img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta| Văn 8 tập 1 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 14:49 20/03/2024 1,300 Tag Lớp 8

Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta| Văn 8 tập 1 kết nối tri thức không chỉ nhấn mạnh truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta là tình yêu nước nồng nàn mà còn là những giá trị cần lưu truyền đến muôn đời sau.

Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta| Văn 8 tập 1 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta văn 8 tập 1 kết nối tri thức: Trước khi đọc 

1.1 Câu 1 Qua những bài học từ môn Lịch sử hoặc qua những truyện lịch sử đã học, đã đọc, hành động yêu nước của nhân vật nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?

Qua các câu chuyện, bài học Lịch sử mà em đã đọc qua. Em ấn tượng sâu sắc nhất với hành động dũng cảm, dám đứng lên khởi nghĩa cả hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị. Hai cô gái đã mạnh mẽ đánh đuổi giặc ngoại xâm bằng chính tình yêu nước nồng nàn và sự căm thù với quân địch.

1.2 Câu 2 Trong cuộc sống hôm nay, con người thể hiện tinh thần yêu nước bằng những cách nào?

Trong cuộc sống hòa bình hiện nay, con người có thể biểu hiện tinh thần yêu nước bằng nhiều cách khác nhau như:

  • Tuân thủ theo các quy định của pháp luật, những chuẩn mực đạo đức.

  • Rèn luyện bản thân mỗi ngày để sống có ích cho xã hội, cho đất nước.

  • Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa nước nhà.

  • Đoàn kết, có lòng tương trợ với những người xung quanh mình, với đồng hương nơi xa xứ,...

2. Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta văn 8 tập 1 kết nối tri thức: Đọc văn bản

2.1 Cách mở đầu và câu văn thể hiện nội dung bao quát của văn bản.

Tác giả đã sử dụng phương pháp mở bài trực tiếp để giới thiệu lòng nồng nàn yêu nước của nhân dân ta. Một lần nữa khẳng định lại truyền thống quý báu của nước nhà. Trong thời bình có thể không dễ dàng thấy được tình yêu nước đó nhưng chỉ cần đất nước đối mặt với bất kỳ nguy hiểm nào là tất cả tình yêu cùng với sự dũng cảm sẽ trỗi dậy mạnh mẽ.

Câu văn bao quát cả tác phẩm đã thể hiện được nội dung chính toàn bài. Đó là nhân dân Việt Nam ta luôn giữ được tình yêu nước một cách mãnh liệt và nồng cháy nhất.

2.2 Những bằng chứng được sử dụng nhằm làm sáng tỏ điều gì?

Những bằng chứng được sử dụng nhằm làm sáng tỏ các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta. Qua đó còn nêu lên được tinh thần yêu nước và sự kiên cường quyết tâm của nhân dân ta mỗi khi có quân giặc xâm chiếm.

2.3 Cách nêu bằng chứng ở đây có gì đáng chú ý?

Cách nêu bằng chứng ở đây đáng chú ý bởi chính cách sắp xếp trình tự bằng chứng. Đó là thứ tự từ tuổi tác đến vùng miền, giai cấp… Những trình tự khác nhau này sẽ bao quát được tất cả các khía cạnh và đối tượng trong xã hội.

2.4 Cần phải làm gì để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta?

Để có thể phát huy tối đa tinh thần yêu nước của nhân dân ta thì chúng ta cần nỗ  lực giải thích, tuyên truyền và tổ chức các chương trình nhằm nâng cao lòng yêu nước và các công việc hỗ trợ phát triển cả về kinh tế và văn hóa nước nhà.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 kết nối tri thức

3. Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta văn 8 tập 1 kết nối tri thức: Sau khi đọc 

3.1 Câu 1 trang 67 SGK văn 8/1 kết nối tri thức 

Người viết văn bản nghị luận bao giờ cũng hướng tới đối tượng cần thuyết phục. Theo em, văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng nào?

Theo em, văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới toàn bộ người dân Việt Nam.

3.2 Câu 2 trang 67 SGK văn 8/1 kết nối tri thức

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một trích đoạn của Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam. Điều gì cho thấy phần trích này vẫn thể hiện đầy đủ các đặc điểm của một văn bản hoàn chỉnh?

Bố cục chặt chẽ với ba phần rõ ràng cho thấy phần trích này vẫn thể hiện đầy đủ các đặc điểm của một văn bản hoàn chỉnh. Ba phần đó là:

  • Phần 1: Từ đầu bài đến “cướp nước” - Nội dung về nhận định chung của lòng yêu nước.

  • Phần 2: Phần tiếp theo đến “yêu nước” - Những biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước.

  • Phần 3: Phần còn lại - Nhiệm vụ của toàn dân với đất nước.

3.3 Câu 3 trang 67 SGK văn 8/1 kết nối tri thức

Bài nghị luận có mấy luận điểm? Nêu từng luận điểm và chỉ ra mối quan hệ giữa các luận điểm, từ đó rút ra nội dung bao quát của văn bản?

Bài nghị luận có tổng 4 luận điểm:

  • Dân ta có một truyền thống quý báu, đó là lòng nồng nàn yêu nước.

