img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Khoe của, Con rắn vuông| Văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 17:22 22/04/2024 1,322 Tag Lớp 8

Soạn bài Khoe của, Con rắn vuông| Văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo sẽ mang đến cho người đọc những câu chuyện hài châm biếm thói xấu khoe khoang khoác lác của nhiều người.

Soạn bài Khoe của, Con rắn vuông| Văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Khoe của, Con rắn vuông: Chuẩn bị đọc 

Khoác lác chính là cách nói phóng đại sự vật sự việc, là cách khoe khoang thái quá đến mức khiến cho sự vật sự việc biến thành sai sự thật. Còn khoe khoang chính là sự cố tình khoe mẽ ra bên ngoài với cách nói quá sự thật dù có thể mình chưa có hay chưa tuyệt vời đến mức mọi người coi trọng.

2. Soạn bài Khoe của, Con rắn vuông: Trải nghiệm cùng văn bản

2.1  Việc nói rõ thông tin “lợn cưới”, “áo mới” có cần thiết không? Nói như vậy nhằm mục đích gì?

Việc nói rõ thông tin “Lợn cưới” và “áo mới” hoàn toàn là không cần thiết. Việc nói như vậy chỉ giúp các nhân vật khoe của thôi.

2.2 Người vợ trêu chồng như thế nào?

Người vợ đã trêu chồng bằng cách không tin những gì chồng nói và tìm cách để vạch trần câu nói không đúng sự thật của chồng mình.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo 

3. Soạn bài Khoe của, Con rắn vuông: Suy ngẫm và phản hồi 

3.1 Câu 1 trang 84 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo

Xác định đề tài, bối cảnh của truyện cười Khoe của và Con rắn vuông.

  • Đề tài của tác phẩm nói về tính khoác lác với thói khoe của và châm biếm những tính cách đó qua câu chuyện “Khoe của, Con rắn vuông”.

  • Câu chuyện “khoe của” dựa vào bối cảnh giữa hai chàng trai đều có tính sĩ diện thích khoe của. Một người khoe chiếc áo mới, một anh thì khoe con lợn cưới.

  • Câu chuyện “con rắn vuông” lấy bối cảnh cuộc trò chuyện của một cặp vợ chồng. Ông chồng có bản tính khoác lác đã bịa chuyện gặp được một con rắn lớn khi đi rừng. Người vợ quá hiểu tính chồng mình nên đã tiếp chuyện trêu lại chồng mình.

3.2 Câu 2 trang 84 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo

Chỉ ra mâu thuẫn có tác dụng gây cười trong hai truyện trên.

  • Với câu chuyện “Khoe của” đã nói lên sự không cần thiết trong những câu khoe khoang của cả hai chàng trai. Một người thì lố bịch đứng chờ cả ngày chỉ để khoe cái áo mới dù nó hoàn toàn không cần thiết. Còn một chàng trai dù đang tất tưởi vội vã vẫn cố gắng để khoe khoang.

  • Với câu chuyện “Con rắn vuông” nói lên sự khoe khoang bịa chuyện đến vô lý của người chồng.

3.3 Câu 3 trang 84 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo

Liệt kê những lời đối đáp của các nhân vật trong hai truyện cười trên. Những lời đối đáp có vai trò như thế nào trong việc khắc hoạ tính cách của nhân vật?

Lời đối đáp trong truyện “Khoe của”:

  •  Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không.

  • Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.

Lời đối đáp trong truyện “Con rắn vuông”:

  • Này mình ạ, hôm nay tôi đi vào rừng, thấy một con rắn.... Ôi chao là to! Bề ngang thì đến hai mươi thước, bề dài đến một trăm hai mươi thước ấy!

  • Mình không tin à? Chẳng một trăm hai mươi thước thì cũng một trăm thước.

  • Thật mà! Không đủ một trăm thước thì cũng đến tám mươi thước.Thật đấy mà! Không tám mươi thì cũng sáu mươi.

  • Không đến sáu mươi thước thật, nhưng ít nhất cũng bốn mươi thước.

  • Ừ thôi, tôi nói thật nhé! Quả tôi nom thấy con rắn dài đúng hai mươi thước không kém một tấc, một phân nào.

  • Những lời đối đáp này đã nhấn mạnh sự khoác lác của các nhân vật và tính khoe khoang vô nghĩa của họ.

3.4 Câu 4 trang 84 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo

Các nhân vật trong truyện hiện thân cho thói hư tật xấu nào mà truyện cười dân gian thường phê phán?

Các nhân vật trong truyện chính là hiện thân cho thói khoác lác, đặt điều, kiếm chuyện làm quà mà chúng ta phê phán.

3.5 Câu 5 trang 84 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo

Em có nhận xét gì về cách tác giả dân gian phản ánh thói xấu của con người thông qua các truyện cười trên?

Tác giả dân gian đã sử dụng những mẩu truyện cười trên để phê phán và châm biếm những người khoác lác, phóng đại sự thật dù thực tế mình không biết hay không có gì cả. Những người kiếm chuyện mua vui cho thiên hạ, đề cao bản thân sớm muộn sẽ trở thành trò cười của thiên hạ mà thôi.

3.6 Câu 6 trang 84 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo

Tiếng cười và thủ pháp gây cười trong các truyện Khoe của và Con rắn vuông giống nhau và khác nhau ở những điểm nào?

Tiếng cười và thủ pháp gây cười trong hai câu chuyện “khoe của” và “con rắn vuông”:

Giống nhau ở mục đích của nhân vật trong cả hai truyện đều là đang cố gắng khoe của, khoác lác về bản thân.

Khác nhau:

  • Khoe của: Cả hai nhân vật đều đang cố gắng thể hiện bản thân, khoác lác về mình.

  • Con rắn vuông: Người vợ biết rõ bản tính của chồng, hùa theo câu chuyện để có thể bộc lộ được sự vô lý trong từng câu chuyện chồng mình nói ra. 

3.7 Câu 7 trang 84 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo

Em rút ra bài học gì cho bản thân sau khi đọc xong hai câu chuyện này?

Qua hai câu chuyện này em hiểu được tác hại của việc thiếu kiến thức nhưng lại cố tỏ vẻ hiểu biết để phóng đại khoác lác mọi việc. Vô hình chung chính tính cách này sẽ biến bản thân mình thành trò cười cho mọi người.

3.8 Câu 8 trang 84 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo

Em và bạn trong nhóm phân vai, đóng tiểu phẩm dựa vào một trong hai truyện cười trên.

 

Hy vọng qua Soạn bài Khoe của, Con rắn vuông| Văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo, các em không chỉ hiểu được ẩn ý trong hai mẩu chuyện cười mà còn giúp các em biết được tác hại của thói xấu khoe khoang. Vuihoc sẽ có thêm rất nhiều bài học mới với các nội dung khác nhau, các em hãy cùng theo dõi nhé.

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 8
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990