Chiến tích này đã khiến cho người dân đời Tống muôn đời đội ơn.

Chỉ trong vài tuần mà quân tướng Xích Tu Tư mạo hiểm xông vào nguy hiểm xa xôi ngạn dạm để đánh bại quân Nam Chiếu. Để rồi tiếng thơm của quân đời Nguyễn lưu lại đến muôn đời sau.

Câu 3: Những lí lẽ và bằng chứng được Trần Quốc Tuấn sử dụng nhằm lay động cảm xúc của các tỳ tướng.

Những lý lẽ:

  • Ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ.

  • Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.

Bằng chứng:

  • Hốt Tất Liệt giả hiệu Vân Nam Vương để đòi hỏi ngọc lụa, thu vàng bạc, vơ vét tài sản.

  • Các ngươi không có áo mặc thì ta cho,...

Câu 4: Các bằng chứng và lí lẽ Trần Quốc Tuấn sử dụng để khẳng định các tì tướng đang suy nghĩ và hành động không đúng.

Bằng chứng

  • Dùng trò chọi gà làm niềm vui.

  • Đam mê tiếng hát.

Lý lẽ:

  • Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn.

  • Nếu có giặc Mông Cổ tràn sang, thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp … tiếng hát không thể làm cho giặc điếc tai.

  • Chẳng những thái ấp của ta không còn … lúc bấy giờ dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?

Câu 5: Những lí lẽ Trần Quốc Tuấn dùng để thuyết phục các tì tướng nghe theo lời khuyên của chủ tướng.

Ông đã sử dụng những lý lẽ của mình để vạch ra ranh giới giữa cái tốt và cái xấu, con đường chính nghĩa và tà ác.

Chứng minh với quân lính rằng con đường duy nhất có thể dẫn đất nước đến với tự do, nhà nhà người người no ấm hạnh phúc chính là chăm chỉ luyện binh đánh giặc.

2.3 Soạn bài Hịch tướng sĩ : Sau khi đọc 

Câu 1 trang 63 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức

Bài hịch được Trần Quốc Tuấn viết ra nhằm mục đích gì?

Bài hịch được tác giả Trần Quốc Tuấn viết ra nhằm mục đích:

  • Khích lệ tình yêu nước, tinh thần quyết tâm đánh giặc của quân lính.

  • Nói lên được sự căm tức, phẫn nộ trước sự bóc lột, xâm lược tàn ác của quân thù.

Câu 2 trang 63 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức

Xác định bố cục của bài hịch và nêu rõ vai trò của từng phần trong việc thực hiện mục đích của bài hịch hướng tới.

Có thể chia tác phẩm Hịch tướng sĩ thành 4 phần:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến “đến nay còn lưu tiếng tốt” - Nhắc đến các tấm gương yêu nước, chiến đấu vì đất nước trong lịch sử nước ta.

  • Đoạn 2: Tiếp theo đến “ta cũng vui lòng” - Thể hiện sự căm thù của tác giả với quân giặc khi thấy được bộ mặt thực sự xấu xa của chúng.

  • Đoạn 3: Tiếp theo đến “không muốn vui vẻ phỏng có được không?” - Gắn kết tình cảm giữa chủ tướng với binh sĩ. Cũng là đoạn văn dùng để phân tích đúng sai cho những binh sĩ đang có suy nghĩ lệch lạc. 

  • Đoạn 4: Còn lại - Lần nữa nhắc lại những điều cấp bách phải làm và khích lệ tinh thần tất cả tướng sĩ.

Câu 3 trang 63 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức

Hãy chỉ ra những điểm chung của các cặp nhân vật lịch sử được nêu ở phần đầu bài hịch. Tác giả đã nêu hành động của tám cặp nhân vật lịch sử này để minh chứng điều gì?

  • Những điểm chung của các cặp nhân vật lịch sử được nêu ở phần đầu bài hịch:

  • Đều một lòng một dạ yêu nước, tận trung với đất nước

  • Họ đều có quyết tâm mãnh liệt với việc đấu tranh đánh bại quân thù, nhất định phải giành thắng lợi.

  • Tác giả đã nêu hành động của tám cặp nhân vật lịch sử này để minh chứng đất nước ta có rất nhiều anh hùng yêu nước, quên thân mình đánh giặc. Cũng là cách khơi gợi tinh thần chiến đấu của binh sĩ.

