img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam | Văn 8 tập 2 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 11:06 20/02/2024 12,327 Tag Lớp 8

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam, cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa sách Ngữ Văn 8 tập 2 kết nối tri thức để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam | Văn 8 tập 2 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam: Trước khi đọc 

Em đã biết những tác phẩm văn học nào có viết về chủ đề mùa thu? Chia sẻ với các bạn của mình về vẻ đẹp về mùa thu ở trong một tác phẩm mà em yêu thích nhất.

Lời giải chi tiết:

- Tác phẩm văn học đã được học viết về mùa thu: Sang thu - Hữu Thỉnh

- Vẻ đẹp mùa thu được thể hiện trong bài Sang thu: Thời khắc đất trời “Sang thu” được thể hiện ở trong bài thơ của Hữu Thỉnh đã mang một vẻ đẹp vô cùng tinh tế, trong sáng và dịu nhẹ. Đó chính là mùa thu của những rung động đầy hồn nhiên, giản dị ở trong tâm hồn của một người thơ đã “đứng tuổi”.

 

2. Soạn bài nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam: Đọc văn bản 

2.1 Vấn đề được bàn luận trong bài.

Vấn đề được bàn luận ở trong bài chính là nhà thơ Nguyễn Khuyến cùng với các bài thơ mà ông đã viết về mùa thu.

2.2 Các cụm từ: “mùa thu của Việt Nam”, “nước ta”, “đất nước nhà mình”.

Góp phần khẳng định thêm được rằng Nguyễn Khuyến là một nhà thơ của quê hương làng cảnh đất nước Việt Nam.

2.3 Ý kiến của người viết về bài thơ "Thu ẩm"

Bài thơ "Thu ẩm" không phải chỉ đơn thuần nói trong một thời điểm, hay ở trong một đêm trăng hạn định, mà là tổng hợp ở rất nhiều thời điểm, khái niệm, khái quát về cảnh thu. Nếu chỉ nói về cảnh một đêm thu có trăng thì bài thơ lại tù túng và thiếu tính logic.

2.4 Câu mở đầu đoạn thể hiện ý kiến của người viết về bài "Thu vịnh"

Trong bài này đã mang cái hồn của cảnh vật về mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong, cái nhẹ, cái ao đã được thể hiện ngay ở trong phần mở đầu. Mang thần của cảnh sắc mùa thu, cái hồn, cái thần của cảnh thu đã tỏa xuống cả cảnh vật.

2.5 Cách tác giả nêu lí lẽ bằng chứng để chứng minh cho ý kiến.

Tác giả đã chứng minh cho ý kiến là từ cây tre Việt Nam thì những cây còn non, ít lá, thanh mảnh và cao vót lên giống như cái cần câu in lên trên bầu trời biếc, gió đẩy đưa khe khẽ, thật thanh đạm, hợp với cái hồn thu.

2.6 Câu mở đầu đoạn thể hiện ý kiến của người viết về bài thơ “Thu điếu”

Bài “Thu vịnh” là bài thơ có thần hơn hết, nhưng ta vẫn phải công nhận rằng bài “Thu điếu” là điển hình hơn cả cho cảnh sắc mùa thu của làng cảnh Việt Nam (ở Bắc Bộ).

2.7 Cách tác giả nêu lí lẽ, bằng chứng để chứng minh cho ý kiến

Tác giả đã chứng minh cho ý kiến “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo” bằng cách đưa ra những thực tế ở huyện Bình Lục chính là xứ đồng chiêm rất trũng kia mà. Nhiều ao cho nên ao khá nhỏ, ao nhỏ thì thuyền câu cũng bé tẻo teo. Sóng biếc cũng gợn rất nhẹ nhàng.

2.8 Câu văn đánh giá chung về ba bài thơ thu

Ba bài thơ về thu của tác giả Nguyễn Khuyến, nhìn gộp chung lại là một thành công tốt đẹp của một quá trình dân tộc hóa nội dung về mùa thu sao cho chân thực về thu Việt Nam, trên đất nước ta, và dân tộc hóa trong hình thức của lời thơ, câu thơ cho thật là Nôm, thật là Việt Nam.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 kết nối tri thức

 

3. Soạn bài nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam: Sau khi đọc 

3.1 Câu 1 trang 65 SGK Văn 8/2 kết nối tri thức

Văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam đã bàn luận về vấn đề gì? Những yếu tố nào đã giúp em có thể nhận ra điều đó?

Lời giải chi tiết:

Văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam đã bàn luận về tác giả Nguyễn Khuyến và ba bài thơ về thu của ông bao gồm Thu điếu, Thu ẩm và Thu vịnh.

Những yếu tố đa giúp em có thể nhận ra điều đó:

- Nhan đề của văn bản

- Các luận điểm, luận cứ và dẫn chứng cụ thể xuất hiện trong bài

3.2 Câu 2 trang 65 SGK Văn 8/2 kết nối tri thức

Tác giả của bài nghị luận đã chỉ ra những đặc điểm chung nào ở trong ba bài thơ thu của nhà thơ Nguyễn Khuyến?

