img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại| Văn 7 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 10:18 06/05/2024 4,453 Tag Lớp 7

Xã hội ngày càng phát triển kéo theo việc xuất hiện rất nhiều vấn đề. Những vấn đề ấy được nhiều người quan tâm và cũng có thể đưa vào đề thi Văn. Bởi vậy, các em hãy tham khảo phần soạn bài Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại để có thể lựa chọn cách viết cho chính mình về những vấn đề ấy.

Soạn bài Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại| Văn 7 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại: Lập dàn ý 

I. Mở bài

- Đất nước còn đang trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc chính là một vấn đề quan trọng. Và ý thức của thanh thiếu niên Việt Nam trong vấn đề ấy là điều rất đáng quan tâm và suy nghĩ.

II. Thân bài

- Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam đã được biểu hiện ở nhiều phương diện như sau: cách sống, lối sống, suy nghĩ, hoạt động, quan niệm, nói năng, ứng xử, ăn mặc,...

- Qua những biểu hiện nêu trên, có thể thấy rõ ràng ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam là như thế nào?

- Xem xét nguyên nhân của vấn đề đó cần phải nhìn ở cả 2 mặt: khách quan lẫn chủ quan. Khách quan là sự tác động từ môi trường sống và của bối cảnh thời đại. Chủ quan là bản thân sự vận động ở trong tư duy của đối tượng: các thanh thiếu niên đã quan tâm và suy nghĩ ở mức độ nào về vấn đề đó.

- Với một ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc như thế, thanh thiếu niên Việt Nam đang tác động như thế nào tới bộ mặt văn hoá dân tộc, đang để lại một kết quả làm sao cho tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế còn đang diễn ra sôi động.

- Xã hội, gia đình hay bản thân mỗi thanh niên, thiếu niên nên làm gì để có thể góp phần khẳng định bản sắc văn hoá Việt Nam với cộng đồng quốc tế.

III. Kết bài

- Bản sắc văn hoá là cái riêng biệt của mỗi dân tộc. Giữ gìn cái riêng ấy là trách nhiệm của mỗi công dân, trong đó có một phần quan trọng của thế hệ trẻ.

2. Soạn bài Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại:Thực hành viết

2.1 Bài viết tham khảo 1

Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi giới trẻ đã được làm quen và tiếp cận nhiều với nền văn minh hiện đại và tiên tiến hơn, thì vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lại trở nên cần thiết hơn bất cứ khi nào hết.

Thực trạng đang diễn ra mà ai ai cũng cảm nhận thấy đó là xã hội đang có sự phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Con người chúng ta ngày càng được hòa nhập và cởi mở hơn với những nền văn hóa mới từ nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta lại quên đi nét đẹp hay truyền thống văn hóa của chính đất nước mà chúng ta đã sinh ra và lớn lên. Nhiều bản sắc đã bị mai một, giới trẻ thì ngày càng ít quan tâm và tìm hiểu đến những truyền thống và bản sắc ấy. Thay vào đó, giới trẻ có xu hướng sẽ theo đuổi và ưa chuộng nền văn hóa của các nước khác.

Hậu quả của việc chạy theo nhiều nền văn hóa khác nhau là những giá trị truyền thống tốt đẹp sẽ bị mai một và mất dần đi mỗi ngày. Những lễ hội hay cuộc thi dân gian không còn nhận được nhiều sự quan tâm của con người hoặc chỉ thể hiện dáng dấp hình thức. Nhiều đứa trẻ hiện nay không hiểu về nền văn hóa truyền thống của đất nước mình bằng sự tân tiến của các nước ở trên thế giới. Chính những điều đó đã làm cho con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của chính đất nước mình.

Đứng trước thực trạng đáng báo động nêu trên, những người trẻ chúng ta cần phải làm gì để khắc phục? Trước hết, mỗi cá nhân đặc biệt là lứa tuổi học sinh cần phải tìm hiểu cũng như trau dồi những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, phải có trách nhiệm giữ gìn và phát huy thật tốt những giá trị ấy với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần phải tổ chức thêm những hoạt động tuyên truyền, mang tới cho học sinh nguồn tri thức đúng đắn về việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Gia đình và cộng đồng cũng phải cùng chung sức và đồng lòng để tô đậm thêm những giá trị văn hóa ấy để không bị phai nhạt trong nhiều luồng văn hóa khác.

