img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Nói với con| Văn 7 tập 2 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 15:58 10/06/2024 123 Tag Lớp 7

Dưới đây là phần Soạn bài Nói với con| Văn 7 tập 2 kết nối tri thức vô cùng chi tiết. Bài thơ đã thể hiện được tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống và niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình.

Soạn bài Nói với con| Văn 7 tập 2 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Nói với con Văn 7 tập 2 kết nối tri thức

1. Câu 1 trang 66 SGK Văn 7/2 kết nối tri thức

Nói với con thể hiện về tình cảm của người cha đối với con, nhưng thông qua đó, nhà thơ còn hướng tới những đối tượng nào khác?

Phương pháp giải:

Em đọc nội dung toàn bài thơ để có thể nhận biết được tình cảm mà người cha muốn biểu đạt cũng như ẩn ý sâu xa mà ông đang muốn gửi gắm.

Lời giải chi tiết:

Nói với con thể hiện về tình cảm của người cha với con, nhưng qua đó, nhà thơ còn hướng đến những đối tượng: những người dân tộc thiểu số và những người sống trong hoàn cảnh khó khăn.

2. Câu 2 trang 66 SGK Văn 7/2 kết nối tri thức

Qua những lời tâm tình và căn dặn, người cha muốn nói với con về những điều gì?

Phương pháp giải:

Em đọc nội dung của toàn bài thơ để có thể hiểu được những điều mà người cha muốn nói với con

Lời giải chi tiết:

Qua lời căn dặn và tâm tình, cha muốn con phải khắc ghi:

- Luôn nhớ đến tình cảm của cha mẹ và của gia đình mình

- Luôn yêu mến và tự hào về quê hương, xứ sở

- Luôn ý thức được những phẩm chất vô cùng cao quý của “người đồng mình” (những con người ở quê hương)

- Sống có cốt cách để xứng đáng với tên gọi người con của quê hương

Lộ trình khóa học DUO sẽ được thiết kế riêng cho từng nhóm học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm 9, 10 trong mọi bài kiểm tra.

3. Câu 3 trang 66 SGK Văn 7/2 kết nối tri thức

Người cha đã nhìn nhận như thế nào về mối quan hệ giữa “con” với gia đình, quê hương, sứ xở? Những mối quan hệ ấy có ý nghĩa gì đối với sự trưởng thành của “con”?

Phương pháp giải:

Em đọc nội dung của toàn bài để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Người cha đã nhìn nhận về mối quan hệ giữa "con" với gia đình, quê hương, xứ sở:

+ Mối quan hệ giữa "con" với gia đình: gắn bó và ngập tràn tình yêu thương, sự vui vẻ.

+ Mối quan hệ giữa "con" với quê hương và xứ sở: quê hương, xứ sở cho những vẻ đẹp thiên nhiên cùng với vẻ đẹp của tình người, của ý chí và khát vọng sống.

- Những mối quan hệ đó giúp cho người con có được thái độ sống thật đúng đắn: tích cực, biết vượt qua những khó khăn, cảm thấy tự hào về quê hương. Điều đó chính là ý nghĩa đối với sự trưởng thành của người "con".

>> Xem thêm: Soạn văn 7 kết nối tri thức 

4. Câu 4 trang 66 SGK Văn 7/2 kết nối tri thức

Vẻ đẹp tâm hồn cùng sức sống mãnh liệt, bền bỉ của “người đồng mình” được thể hiện như thế nào thông qua bài thơ? Nói về “người đồng mình”, người cha đang muốn nhắn gửi con điều gì?

Phương pháp giải:

Em đọc nội dung của toàn bài để có thể trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Vẻ đẹp tâm hồn cùng sức sống mãnh liệt, bền bỉ của "người đồng mình" đã được thể hiện thông qua các câu thơ:

+ "Người đồng mình yêu lắm con ơi"

+ "Người đồng mình thương lắm con ơi/ Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chí lớn/ ... Nghe con."

Những vẻ đẹp đó cho thấy ý chí và nghị lực sống của "người đồng mình", bao gồm cả người cha ở trong tác phẩm: biết thích nghi với hoàn cảnh, biết tìm cách khắc phục khó khăn và biết tự hào về quê hương, con người xứ sở.

5. Câu 5 trang 66 SGK Văn 7/2 kết nối tri thức

Nêu cảm nhận của em về nghệ thuật trong bài thơ

Phương pháp giải:

Em đọc bài và nhận xét về giọng thơ, hình ảnh thơ,....

Lời giải chi tiết:

Bài thơ Nói với con có những nét rất đặc sắc về nghệ thuật. Đó là việc sử dụng đến thể thơ tự do, câu thơ duỗi dài theo mạch cảm xúc. Nhịp thơ chủ yếu là nhịp thơ 2/3, 3/2, 2/3/2,... kết hợp với cách sử dụng đến luật bằng trắc ở tiếng cuối mỗi câu thơ tạo ra nhịp điệu nhịp nhàng, như lời thủ thỉ hay tâm tình. Ngoài ra, hình thức nghệ thuật rất phù hợp với nội dung. Cụ thể nội dung của bài thơ chính là lời nói của một người cha dân tộc với con của mình. Nhà thơ đã khéo léo đan cài vào những từ ngữ địa phương, cho thấy được sự am hiểu văn hóa và tạo nên một không khí miền ngược của tác phẩm.


 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Thông qua phần Soạn bài Nói với con Văn 7 tập 2 kết nối tri thức vừa ngắn gọn, vừa dễ hiểu phía trên, chắc hẳn các em đã có thể hiểu hơn về nội dung cũng như nghệ thuật mà tác giả muốn nhắc đến. Bài thơ đã thể hiện được tình cảm gia đình vô cùng ấm cúng, ca ngợi truyền thống cùng với niềm tự hào về quê hương thông qua câu chuyện về dân tộc miền núi.

Ngoài bài soạn ở trên, khi muốn tham khảo những bài soạn văn khác hay kể cả những bài soạn khác ở trong môn học khác, các em đừng chần chừ truy cập ngay vào website chính thức của VUIHOC là vuihoc.vn để đăng ký cho mình khoá học nhanh chóng và được nghe giảng giải trực tiếp từ những thầy cô giáo chuyên nghiệp và nhiệt huyết của VUIHOC nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 7
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990