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm chung có ở cả ba bài thơ thu của nhà thơ Nguyễn Khuyến:

- Cả ba bài thơ đều là sự thành công tốt đẹp của quá trình dân tộc hóa nội dung về mùa thu cho thật là thu Việt Nam, ở trên đất nước ta.

- Dân tộc hóa hình thức của lời thơ, câu thơ sao cho thật là Nôm, thật là Việt Nam.

3.3 Câu 3 trang 65 SGK Văn 8/2 kết nối tri thức

Tuy có điểm gặp gỡ, nhưng với mỗi bài thơ thu thì vẫn có những vẻ đẹp riêng. Em hãy tìm các luận điểm đã thể hiện sự khác biệt ấy và nêu lên các lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu mà tác giả đã sử dụng để làm sáng tỏ về luận điểm ấy.

Lời giải chi tiết:

+ Bài thơ 'Thu vịnh' tổng hợp những nét đặc trưng của mùa thu một cách tổng quan. Trong số ba bài thơ, 'Thu vịnh' được coi là bức tranh sống động nhất về cảnh vật mùa thu, với sự thanh thoát, trong lành và nhẹ nhàng đặc trưng của nó.

+ Bài thơ 'Thu điếu' tập trung vào một khung cảnh cụ thể trong một khoảnh khắc thời gian: trên một cái ao vào một buổi chiều thu, một ông già ngồi trên một chiếc thuyền nhỏ. Đây là một hình ảnh điển hình của mùa thu trong văn học làng cảnh Việt Nam.

+ Bài thơ 'Thu ẩm' là sự quan sát kỹ lưỡng về cảnh thu qua nhiều thời kỳ khác nhau, từ đó thu thập những hình ảnh đẹp nhất và tinh tế nhất của mùa thu. 

+ Ba bài thơ của Nguyễn Khuyến khắc họa ba bối cảnh khác nhau, mỗi bài mang một sắc thái riêng biệt, nhưng đều thể hiện sự đầy cảm xúc và sâu sắc của nhà thơ. Khả năng sáng tạo nghệ thuật xuất sắc của ông được thể hiện qua việc tạo ra các hình ảnh và ngôn ngữ tinh tế, đạt đến mức đỉnh cao của sự giản dị và thơ mộng. Ông sử dụng nhiều kỹ thuật biểu đạt nghệ thuật đặc sắc (Đối ngắn rất chỉnh, gieo vần độc đáo), kết hợp với nhịp điệu và âm thanh để tạo nên các tác phẩm độc đáo và sâu sắc.

3.4 Câu 4 trang 65 SGK Văn 8/2 kết nối tri thức

Các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng mà Xuân Diệu sử dụng có vai trò như thế nào trong việc thể hiện luận đề?

Lời giải chi tiết:

Cách mà Xuân Diệu sử dụng các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển luận điểm của ông. Những yếu tố này giúp làm rõ và thuyết phục hơn, đảm bảo tính khách quan và logic trong các luận điểm của ông.

3.5 Câu 5 trang 65 SGK Văn 8/2 kết nối tri thức

Tác giả đã sử dụng những cách nêu ra bằng chứng nào? Em có thêm nhận xét gì về cách phân tích các bằng chứng của tác giả?

Lời giải chi tiết:

- Tác giả đã sử dụng những bằng chứng như cây tre Việt Nam, hình ảnh của ao cá, cảnh đồng ruộng nông thôn Bắc Bộ và ngôn từ gần gũi mộc mạc để minh họa và thể hiện sâu sắc về cuộc sống và văn hóa của làng quê Việt Nam.

- Tác giả đã phân tích một cách sâu sắc, giúp người đọc dễ hiểu và cảm nhận sâu hơn về bức tranh thiên nhiên mùa thu của quê hương Việt Nam. Qua những hình ảnh quen thuộc như cây tre, ao cá, và đồng ruộng nông thôn, tác giả đã gợi mở không chỉ về vẻ đẹp tự nhiên mà còn về tình cảm, thế sự trong xã hội.

3.6 Câu 6 trang 65 SGK Văn 8/2 kết nối tri thức

Xuân Diệu đã nhận định rằng: Ba bài thơ thu của tác giả Nguyễn Khuyến là một sự thành công tốt đẹp của quá trình “dân tộc hoá nội dung mùa thu” và “dân tộc hóa hình thức lời thơ”. Em đã suy nghĩ như thế nào về nhận định trên?

