img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 42| Văn 7 tập 2 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 10:53 28/05/2024 980 Tag Lớp 7

Bài viết dưới đây sẽ là hướng dẫn Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 42| Văn 7 tập 2 Cánh diều mà Vuihoc gửi đến các em. Không chỉ phân tích văn bản “tinh thần yêu nước của nhân dân ta” mà còn là sự tôn vinh lối sống cũng như tài hòa của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 42| Văn 7 tập 2 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 42 Văn 7 tập 2 Cánh diều

1. Câu 1 trang 42 SGK Văn 7/2 Cánh diều

Hãy làm rõ tính mạch lạc của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) bằng cách chứng minh các phần, các đoạn, các câu của văn bản này đều nói về một chủ đề và được sắp xếp theo một trình tự rất hợp lý.

- Trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay từ câu mở đầu đã có thể tóm gọn được toàn bộ vấn đề nghị luận. Đó chính là câu “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”.

- Các phần, các đoạn và các câu trong văn bản đều có nội dung thống nhất, về chủ đề “tinh thần yêu nước của nhân dân ta” và được sắp xếp theo một trật tự logic hợp lý.

- Có thể chia kết cấu của văn bản theo bố cục ba phần:

  • Mở bài: Từ đầu đến “kẻ cướp nước” - nội dung chính để nêu lên vấn đề cần nghị luận của toàn bài. Chính nhờ tinh thần yêu nước mà nhân dân ta đã có được sức mạnh tinh thần to lớn, có thể chiến thắng mọi cuộc xâm lược của quân thù.

  • Thân bài: Tiếp theo đến “lòng nồng nàn yêu nước” - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được khẳng định qua lịch sử bốn ngàn năm xây dựng và gìn giữ lãnh thổ trước mọi cuộc xâm lược.

  • Kết bài: Đoạn còn lại -  Nhiệm vụ hiện tại của Đảng, của nhà nước, của nhân dân ta là làm thế nào có thể gìn giữ và phát triển tinh thần yêu nước truyền thống đó. 

>> Xem thêm: Soạn văn 7 Cánh diều 

2. Câu 2 trang 42 SGK Văn 7/2 Cánh diều

Phân tích tính liên kết của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh):

a) Các câu trong đoạn văn thứ nhất (từ đầu đến “lũ cướp nước”) và đoạn văn thứ hai (từ “Lịch sử ta” đến “dân tộc anh hùng”) được liên kết với nhau bằng những từ ngữ nào? Hãy chỉ ra những từ ngữ đó.

- Liên kết qua phép thế:

  • “Lòng nồng nàn yêu nước” được thay thế, tránh lặp câu bằng những từ “đó”, “tinh thần ấy”, “nó”,...

  • “Các vị anh hùng dân tộc” được thay thế bằng cụm từ “Các vị ấy”.

  • “Những cử chỉ cao quý đó” đã thay thế cho phép liệt kê những việc làm của dân tộc ta.

b) Xác định những câu có tác dụng liên kết đoạn văn chứa chúng với đoạn văn đứng trước trong văn bản trên.

Câu văn có tác dụng liên kết đoạn văn chứa chúng với đoạn văn đứng trước trong văn bản trên là “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta”.

Lộ trình khóa học DUO sẽ được thiết kế riêng cho từng nhóm học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm 9, 10 trong mọi bài kiểm tra.

3. Câu 3 trang 43 SGK Văn 7/2 Cánh diều

Tìm vị ngữ là cụm động từ trong những câu dưới đây (ở văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ). Xác định động từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi cụm động từ đó.

a) Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. (Phạm Văn Đồng)

  • Động từ trung tâm: thấy

  • Thành tố phụ là cụm chủ vị: Bác - quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.

b) Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. (Phạm Văn Đồng)

  • Động từ trung tâm: hiểu

  • Thành tố phụ là cụm chủ vị: Bác - sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật.

4. Câu 4 trang 43 SGK Văn 7/2 Cánh diều

Viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó.

Đoạn văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã để lại ấn tượng sâu sắc trong em bởi cách diễn đạt rõ ràng, lập luận sắc bén mà rất thuyết phục. Sự nổi bật trong cả lối sống, các ứng xử cũng như tài hoa của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện rõ ở hệ thống lập luận, chứng cứ được sắp xếp một cách hợp lý. Lời dẫn chứng gần gũi, chính xác và thể hiện rõ ràng nội dung mà tác giả muốn truyền tải. Cuối cùng, tác giả cũng đưa ra những cách thể hiện lòng yêu nước để người đọc hay toàn dân ta có thể học theo và cùng thực hiện. Chính nhờ văn bản này đã giúp em hiểu sâu sắc hơn về lòng yêu nước và biết mình phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 42 Văn 7 tập 2 Cánh diều. Để có thêm nhiều các kiến thức không chỉ với môn Văn và cả các môn học khác, các em hãy thường xuyên truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

 

Banner after post bài viết tag lớp 7
| đánh giá
Hotline: 0987810990