Soạn bài sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà)| Văn 9 tập 1 Cánh diều
VUIHOC hướng dẫn các em cách Soạn bài sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà)| Văn 9 tập 1 Cánh diều một cách chi tiết. “Sông núi nước Nam” được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, khẳng định chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí bảo vệ chủ quyền ấy trước mọi kẻ thù xâm lược.
1. Soạn bài sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà): Chuẩn bị
- Xem lại các kiến thức về thơ Đường luật đã được học ở sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập hai để vận dụng vào phần đọc hiểu của văn bản này.
- Đọc trước văn bản Sông núi nước Nam sau đó tìm hiểu bối cảnh ra đời của tác phẩm. Bài thơ Sông núi nước Nam được coi như “bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên” của dân tộc.
Trả lời:
* Thơ Đường luật:
Thơ đường luật hay còn được gọi với cái tên khác là thơ luật đường. Đây là một thể thơ đường với những luật được xuất hiện từ thời nhà Đường ở Trung Quốc. Là một trong những dạng thơ đường phát triển vô cùng mạnh mẽ không chỉ ở trên chính quê hương của nó mà còn nổi tiếng tại một số đất nước lân cận với tư cách là thể loại thơ tiêu biểu nhất của nhà Đường nói riêng hay tinh hoa của thi ca Trung Hoa nói chung.
Người ta còn gọi thơ Đường luật là thơ cận thể nhằm đối lập và phân biệt với những thể loại thơ cổ thể được sáng tác không tuân theo những luật ấy.
Thơ Đường luật có một hệ thống những quy tắc rất phức tạp, những quy tắc này được thể hiện trong 5 điều sau: Niêm, Luật, Đối, Vần và Bố cục.
Xét về mặt hình thức thì thơ đường luật được chia ra thành các dạng như sau:
Thất ngôn bát cú: gồm tám câu, mỗi câu có 7 chữ. Đây được xem là dạng phổ biến nhất trong thể thơ Đường luật.
Thất ngôn tứ tuyệt: gồm 4 câu, mỗi câu có 7 chữ
Ngũ ngôn bát cú: gồm 8 câu, mỗi câu có 5 chữ
Ngũ ngôn tứ tuyệt: gồm 4 câu, mỗi câu có 5 chữ
Ngoài những dạng được kể ở trên thì còn rất nhiều dạng không phổ biến khác nữa. Người Việt Nam khi làm thơ đường luật cũng hoàn toàn tuân thủ theo những nguyên tắc đó.
* Văn bản Sông núi nước Nam:
- Bài thơ chưa rõ tác giả là ai và có rất nhiều lời kể về sự ra đời của bài thơ, trong đó có truyền thuyết được nhiều người tin tưởng nhất đã kể như sau: Theo truyền thuyết, vào năm 1077, trong thời gian quân Tống đến xâm lược nước ta, vua Lý Nhân Tông đã sai Lý Thường Kiệt dẫn quân chặn giặc tại phòng tuyến sông Như Nguyệt. Bất ngờ, trong một đêm, quân sĩ nghe thấy vọng ra trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát ngâm bài thơ với nội dung về sự bảo vệ đất nước và tình yêu quê hương khiến cho quân giặc khiếp sợ. Bài thơ này đã truyền cảm hứng cũng như động viên tinh thần cho quân sĩ, giúp họ chiến đấu một cách quả cảm và đánh bại quân Tống.
Mặc dù không rõ ai là tác giả của bài thơ và có rất nhiều phiên bản khác nhau, truyền thuyết về việc hai anh em Trương Hống và Trương Hát ngâm bài thơ ấy trong tình huống cụ thể đã trở thành một câu chuyện vô cùng nổi tiếng trong lịch sử và văn hóa dân gian của Việt Nam. Nó thể hiện được lòng yêu nước và ý chí đấu tranh của dân tộc ở trong cuộc chiến bảo vệ đất nước.
>> Xem thêm: Soạn văn 9 Cánh diều
2. Soạn bài sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà): Đọc hiểu
Chú ý vào yếu tố khẳng định chủ quyền có trong một “bản tuyên ngôn độc lập”
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Các chi tiết:
Sông núi nước Nam vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời
- Yếu tố khẳng định chủ quyền có trong một “bản Tuyên ngôn Độc lập” là được ghi trong sách trời - Giới phận lãnh thổ của người Nam đã được quy định trong sách trời, điều này trở thành một chân lý không thể nào chối cãi và không bất cứ ai có khả năng thay đổi được điều đó.
3. Soạn bài sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà): Trả lời câu hỏi cuối bài
3.1 Câu 1 trang 15 SGK Văn 9/1 Cánh diều
Qua những tài liệu đã tìm hiểu, hãy trình bày bối cảnh xuất hiện trong bài Sông núi nước Nam và cho biết: Tại sao bài thơ được gọi là Thơ thần?