Câu 4 trang 63 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức

Để khơi gợi những cảm xúc mạnh mẽ trong lòng các tì tướng và thuyết phục họ, Trần Quốc Tuấn đã nhắc đến nhiều hiện tượng trong thực tế. Đó là những hiện tượng nào?

Những hiện tượng thực tế mà tác giả Trần Quốc Tuấn đã nhắc đến là:

  • Ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ.

  • Nhớ lấy câu nói “Đặt mồi lửa dưới đống củi” chính là sự nguy hiểm ẩn giấu.

  • Răn dạy bằng “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội”

  • Thực tế ngàn đời đã chứng minh, cách duy nhất để chiến thắng quân thù chính là ngày đêm luyện binh đánh giặc.

Câu 5 trang 63 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức

Tác giả đã dùng những bằng chứng và lí lẽ nào để chứng minh các tì tướng đã suy nghĩ, hành động không đúng?

Những bằng chứng:

  • Nếu có giặc Mông Cổ tràn sang, thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp … tiếng hát không thể làm cho giặc điếc tai.

  • Lấy việc chọi gà làm niềm vui… hoặc mê tiếng hát.

  • Chẳng những thái ấp của ta không còn … lúc bấy giờ dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?

Những lý lẽ:

  • Thẳng thắn phê phán thói trụy lạc, thái độ vô tâm trước vận mệnh đang lâm nguy của đất nước.

  • Nhắc lại nhiệm vụ của người dân chính là cố gắng rèn luyện đánh giặc, cảnh giác trước quân thù.

Câu 6 trang 63 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức

Tác giả chọn cách diễn đạt như thế nào để lời hịch có sức tác động lớn đến nhận thức và tình cảm của các tỳ tướng. Hãy phân tích một ví dụ mà em cho là tiêu biểu cho cách diễn đạt đó.

Tác giả đã chọn những yếu tố biểu cảm để lời hịch có tác động lớn hơn đến nhận thức và tình cảm của quân lính. Những yếu tố đó được thể hiện qua giọng văn, các nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, tương phản, cách điệp,...

Giọng văn linh hoạt lúc thì mạnh mẽ nghiêm khắc của người chủ tướng nói chuyện với binh sĩ. Nhưng cũng lại có lúc nhẹ nhàng đồng cảm như những người cùng cảnh ngộ.

Việc sử dụng giọng văn linh động đó giúp cho binh sĩ khơi dậy hết lòng căm thù quân giặc và trách nhiệm của thanh niên trai tráng với sự sống còn của non sông đất nước.

Câu 7 trang 63 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức

Với tư cách là chủ tướng, Trần Quốc Tuấn đã dùng những lí lẽ nào để kêu gọi các tì tướng phải rèn tập võ nghệ, học tập cuốn Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho việc đánh giặc giữ nước?

Khẳng định với quân tướng là con đường duy nhất giúp cho chính bản thân họ được sống yên bình, cơm no áo ấm chính là đứng lên đánh đuổi quân thù khỏi lãnh thổ nước mình.

Ngăn cách rõ ràng giữa cái thiện và cái ác, điều đúng đắn với điều sai trái.

Câu 8 trang 63 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức

Từ bài hịch, em rút ra được bài học gì cho bản thân khi viết một bài văn nghị luận?

Từ bài hịch, em rút ra được bài học cho bản thân khi viết một bài văn nghị luận:

  • Xác định được bố cục một cách rõ ràng. Những luận điểm lần cần tách hẳn ra thành một đoạn văn để đầy đủ ý nhất, dễ hiểu nhất.
  • Luận điểm cần rõ ràng, thể hiện được suy nghĩ của người viết.
  • Mỗi luận điểm cần kèm theo những lý lẽ, bằng chứng thuyết phục cụ thể.

2.4 Kết nối đọc viết trang 63 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) về một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam.

