img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà| Văn 7 tập 2 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 10:19 03/06/2024 824 Tag Lớp 7

Bài viết dưới đây là phần Soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà| Văn 7 tập 2 Cánh diều vô cùng chi tiết mà VUIHOC đã chuẩn bị cho các em. Văn bản kể về câu chuyện của vợ chồng dì Bảy, một câu chuyện rất buồn về một người vợ luôn mòn mỏi đợi chồng đi kháng chiến nhưng lại nhận hung tin chồng đã chết.

Soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà| Văn 7 tập 2 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà: Chuẩn bị 

Câu 1 (trang 58, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Đọc trước văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà sau đó tìm hiểu thêm những thông tin về tác giả Huỳnh Như Phương.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản rồi tìm hiểu thêm về tác giả

Lời giải chi tiết:

- Huỳnh Như Phương sinh năm 1955, có quê quán tại Quảng Ngãi

- GS Huỳnh Như Phương là một nhà giáo chuyên giảng dạy lý thuyết văn học tại Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM, đồng thời là nhà nghiên cứu và nhà phê bình văn học trước năm 1975.

- Lúc chưa đến tuổi 20, Huỳnh Như Phương đã có bài đăng ở trên các tạp chí có khuynh hướng thiên tả lúc ấy như Trình Bày, Đối Diện.

- Phong cách sáng tác: Không rộn ràng khái niệm cũng không rộn ràng thuật ngữ, giáo sư Huỳnh Như Phương đã chinh phục người đọc bằng những nhận định vô cùng sắc bén nhưng vẫn giữ được nét điềm đạm với một kiểu văn phong rất mềm mại mà lại quả quyết.

- Tác phẩm tiêu biểu: Dẫn vào tác phẩm văn chương (năm 1986); Trường phá thức Nga (năm 2007), Những nguồn cảm hứng trong văn học (năm 2008)… 

Câu 2 (trang 58, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Tìm hiểu về những hi sinh và mất mát của nhân dân ta vào thời kì chống Mỹ cứu nước.

Phương pháp giải:

Tham khảo những nguồn thông tin trên sách báo và internet

Lời giải chi tiết:

- Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước chính là chiến công vĩ đại nhất trong chiến tranh nhân dân Việt Nam vào thời đại Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cuộc kháng chiến phải kéo dài đến gần 21 năm, trải qua tổng cộng 5 giai đoạn chiến lược; là cuộc kháng chiến lâu dài, vô cùng gian khổ và nhiều cam go, thử thách thực sự ác liệt.

- Để có được thắng lợi đó, sự hy sinh, mất mát và tổn thất xương máu cha anh làm cho hai miền Nam Bắc được nối liền, để cho đất nước được độc lập-tự do-hòa bình là một cái giá lớn biết nhường nào.

- Cuộc kháng chiến trường kì kéo dài đã huy động đến một lực lượng chi viện rất lớn từ hậu phương, nhiều gia đình phải chia ly, những bà mẹ bị mất con, những người bị thương tật khi trở về từ chiến trường, những cuộc di tản đã khiến cho cuộc sống của toàn bộ người dân trở nên khó khăn, gian khổ hơn bao giờ hết.

- Bom đạn đã cướp đi biết bao sinh mạng quý giá, để lại nỗi thống khổ và gánh nặng to lớn cho những người ở lại.
>> Xem thêm: Soạn văn 7 cánh diều 

2. Soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà: Đọc hiểu 

2.1 Tranh minh họa và nhan đề văn bản có mối liên hệ như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc nhan đề sau đó quan sát tranh minh họa để tìm ra được mối liên hệ

Lời giải chi tiết:

Tranh minh họa hình ảnh một người phụ nữ già nua đang ngồi chờ chồng trước hiên nhà, chờ một người lính sẽ không thể nào quay trở lại được nữa. Hình ảnh này có liên quan vô cùng mật thiết tới nhan đề “Người ngồi đợi trước hiên nhà”.

2.2 Chú ý vào hoàn cảnh chia tay của nhân vật dượng Bảy.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản, chú ý vào đoạn “Nhà ngoại tôi năm người ra đi … đôi người đôi ngả”

Lời giải chi tiết:

Dì Bảy và Dượng Bảy mới chỉ lấy nhau được 1 tháng thì Dượng Bảy đã phải tập quân để ra Bắc → Hạnh phúc chưa được bao lâu thì họ đã phải chia tay, từ biệt.

