img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 43| Văn 8 tập 2 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 15:22 11/03/2024 1,793 Tag Lớp 8

Trong một văn bản chúng ta đôi khi sẽ bắt gặp các biện pháp tu từ như đảo ngữ, câu hỏi tư từ, v.v. Để giúp các em hiểu được cách sử dụng các biện pháp tu từ đảo ngữ cũng như cách đặt câu hỏi tu từ, VUIHOC trân trọng giới thiệu đến các em phần soạn bài thực hành tiếng việt trang 43 bộ sách ngữ văn 8 tập 2 tập Cánh diều.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 43| Văn 8 tập 2 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 43 Văn 8 tập 2 Cánh diều

1. Câu 1 trang 43 SGK Văn 8/2 Cánh diều

a. Biện pháp đảo ngữ được sử dụng ở đây là: “Lom khom dưới núi”, và “Lác đác bên sông”

Việc sử dụng đảo ngữ trong trường hợp này giúp miêu tả một cách rõ ràng hơn sự thưa thớt, bé nhỏ, hoang vắng tiêu điều nơi đây. Ngoài ra, câu thơ còn hàm ý nhấn mạnh sự vất vả và cái nghèo đói lam lũ của nhân dân vùng núi Đèo Ngang. 

b.Biện pháp đảo ngữ được sử dụng ở đây là: Lôi thôi sĩ tử

Tác dụng của biên pháp này là để nhấn mạnh vẻ ngoài cẩu thả của những thí sinh, những hiền tài tương lai của đất nước

- Một biện pháp đảo ngữ nữa được sử dụng trong câu: Ậm oẹ quan trường

Tác dụng: dùng để nhấn mạng tác phong thái độ của những vị quan giám khảo trong kỳ thi quan trọng bậc nhất của đất nước.

c. Biện pháp tu từ đảo ngữ được sử dụng trong câu: Củi một cành khô

Tác dụng: thể hiện thân phận nhỏ bé bèo bọt của một kiếp người trong cuộc sống

d. Hai câu thơ của Tố Hữu đều sử dụng biện pháp điệp ngữ: Đã tan tác những bóng thù/Đã sáng lại trời thu.

Những điệp ngữ này giúp nhấn mạnh hơn về sự hung hiểm của kẻ thù và qua đó tạo ra sự tương phản với ánh sáng mà Cách mạng tháng 8 đã đem lại.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 cánh diều 

2. Câu 2 trang 43 SGK Văn 8/2 Cánh diều

  • Đảo ngữ được sử dụng ở đây là cụm từ “những cuộc vui” được đưa lên trước cụm “chị còn nhớ”. Mục đích của việc này là để tạo sự liên kết giữa các câu trong bài. Cụ thể, “những cuộc vui” được đưa lên đầu để tạo sự liên kết với câu trước đó, thay thế cho các động từ “nhảy nô, nào hú tim, nào đánh rồng rắn” đã được sử dụng ở câu trên.

  • Trong câu này, từ “Hành” được đảo lên trước cụm từ “nhà chị”. Việc sử dụng đảo ngữ ở đây cũng nhằm mục đích tạo sự liên kết giữa hai câu. Cụ thể là từ “hành” đầu câu được lặp lại với từ “hành” có trong câu trước đó.

3. Câu 3 trang 43 SGK Văn 8/2 Cánh diều

  1. Câu hỏi tu từ được sử dụng trong ví dụ này là: “thời oanh liệt nay còn đâu?”.

Tác dụng của câu hỏi tu từ này đó là làm câu thơ thêm sinh động và đẹp mắt về hình thức. Hơn thế, câu hỏi tu từ này còn giúp nội dung thơ bộc lộ được cảm xúc trông mong nhớ nhung về thời oanh liệt cũng như thể hiện sự thất vọng tột cùng.

  1. Câu hỏi tu từ được sử dụng trong ví dụ này là: Người không hề tiếc máu hi sinh?

Tác dụng của câu hỏi tu từ này đó là giúp lời văn trở nên sinh động, khiến người đọc cảm thấy sự hào hùng của lịch sử dân tộc. 

Một câu hỏi tu từ khác được sử dụng trong ví dụ này đó là: Người không hề tiếc máu 

Tác dụng của biện pháp tu từ này llà khơi gợi niềm tự hào dân tộc, khơi gợi tình cảm tiếc thương và hào hùng lịch sử trong lòng người đọc.

  1. Câu hỏi tu từ ở đây là: “con gái tôi vẽ đây ư?”

Tác dụng của câu hỏi này là để thăm dò và khẳng định xem liệu suy nghĩ của mình có chính xác hay không.

4. Câu 4 trang 43 SGK Văn 8/2 Cánh diều

a – 7; b - 3; c - 4; d - 6; e - 5g - 2; h - 1

Thông qua bài viết này, VUIHOC đã trình bày cho các em chi tiết phần soạn bài thực hành tiếng việt trang 43 ngữ văn 8 tập 2 bộ Cánh diều. Rất hy vọng rằng phần soạn bài này sẽ đem đến cho các em nhiều kiến thức bổ ích cũng như học hỏi thêm các nội dung mới mà bài học này đem lại. Để có thể trau dồi thêm thật nhiều kiến thức từ những môn học khác, các em hãy mau chóng nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 8
| đánh giá
Hotline: 0987810990