Phương pháp giải:
Tìm hiểu ngữ liệu ngoài
Lời giải chi tiết:
Theo truyền thuyết, vào năm 1077, trong thời gian quân Tống đến xâm lược nước ta, vua Lý Nhân Tông đã sai Lý Thường Kiệt dẫn quân chặn giặc tại phòng tuyến sông Như Nguyệt. Bất ngờ, trong một đêm, quân sĩ nghe thấy vọng ra trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát ngâm bài thơ với nội dung về sự bảo vệ đất nước và tình yêu quê hương khiến cho quân giặc khiếp sợ. Bài thơ này đã truyền cảm hứng cũng như động viên tinh thần cho quân sĩ, giúp họ chiến đấu một cách quả cảm và đánh bại quân Tống.
Bởi vậy, lý do bài thơ được gọi là thơ thần vì tương truyền rằng trong một đêm, quân sĩ nghe vọng trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm của bài thơ này cho nên rất sợ hãi ngỡ đó là thần linh đọc.
Lộ trình khóa học DUO sẽ được thiết kế riêng cho từng nhóm học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm 9, 10 trong mọi bài kiểm tra.
3.2 Câu 2 trang 15 SGK Văn 9/1 Cánh diều
Nêu đặc điểm về hình thức thể loại của bài thơ (số dòng, số chữ, niêm, luật và cách hiệp vần trong bản phiên âm bài thơ)
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Áp dụng những kiến thức về thể loại
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm về hình thức thể loại thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật:
+ Số chữ: mỗi dòng có bảy chữ
+ Số dòng: bao gồm 4 dòng
+ Niêm luật: Chữ thứ hai trong câu 1 là “trắc” niệm với chữ thứ hai trong câu 4 cũng là “trắc”, chữ thứ hai trong câu 2 lại là “bằng” niệm với chữ thứ hai trong câu 3 cũng là “bằng”.
+ Vần: chỉ hiệp theo một vần trong các câu 1, 2 và 4 (cư – thư – hư).
3.3 Câu 3 trang 15 SGK Văn 9/1 Cánh diều
Hai dòng thơ đầu tiên khẳng định điều gì? Những từ ngữ “Nam đế”, “Nam quốc”, “tiệt nhiên”, “định phận” và “thiên thư” đóng vai trò như thế nào trong việc khẳng định điều đó?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và chú ý vào từ ngữ
Lời giải chi tiết:
- Hai dòng thơ đầu tiên khẳng định nước Nam là một đất nước có sự độc lập, có chủ quyền, lãnh thổ và luật pháp cai trị riêng, hiển nhiên điều đó đã được ghi cũng như đã được công nhận ở sách trời
- Tác giả sử dụng từ “Nam quốc” và “Nam để” nhằm khẳng định sự chính danh của quốc gia, của các bậc đế vương có chủ quyền ở trên lãnh thổ của mình. Bên cạnh đó, trong chế độ phong kiến xưa, “đế” còn là danh xưng cao nhất dành cho người đứng đầu của một nước. Đối với triều đình phong kiến Trung Hoa, chỉ có vua của họ mới được gọi là “đế”, còn vua những nước nhỏ là “vương”, thấp hơn “đế” hẳn một bậc.
- Tất cả các từ ngữ “Nam quốc”, “Nam đế”, “tiệt nhiên”, “định phận” và “thiên thư” đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định được chủ quyền của đất nước. Đồng thời nó còn muốn khẳng định sự tự tôn và lòng tự hào dân tộc - nước ta là một quốc gia có sự độc lập và chủ quyền ngang hàng với Trung Quốc, không hề thua kém chút nào, điều này đã được khẳng định ở sách trời, không thể thay đổi.
3.4 Câu 4 trang 15 SGK Văn 9/1 Cánh diều
Phân tích hai dòng thơ cuối cùng cùng để làm rõ cho nội dung (tư tưởng và tình cảm) mà tác giả đang muốn thể hiện.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản sau đó đưa ra nhận xét
Lời giải chi tiết:
Sau lời khẳng định hùng hồn, đanh thép về độc lập và chủ quyền dân tộc, tác giả đã đưa ra lời cảnh cáo đanh thép dành cho kẻ thù:
“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Câu hỏi vang lên một cách mạnh mẽ và dứt khoát đầy cứng rắn hướng đến bọn giặc xâm lược. Coi chúng như là “nghịch lỗ” nghĩa là tác giả đã phân định rất rõ rệt tính chất chính nghĩa và phi nghĩa trong cuộc chiến. Ta chiến đấu vì chính nghĩa ắt có thể gặt hái được thành quả thắng lợi, còn lũ giặc dữ phi nghĩa kia sẽ phải nhận lại những hậu quả xứng đáng. Câu thơ đã thể hiện rất rõ thái độ giận dữ và uất hận của tác giả dành cho kẻ thù ngang tàng đi ngược lại với chân lí, phạm phải ý trời. Càng uất giận thì ý chí chiến đấu càng tăng cao, câu thơ cuối cùng như một cú đánh vô cùng mạnh mẽ có sức cảnh tỉnh lớn đối với lũ giặc bất nhân: “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Đến đây, tác giả đã trực tiếp gọi quân giặc là “chúng mày” với một thái độ vô cùng coi thường và khinh bỉ. Câu thơ thể hiện được ý chí quyết chiến và quyết thắng chống lại bọn giặc xâm lược cùng với niềm tin sắt đá vào sự thất bại tất yếu của lũ giặc ấy. Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt vô cùng ngắn gọn và hàm súc cùng với giọng điệu đanh thép, hùng hồn, bài thơ được đặt trong hoàn cảnh của cuộc kháng chiến có ý nghĩa vô cùng lớn lao với việc khích lệ, cổ vũ và động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ, đồng thời cũng là lời cảnh cáo đanh thép dành cho kẻ thù xâm lược.