2.3 Chú ý vào ngôi kể của văn bản.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản, chú ý vào giọng kể, lời kể

Lời giải chi tiết:

Văn bản được kể dựa trên ngôi thứ nhất, xưng tôi. Tác giả trong vai người cháu đã được chứng kiến toàn bộ câu chuyện và thuật lại khiến cho những tình tiết trở nên chân thật và khách quan hơn.

2.4 Vì sao dì Bảy biết được dượng Bảy vẫn còn sống?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản, chú ý vào đoạn “Nhà tôi gần đường số 1 … đường hành quân”

Lời giải chi tiết:

- Dượng Bảy vẫn luôn tìm cách để liên lạc với gia đình thông qua những bức thư được gói trong bọc ni-lông

- Gần cuối cuộc chiến tranh thì tin tức của dượng về nhà được thường xuyên hơn.

- Dượng nhờ người đi đường báo tin cho gia đình rồi gửi tặng dì tôi một chiếc nón bài thơ.

2.5 Chú ý vào hoàn cảnh hi sinh của dượng Bảy.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản, chú ý vào đoạn “Những ngày sau đó … ngưng tiếng súng”

Lời giải chi tiết:

Dượng Bảy hi sinh trong trận đánh tại Xuân Lộc, chỉ mươi ngày trước khi trận chiến ấy kết thúc. Đây là điều vô cùng đáng tiếc vì chỉ một chút nữa thôi thì dì Bảy và dượng Bảy có thể được đoàn tụ với nhau sau suốt quãng thời gian xa cách do chiến tranh. Qua đó ta có thể thấy được sự tàn khốc của cuộc chiến, nó đã để trong lòng người ở lại một vết thương vĩnh viễn.

2.6 Qua lời văn, hình dung ra giọng kể của tác giả.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Lời văn cho thấy rằng giọng kể của tác giả đầy sự xót xa thương cảm. Đứa cháu thương cho người dì sống cô quạnh, đồng thời cũng cảm phục trước lòng chung thủy và kiên cường của người phụ nữ ấy.

2.7 Trước hoàn cảnh của dì Bảy, tác giả đã có suy nghĩ gì?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Trước hoàn cảnh cô đơn và một mình của dì Bảy tác giả cảm thấy thương dì vô cùng, căn nhà thiếu đi đôi bàn tay của người đàn ông trụ cột những lúc gặp ngày mưa bão cũng chẳng biết trông chờ vào đâu. Tác giả tự hỏi rằng liệu ngày đó dì quyết đi bước nữa thì giờ đây liệu dì có được hạnh phúc hơn không.

2.8 Việc nhắc đến tên thật của dì Bảy ở đây có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

- Việc nhắc đến tên thật của dì Bảy ở đây có tác dụng giúp làm nhấn mạnh rằng đây là câu chuyện có thật và hiện hữu ở trong cuộc sống hằng ngày. 

- Như một lời khẳng định chiến tranh không chỉ cướp đi những người lính mà nó còn để lại sự cô đơn và lẻ loi cho biết bao con người ở lại. 

Lộ trình khóa học DUO sẽ được thiết kế riêng cho từng nhóm học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm 9, 10 trong mọi bài kiểm tra.

3. Soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 61 SGK Văn 7/2 Cánh diều 

Bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà viết về ai và về việc gì?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà viết về nhân vật dì Lê Thị Thỏa, về việc dì luôn ngóng đợi một người chồng đang tham gia chiến tranh và già đi trong sự cô quạnh khi người chồng đã bỏ mạng nơi bom đạn vô tình.

3.2 Câu 2 trang 61 SGK Văn 7/2 Cánh diều 

Sắp xếp những sự kiện chính sau đây theo một trật tự như tác giả đã kể trong văn bản:

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Các sự kiện chính sẽ được sắp xếp dựa theo trật tự: c – e – a – d – b.

3.3 Câu 3 trang 61 SGK Văn 7/2 Cánh diều 

Trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà, tác giả đã kết hợp giữa phương thức tự sự với phương thức nào? Chỉ ra tác dụng của sự kết hợp đó.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

- Trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà, tác giả đã kết hợp giữa phương thức tự sự với phương thức biểu cảm

- Tác dụng: Kể về câu chuyện của dì mình, lời của người kể luôn nhỏ nhẹ, như đang thì thầm với người đọc. Cách kể đó vừa thể hiện được tình cảm cùng với thái độ quý trọng, kính cẩn và thiêng liêng của người cháu; vừa tái hiện được sự hi sinh thầm lặng cùng với sự chịu đựng bền bỉ, âm thầm, lặng lẽ, dẻo dai, “biết hi sinh nên chẳng nhiều lời” của những người phụ nữ Việt Nam

3.4 Câu 4 trang 61 SGK Văn 7/2 Cánh diều 

Tìm sau đó phân tích một vài câu hoặc đoạn văn trực tiếp bộc lộ tình cảm và suy nghĩ của tác giả.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Một vài câu văn và đoạn văn trực tiếp bộc lộ tình cảm cũng như suy nghĩ của tác giả:

- “Mỗi lần về thăm, ngồi bên mâm cơm đạm bạc với dì, tôi chợt nghĩ nếu ngày đó dì đi bước nữa thì liệu bây giờ dì có được hưởng hạnh phúc không.”