  • Các cuộc kháng chiến vĩ đại, nổi tiếng của lịch sử dân tộc ta đã chứng tỏ được tình yêu nước đó.

  • Lòng yêu nước của nhân dân ta đã được lưu truyền và phát huy đến mọi thế hệ sau này.

  • Bổn phận của người dân Việt Nam ngày nay

=> Các luận điểm trong bài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau để làm rõ lòng yêu nước của nhân dân ta. Một lần nữa khẳng định được lòng yêu nước quý giá của toàn dân tộc Việt Nam.

3.4 Câu 4 trang 67 SGK văn 8/1 kết nối tri thức

Căn cứ vào những bằng chứng khách quan nào mà tác giả khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”? Vì sao lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được tác giả xem là một “truyền thống quý báu”?.

Những bằng chứng khách quan để tác giả có thể khẳng định “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” là:

  • Những cuộc khởi nghĩa vẻ vang trong lịch sử nước nhà của các vị tướng nổi tiếng như: Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung,...

  • Trong kháng chiến chống Pháp tất cả nhân dân đều dũng cảm đứng lên chiến đấu “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức hậu phương...”

  • Tình yêu nước của nhân dân được coi như một truyền thống quý báu, được truyền từ đời này sang đời khác không kể vùng miền, độ tuổi hay giới tính.

3.5 Câu 5 trang 67 SGK văn 8/1 kết nối tri thức

Văn nghị luận của Hồ Chí Minh bao giờ cũng hướng người đọc đi từ nhận thức tới hành động. Qua văn bản này, tác giả muốn người đọc nhận thức được điều gì và có hành động như thế nào? Những nhận thức và hành động đó có ý nghĩa như thế nào trong đời sống cộng đồng?

  • Nhận thức: Lòng yêu nước chính là biểu hiện của sự tự hào, kiêu hãnh trước những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

  • Hành động: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta cần được tuyên truyền rộng rãi và ứng dụng vào trong cuộc sống thường ngày.

  • Những hành động và nhận thức đó có ý nghĩa trực tiếp đến cuộc sống của nhân dân Việt Nam:

  • Là cách thể hiện được tình yêu nước nồng nàn của nhân dân ta.

  • Mỗi thế hệ sẽ có cách thể hiện tình cảm khác nhau. Với thế hệ trẻ luôn luôn cố gắng học tập, rèn luyện để đất nước ngày càng phát triển hơn nữa.

3.6 Câu 6 trang 67 SGK văn 8/1 kết nối tri thức

Theo em, những yếu tố nào đã góp phần làm nên sức thuyết phục của bài nghị luận này? Vấn đề được bàn luận trong văn bản có ý nghĩa trong thời đại ngày nay nữa không? Vì sao?

Theo em, những yếu tố đã góp phần làm nên sức thuyết phục của bài nghị  luận này là:

  • Hệ thống luận điểm và luận cứ rõ ràng, chặt chẽ, chính xác đến từng ý.

  • Các yếu tố biểu cảm được xuất hiện tại các luận điểm khiến cho người đọc dễ thấy thuyết phục hơn.

  • Theo em, trong thời đại ngày nay vấn đề được bàn luận trong văn bản vẫn luôn có ý nghĩa bởi vì:

  • Chủ đề lòng yêu nước dù ở bất cứ không gian, thời gian nào luôn luôn có sức lan tỏa và bùng cháy trong trái tim từng người dân Việt Nam. Tình yêu nước có sức mạnh lớn, có thể khích lệ ý chí cũng như tinh thần của mỗi người. Tình yêu này giúp cho con người sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn, giúp cho đất nước ngày càng phát triển.

4. Kết nối đọc viết trang 67 SGK văn 8/1 kết nối tri thức

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trả lời cho câu hỏi: Phải chăng lòng yêu nước của mỗi người chỉ cần thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng?

Lòng yêu nước chính là tình yêu với tổ quốc, với đất nước mình được sinh ra và lớn lên. Việc thể hiện lòng yêu nước không phải là điều gì đó quá cao cả hay khó khăn mà nó ở trong chính ý thức và hành động hàng ngày của mỗi người. Chúng ta cần không ngừng nỗ lực xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh. Trong kháng chiến, lòng yêu nước được đẩy mạnh lên, vũ khí được cầm trên tay và tất cả mọi người đã ra trận đánh giặc. Không ngần ngại, bất chấp mọi khó khăn, gian khổ, họ đã xông lên giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Lòng yêu nước lúc bấy giờ rất mạnh mẽ và quyết liệt. Trong thời bình, lòng yêu nước được thể hiện ở việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân và sự ổn định của đất nước. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là một tình cảm giản đơn, giản dị nhưng nó lại mang ý nghĩa rất lớn lao. Vì vậy, lòng yêu nước trong xã hội này là cần thiết đối với mỗi người. Chúng ta phải thường xuyên rèn luyện tinh thần này để xây dựng và phát triển đất nước..

 

Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta văn 8 tập 1 kết nối tri thức chi tiết mà Vuihoc gửi đến bên trên hy vọng đã giúp các em một lần nữa sục sôi tinh thần yêu nước và hiểu được thế hệ trẻ cần làm gì để đất nước ngày càng phát triển.

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 8
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990