img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thực hành đọc: Vịnh cây vông| Văn 8 tập 1 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 10:53 25/03/2024 2,179 Tag Lớp 8

Nguyễn Công Trứ là một trong những tác giả tiêu biểu của nền văn học Việt Nam trung đại. Bài thơ Vịnh cây vông của ông được giới thiệu đến bạn học trong chương trình Ngữ văn lớp 8 tập 1. Để giúp các em nắm vững hơn về bài học, VUIHOC trân trọng gửi đến các em phần soạn bài Thực hành đọc: Vịnh cây vông.

Soạn bài Thực hành đọc: Vịnh cây vông| Văn 8 tập 1 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Thực hành đọc: Vịnh cây vông: Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Công Trứ

- Tác giả Nguyễn Công Trứ (1778 – 1958) tự là Tồn Chất, biệt hiệu Hi Văn, hiệu là Ngộ Trai.

- Người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, sinh ra trong một gia đình Nho học.

- Từ khi còn nhỏ cho đến năm 1819, ông sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng ông lại có cơ hội tham gia sinh hoạt ca trù.

- Năm 1819, Nguyễn Công Trứ thi đỗ Giải nguyên và được bổ nhiệm làm quan, nhưng con đường làm quan của ông không mấy bằng phẳng.

- Các sáng tác của ông chủ yếu là bằng chữ Nôm với nhiều thể loại câu đối, thơ, phú, hát nói. Riêng thơ Đường luật, ông có khoảng 150 tác phẩm.

- Các tác phẩm của ông tập trung vào ba chủ đề chính: thế thái nhân tình đen bạc, chí nam nhi, triết lí sống nhàn.

 - Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên có công trong việc đưa hát nói trở thành thể loại văn học dân tộc.

- Một số tác phẩm tiêu biểu của ông như: Bài ca ngất ngưởng, Tự thuật, Vịnh mùa thu…

>> Xem thêm: Soạn văn 8 đầy đủ và chi tiết theo chương trình sách mới

2. Soạn bài Thực hành đọc: Vịnh cây vông: Thực hành đọc 

2.1 Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, một thể thơ quen thuộc trong các tác phẩm của Nguyễn Công Trứ.

2.2 Đối tượng của tiếng cười trào phúng.

Đặc tính sinh học của “Cây vông” là một loài cây thân gỗ, tuy sinh trưởng rất nhanh nhưng thớ gỗ lại mềm, xốp nên khả năng chịu lực kém, không bền và dễ bị mối, mọt.

Tương truyền rằng tác phẩm này nhắm tới việc chế nhạo quan lại bộ tham tri Hà Tôn Quyền dưới triều vua Minh Mạng (1820-1840), trong bữa tiệc nhà họ Hà mừng con thi đậu.

2.3 Nghệ thuật ẩn dụ (dùng hình tượng cây vông để châm biếm, đả kích).

Nguyễn Công Trứ đã khéo léo mượn hình ảnh cây vông để chế nhạo, châm biếm bộ máy quan lại: cây vông mang ý nghĩa ẩn dụ ám chỉ Hà Tôn Quyền - Quan lại bộ tham tri dưới triều vua Minh Mạng. Đó hoàn toàn là một bộ máy quan lại vô dụng, bất tài.

 

Trong bài viết này, VUIHOC đã đưa ra cho các em một cách chi tiết phần soạn bài Thực hành đọc: Vịnh cây vông chương trình Ngữ Văn lớp 8 tập 1 kết nối tri thức. Hy vọng rằng phần trình bày này  của VUIHOC có thể đem đến cho các em nhiều kiến thức bổ ích cũng như trau dồi thêm nội dung mới mà bài học này đem lại. Để có thể tiếp thu thêm thật nhiều kiến thức từ những môn học khác, các em hãy mau chóng nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm:

Banner after post bài viết tag lớp 8
| đánh giá
Hotline: 0987810990