- “Những ngày này, dì tôi, bà Lê Thị Thỏa, một trong bao người phụ nữ bình dị đã đi qua chiến tranh, năm nay tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết ở ngôi nhà gần cầu Vĩnh Phú thuộc thị trấn Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Nguyện cầu hồn thiêng những người đã ngã xuống độ trì cho dì bình an, trường thọ.”

→ Câu văn và đoạn văn đã thể hiện được sự đồng cảm xót thương của nhân vật “tôi” khi phải chứng kiến cuộc sống vô cùng cô đơn, lẻ bóng của dì Bảy. Cả cuộc đời của dì chỉ là sự chờ đợi trong khắc khoải, hi vọng đến bồn chồn. Người cháu hi vọng rằng cuộc đời của dì sẽ được bình an và trường thọ.

3.5 Câu 5 trang 61 SGK Văn 7/2 Cánh diều 

Bài tản văn đã cho người đọc thấy được sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ ở trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Vấn đề đó gợi cho em suy nghĩ như thế nào khi được sống trong hoà bình?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Bài tản văn cho người đọc thấy rằng sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ ở trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Vấn đề đó gợi cho em lòng xót thương cùng sự đồng cảm với những người phụ nữ đã phải chịu thiệt thòi trong hoàn cảnh bom đạn vô tình. Đặt trong cuộc sống hòa bình ngày nay, em cảm thấy thực sự rất may mắn vì được sống trong độc lập, tự do và đầy đủ no ấm. Được sống cuộc sống yên ấm như vậy, em lại càng thấy biết ơn công lao của thế hệ cha anh đi trước đã dám hi sinh tuổi trẻ, thời gian và thậm chí là cả mạng sống của mình để ra sức bảo vệ cho Tổ quốc. Em sẽ cố gắng học tập cũng như rèn luyện thật chăm chỉ để góp một phần nho nhỏ giúp xây dựng đất nước đẹp giàu và xứng đáng với công lao cha anh đã gìn giữ, bảo vệ nước nhà.

3.6 Câu 6 trang 61 SGK Văn 7/2 Cánh diều

Có người đã nói rằng: Dì Bảy trong bài tản văn giống với hình tượng hòn Vọng Phu ở các câu chuyện cổ. Ý kiến của em về ý kiến này như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

Nói Dì Bảy ở trong bài tản văn giống với hình tượng hòn Vọng Phu ở các câu chuyện cổ. Theo ý kiến cá nhân của em thì em hoàn toàn đồng tình với ý kiến ấy. Ở nhân vật dì Bảy và nàng Tô Thị ta đều có thể thấy ở hai người phụ nữ có chung một điểm đó chính là sự thủy chung son sắc dành cho tình nghĩa vợ chồng. Trong suốt quãng thời gian bị chia cắt bởi chiến tranh dì Bảy vẫn luôn nguyện chờ chồng. Cho tới khi chồng hy sinh thì dì vẫn ở vậy và ngồi đợi ở trước hiên nhà mặc cho thời gian cứ thế trôi qua. Qua đó ta có thể thấy tấm lòng sắt son của dì Bảy đối với chồng có thể được ví như nàng Tô Thị ở trong thời hiện đại.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Trên đây là phần Soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà đầy đủ VUIHOC muốn các em tham khảo. Câu chuyện đã phản ánh được sự tàn khốc của chiến tranh làm chia lìa biết bao nhiêu gia đình, cướp đi những người con, người chồng và người cha của bao người phụ nữ. Ngoài bài viết này, nếu các em muốn tham khảo thêm những bài viết khác nói riêng cũng như những bài soạn của các môn học khác nói chung, các em nên nhanh chóng truy cập vào website chính thức của VUIHOC là vuihoc.vn để có thể đăng ký khoá học cho mình nhanh nhất và được giải đáp những thắc mắc thường gặp phải từ các thầy cô giáo VUIHOC.

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 7
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990