Dân tộc ta có lòng yêu nước nồng nàn, đó là truyền thống đáng quý của chúng ta. Lòng yêu nước là một tình cảm cao quý, một tình cảm vô hình nhưng nó luôn hiện diện trong trái tim mỗi người và có khả năng kêu gọi mọi người tham gia, đoàn kết, sẵn sàng đứng lên chiến đấu chống lại mọi kẻ thù. Trong thời chiến, biểu hiện của lòng yêu nước là sự dũng cảm hy sinh vì độc lập, tự do của đất nước. Trong thời hiện đại, khi chúng ta sống trong hòa bình, thịnh vượng, lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng nỗ lực triển đất nước giàu mạnh. Ngoài ra, lòng yêu nước còn là tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ, chia sẻ với mọi người xung quanh và những hoàn cảnh khó khăn. Từ việc tuân thủ pháp luật, chuẩn mực đạo đức cũng chính là cách thể hiện lòng yêu nước thực tế nhất. Là học sinh, trước hết chúng ta phải học giỏi, nghe lời cha mẹ, ông bà, lễ phép với thầy cô. Nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ quê hương. Hãy luôn biết yêu thương và giúp đỡ người lân cận, cố gắng trở thành một công dân tốt và cống hiến hết mình cho đất nước. Bên cạnh việc phấn đấu hoàn thiện bản thân, chúng ta phải sống trong tinh thần yêu nước và mong muốn đóng góp, phát triển đất nước thịnh vượng để con cháu mai sau có thể tự hào về những gì chúng ta đã làm được ngày hôm nay.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 kết nối tri thức

3. Soạn bài hịch tướng sĩ văn 8 tập 1 cánh diều

3.1 Soạn bài hịch tướng sĩ: Chuẩn bị

Hoàn cảnh sáng tác: Trong khoảng thời gian trước kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần 2 tác giả Trần Quốc Tuấn đã viết tác phẩm Hịch tướng sĩ để khích lệ tinh thần chiến đấu của toàn quân.

Tác phẩm được viết ra với hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ rõ ràng, bằng chứng phong phú giàu hình ảnh.

Lời văn linh động lúc huy hoàng lúc xúc động đầy nhạc tính. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý trí và tình cảm của tác giả.

3.2 Soạn bài hịch tướng sĩ: Đọc hiểu

Câu 1: Chú ý việc nêu các tấm gương trong sử sách và đương thời như các bằng chứng khách quan.

Các tấm gương trong sử sách và đương thời được đưa ra làm dẫn chứng:

  • Vua - tôi: Cao Đế - Kỉ Tín, Chiêu Vương - Do Vu, Tề Trang Công - Thân Khoái, Đường Thái Tông - Kính Đức,...

  • Chủ - gia thần: Trí Bá - Dự Nhượng,...

  • Chủ tướng - tì tướng: Đãi Ngột Lang - Xích Tu Tư, Vương Công Kiên - Nguyễn Văn Lập,...

Câu 2: Nội dung chính của phần (2) là gì?

Phần (2) nội dung chính là tố cáo tội ác của quân thù, nói lên lòng căm phẫn của toàn dân ta với quân giặc.

Câu 3: Chú ý nội dung được nêu trong đoạn mở đầu phần (3)

Nội dung được nêu trong đoạn mở đầu phần (3) là về mối quan hệ ân tình của chủ tướng với những tướng sĩ.

Câu 4: Những thái độ, hành động nào bị tác giả phê phán?

Tác giả đã phê phán những hành động, thái độ:

  • Lối sống trụy lạc, thái độ thờ ơ trước hoàn cảnh của đất nước.

  • Những hành động ham vui phù phiếm như đánh bạc, săn bắn, uống rượu,... 

Câu 5: Việc nêu lên hậu quả nhằm mục đích gì?

Trấn chỉnh lại nhận thức của binh sĩ, nâng cao tinh thần quyết tâm đánh giặc.

Câu 6: Những vấn đề nào được nêu ở đoạn cuối phần (3)?

Nêu cao tinh thần cảnh giác, chăm chỉ luyện tập binh pháp.

Khích lệ tướng sĩ học cuốn Binh thư yếu lược.

Kêu gọi lòng yêu nước tiến lên thành hành động bảo vệ đất nước.

3.3 Soạn bài hịch tướng sĩ: Trả lời câu hỏi cuối bài 

Câu 1 trang 114 SGK Văn 8/1 cánh diều

Xác định mục đích và đối tượng thuyết phục của bài Hịch tướng sĩ.

  • Mục đích của bài hịch: Khích lệ tinh thần yêu nước của binh sĩ. Phê phán thói ăn chơi trụy lạc không đúng lúc đúng chỗ. Nâng cao tinh thần đoàn kết chống lại quân giặc của tất cả quân dân.

  • Đối tượng thuyết phục: Toàn bộ tướng sĩ dưới trướng Trần Quốc Tuấn. Sau đó lan rộng ra binh lính và nhân dân cả nước.