3.5 Câu 5 trang 15 SGK Văn 9/1 Cánh diều
Theo em, hai dòng thơ đầu tiên và hai dòng thơ cuối cùng có mối liên hệ như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản rồi chú ý đến mặt liên kết nội dung
Lời giải chi tiết:
Hai dòng thơ đầu tiên và hai dòng thơ cuối cùng có mối liên hệ rất chặt chẽ về mặt tư tưởng, cảm xúc. Nếu như hai dòng thơ đầu tiên nói về chủ quyền lãnh thổ và khẳng định về nền độc lập của nước Nam thì hai dòng thơ cuối thể hiện lòng quyết tâm cùng với ý chí chiến đấu chống lại bọn xâm lược để bảo vệ lãnh thổ ấy.
3.6 Câu 6 trang 15 SGK Văn 9/1 Cánh diều
Em có suy nghĩ như thế nào sau khi học bài Sông núi nước Nam? Theo em, nội dung tư tưởng của bài thơ có ý nghĩa như thế nào đối với thế hệ trẻ hiện nay?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đưa ra suy nghĩ và bài học của bản thân
Lời giải chi tiết:
- Sông núi nước Nam được coi là một bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Vào năm 1077 quân Tống tiến vào xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đem quân ra chặn đánh giặc trên sông Như Nguyệt, và cũng từ đó mà bài thơ cũng được ra đời. Tác giả khẳng định hùng hồn rằng "Nam quốc sơn hà nam đế cư" đó được coi như là một điều đơn giản và điều hiển nhiên. Nhưng chân lý ấy phải đánh đổi bằng mồ hôi và xương máu của nhân dân nước ta. Tác giả còn muốn khẳng định chủ quyền dân tộc và khẳng định đất nước ta là một đất nước độc lập có lãnh thổ và chủ quyền riêng. Những câu thơ vang lên như một niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc có sự độc lập chủ quyền. Và cuối cùng khi mà tất cả đã được định trong sách trời, thế nên tất cả những kẻ xâm lược đều đang làm trái với trời đất. Cuộc kháng chiến của quân và dân ta là chính nghĩa khi mà đánh đuổi lũ giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi. Cảm hứng yêu nước với những tuyên ngôn về độc lập chủ quyền cùng sức mạnh cổ vũ quân dân và sự cảnh tỉnh kẻ thù. Bởi vậy, Bài Sông núi nước Nam gợi ra trong em một niềm tự hào cũng như lòng yêu nước và ý chí quyết tâm giữ gìn, bảo vệ vẻ đẹp và truyền thống quý báu của dân tộc.
- Nội dung của bài thơ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với thế hệ trẻ hiện nay. Bài thơ là lời nhắc nhở và động viên thế hệ trẻ phải luôn biết cố gắng phấn đấu, tự hào, mạnh mẽ giữ gìn được bản sắc truyền thống văn hóa của dân tộc, xứng đáng với tất cả những gì mà thế hệ cha anh đã đổ biết bao xương máu để giữ gìn và bảo vệ.
Trên đây là phần Soạn bài sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) Văn 9 tập 1 Cánh diều chi tiết mà VUIHOC đã chuẩn bị cho các em. Qua phần soạn bài, các em sẽ cảm thấy vô cùng tự hào và từ đó cần phải biết được vai trò và nhiệm vụ của bản thân để xứng đáng với công sức ông cha ta đã bỏ ra.
HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học
⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7
⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả
⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia
Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
Ngoài bài soạn phía trên ra, nếu muốn tham khảo về nhiều bài soạn văn khác hoặc những bài soạn khác của môn học khác thì em hãy nhanh tay truy cập ngay vào website chính thức của VUIHOC đó là vuihoc.vn để đăng ký ngay cho mình khoá học thật nhanh chóng và được nghe giải đáp trực tiếp từ thầy cô giáo có trình độ và chuyên môn cao của VUIHOC nhé!