Lời giải chi tiết:

Xuân Diệu đã cho rằng: Ba bài thơ thu của nhà thơ Nguyễn Khuyến là sự thành công tốt đẹp của quá trình “dân tộc hóa nội dung mùa thu” và “dân tộc hóa hình thức lời thơ”. Em hoàn toàn đồng ý với nhận định phía trên của Xuân Diệu. Cả ba bài thơ thu đều khắc họa một cách đặc trưng vẻ đẹp của mùa thu ở miền Bắc thông qua những hình ảnh sâu sắc và ngôn ngữ thơ giản dị, gần gũi. Tác giả đã truyền đạt những cảm xúc và ý nghĩa về mùa thu một cách rõ ràng và sâu sắc, tạo nên một sự đồng nhất trong cả ba bài thơ. Bằng cách này, các tác phẩm không chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả về mùa thu mà còn thể hiện sự đa dạng trong cách tiếp cận và biểu hiện của nghệ sĩ với chủ đề này. Mặc dù cả ba bài thơ đều khắc họa vẻ đẹp mùa thu của miền Bắc một cách đặc trưng, nhưng mỗi bài vẫn mang đậm dấu ấn riêng của thơ Nguyễn Khuyến. Cảnh làng quê Việt Nam được mô tả đơn sơ, dung dị nhưng vô cùng đặc sắc và đáng yêu trong từng bài thơ. Sự hiện diện của hồn quê rất rõ ràng, đặc biệt là trong những nét trữ tình và tinh tế của Nguyễn Khuyến khiến bức tranh về quê hương trở nên sống động và sâu sắc hơn. Mỗi bài thơ đều tỏa sáng bằng những điểm nhấn riêng, tạo nên một khung cảnh trữ tình và tinh tế, nơi mà vẻ đẹp của quê hương được thể hiện qua những nét đặc trưng độc đáo.

3.7 Câu 7 trang 65 SGK Văn 8/2 kết nối tri thức

Em có nhận xét gì về nét nghệ thuật nghị luận của văn bản (cách mở đầu, dẫn dắt tới vấn đề, tổ chức các luận điểm, ngôn ngữ, giọng văn nghị luận,...)?

Lời giải chi tiết:

Bài viết đã được tổ chức rất mạch lạc và chặt chẽ.

- Ngay ở trong phần mở đầu, Xuân Diệu đã đi thẳng vào vấn đề cần bàn luận chính là nhà thơ Nguyễn Khuyến cùng với ba bài thơ thu kinh điển của ông.

- Tiếp đến, tác giả đã lần lượt đưa ra các luận điểm chính và lý lẽ, dẫn chứng kém theo để làm sáng tỏ quan điểm, ý kiến đã nêu trên.

- Ngôn ngữ nghị luận rất giản dị, gần gũi. Cách phân tích ngọn ngành và mạch lạc, có sự so sánh kèm theo với một số tác phẩm khác sẽ giúp cho người đọc nhanh chóng nắm bắt được vấn đề nghị luận chính.

- Giọng văn nhẹ nhàng, dẫn dắt người đọc dễ tìm hiểu lần lượt cả ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, đi đến được sự đồng tình với quan điểm được nêu.

 

4. Kết nối đọc viết trang 65 SGK Văn 8/2 kết nối tri thức 

Viết đoạn văn (dài khoảng 7 – 9 câu) nêu cảm nhận của em về một hình ảnh đặc sắc ở trong một bài thơ thu của Nguyễn Khuyến.

Lời giải chi tiết:

Cảnh trong bài thơ "Thu điếu" được miêu tả như một bức tranh đẹp đẽ nhưng đầy tĩnh lặng và u buồn. Không gian trở nên trống trải, vắng bóng con người và im lìm, chỉ còn tiếng sóng nhè nhẹ vỗ bờ, lá cây khẽ lảo đảo, và những đám mây mờ nhạt trôi nổi trên bầu trời. Âm thanh của cá đang đớp mồi cũng chỉ là mơ hồ, xa xa. Điều này tạo ra một cảm giác lặng lẽ, nhẹ nhàng nhưng đồng thời cũng mang lại một chút buồn bã, huyền bí, tạo nên một không gian thu dịu dàng nhưng đầy sâu lắng. Những sự vận động này không làm cho bức tranh thu trở nên sôi động hơn, mà chỉ làm tăng thêm sự tĩnh lặng của nó. Mọi cảnh vật, mọi vật thể trong bức tranh thu này đều phản ánh sự yên bình và buồn bã. Sự lạnh lẽo, trống trải của nước, sắc xanh của sóng, và ánh xanh ngắt của bầu trời... Tất cả những trạng thái, gam màu đó đều thể hiện một cảm giác tĩnh lặng đang lan tỏa từ trên cao đến dưới đất. Mọi thứ dường như không còn chuyển động, như đang lún sâu vào trạng thái im lặng hoàn hảo. Cả người câu cá ở đây cũng thể hiện điều tương tự. Ngồi tựa gối ôm cần, không bắt được cá nhưng vẫn không thể nhận thấy sự bất an, sự lo lắng từ vẻ ngoài bề ngoài. Sự yên bình không phải là điều hiển nhiên ở cách họ hành động, mà là từ sâu thẳm trong tâm hồn - một tâm hồn trầm lặng đến tận cùng. Sự phù hợp tự nhiên giữa con người và thiên nhiên đã cùng nhau tạo nên tinh thần của bức tranh thu.

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết bài soạn bài Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam sách Ngữ Văn 8 tập 2 kết nối tri thức. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 8
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990