Câu 2 trang 114 SGK Văn 8/1 cánh diều

Trình bày bố cục của bài hịch, cho biết luận điểm của từng phần và mối quan hệ của mỗi phần với mục đích của bài hịch.

Có thể chia tác phẩm thành 4 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “còn lưu tiếng tốt” - Liệt kê những tấm gương anh hùng bảo vệ đất nước trong lịch sử dân tộc.

  • Phần 2: Tiếp theo đến “cũng vui lòng” - Thể hiện sự căm thù quân địch và nói lên tội ác ngút trời của chúng.

  • Phần 3: Tiếp theo đến “không muốn vui vẻ phỏng có được không” - Phân tích cho binh sĩ cái đúng cái sai, nhấn mạnh những điều họ cần làm lúc này.

  • Phần 4: Còn lại - Khích lệ tinh thần chiến đấu và chiến thắng của quân sĩ.

  • Các phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tất cả đều phục vụ mục đích nâng cao tinh thần chiến đấu cho toàn thể tướng sĩ.

Câu 3 trang 114 SGK Văn 8/1 cánh diều

Hãy chỉ ra cách thuyết phục của tác giả qua bài hịch (Gợi ý: Vì sao tác giả mở đầu bài hịch bằng cách nêu lên những tấm gương trung thần nghĩa sĩ? Vì sao tác giả bày tỏ tình cảm với các tướng sĩ và phê phán nghiêm khắc những suy nghĩ, việc làm sai trái của họ? Lời khuyên nhủ của tác giả dựa trên cơ sở nào?)

Tác giả sử dụng cách liệt kê các tấm gương trung thần nghĩa sĩ để cho những binh lính có thể dễ dàng cảm phục và noi theo những tấm gương sáng đó.

Khơi dậy được lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.

Các tấm gương đó đều là những anh hùng trung với nước hiếu với dân, trung thành với chủ tướng.

Câu 4 trang 114 SGK Văn 8/1 cánh diều

Văn nghị luận không chỉ thuyết phục bằng lí lẽ mà còn bằng cả tình cảm, cảm xúc. Hãy dẫn ra một số câu văn trong bài hịch nêu lí lẽ và một số câu văn bộc lộ nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn.

"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng."

Đây chính là nỗi lòng của tác giả với vận mệnh của dân tộc. Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.

Câu 5 trang 114 SGK Văn 8/1 cánh diều

Nêu khái quát các giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài hịch.

Giá trị nội dung: Tác phẩm Hịch tướng sĩ đã phản ánh một cách chân thật tình cảnh của đất nước và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam ta. Qua đó còn thể hiện được sự căm thù quân giặc và ý chí chiến đấu, chiến thắng kẻ thù.

Giá trị nghệ thuật: Hịch chính là một tác phẩm văn chính luận với đầy đủ hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ giàu hình ảnh và đủ sức thuyết phục.

Câu 6 trang 114 SGK Văn 8/1 cánh diều

Ngày nay, loại văn bản nào có mục đích và nội dung tương tự hịch? Theo em, khi nào thì người ta viết loại văn bản như thế?

Ngày nay, các tác phẩm kêu gọi sự đồng lòng của toàn dân như “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh có mục đích và nội dung tương tự Hịch.

Theo em loại văn bản này sẽ được chọn sử dụng khi người viết có mong muốn truyền tải nội dung đến toàn thể dân tộc.

Câu 7 trang 114  SGK Văn 8/1 cánh diều

Từ bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận nhằm thuyết phục người khác?

Từ bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn em học được cách tạo ra một hệ thống luận điểm, luận cứ, lý lẽ, bằng chứng. Đây là yếu tố rất quan trọng quyết định việc người đọc có thể được thuyết phục không.

Soạn bài Hịch tướng sĩ văn 8 tập 1 kết nối tri thức + cánh diều mà Vuihoc mang đến hy vọng sẽ giúp các em hiểu thật kỹ về nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa mà tác phẩm Hịch tướng sĩ của tác giả Trần Quốc Tuấn đã mang lại. Không chỉ văn học, Vuihoc còn có rất nhiều nội dung khác nhau để các em tham khảo. Các em hãy thường xuyên theo dõi nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

 

Banner after post bài viết tag lớp 8
| đánh giá
Hotline: 0987810990