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chính là trách nhiệm chung của tất cả con người Việt Nam chúng ta. Vì Vậy, chúng ta cần phải có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống ấy để nó ngày càng đẹp đẽ và phát triển rộng rãi thêm.

2.2 Bài viết tham khảo 2 

Cùng với sự bùng nổ của ngành khoa học công nghệ, xã hội đang ngày càng có sự thay đổi một cách chóng mặt. Kéo theo đó chính là những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp cũng ngày càng bị mai một. Đó là một thực trạng đáng báo động đối với một đất nước vốn rất giàu truyền thống văn hóa như Việt Nam.

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam đã được hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước cùng với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nó là tổng hòa của nhiều giá trị văn hóa bền vững, phản ánh được diện mạo, sắc thái và tâm hồn… của một dân tộc. Những giá trị ấy được thường xuyên bổ sung và lan tỏa trong suốt lịch sử của dân tộc, trở thành tài sản tinh thần vô cùng quý giá. Tất cả những điều ấy tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và giúp phân biệt được giữa các dân tộc ở trong cộng đồng.

Nhưng bên cạnh những điểm tích cực thì còn tồn tại rất nhiều điểm tiêu cực. Đâu đó chúng ta vẫn bắt gặp những thanh niên có lối sống xa rời với bản sắc dân tộc. Họ thờ ơ với các giá trị truyền thống kể cả vật chất lẫn tinh thần, mà đề cao những giá trị văn hóa du nhập từ nước ngoài thông qua sự thần tượng hay sính ngoại quá ngưỡng. Ví dụ như việc các bạn trẻ vô tư sử dụng những ngôn từ nước ngoài xen lẫn với tiếng Việt, điều đó không sai nhưng nó sẽ tạo ra sự khó hiểu và mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Tất cả những điều ấy vô tình tác động xấu tới việc duy trì và phát huy bản sắc của nền văn hóa dân tộc.

Vậy thế hệ trẻ chúng ta cần phải ý thức được vai trò và ý nghĩa của bản sắc dân tộc mình nhằm nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị tốt đẹp ấy. Đồng thời, cần tích cực rèn luyện lối sống và những hành động tích cực phù hợp với những truyền thống đạo lí tốt đẹp, cố gắng phát huy những giá trị riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó, cần phải lên án mạnh mẽ những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc cũng như có thái độ đấu tranh quyết liệt để có thể bài trừ và tẩy chay những hoạt động văn hóa không lành mạnh.

Tóm lại việc giữ gìn bản sắc văn hóa trong xã hội hiện nay không chỉ mang ý nghĩa với cộng đồng nhân loại, mà còn mang lại ý nghĩ đối với mỗi người. Bởi vì những giá trị văn hóa sẽ được thể hiện trong nếp sống và nếp nghĩ hàng ngày của mỗi người. 

Khóa học DUO cung cấp cho các em nền tảng kiến thức vững chắc, bứt phá điểm 9+ trong mọi bài kiểm tra trên lớp.

2.3 Bài viết tham khảo 3

Trong tiến trình đổi mới, con người cũng như văn hóa Việt Nam luôn có sự liên hệ với cội nguồn truyền thống. Truyền thống là những kinh nghiệm được rút ra khi đấu tranh sinh tồn của một dân tộc đã được đúc kết thành những giá trị và được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Truyền thống bao gồm tất cả những lĩnh vực của xã hội, nhưng tập trung nhiều nhất ở trong lĩnh vực văn hóa. Trong cuộc đấu tranh sinh tồn của một dân tộc, truyền thống mang ý nghĩa vô cùng to lớn. Vừa là nguồn sống lại vừa là nguồn sáng tạo của dân tộc. Vì thế, truyền thống không phải là những vật trưng bày đã chết cứng trong viện bảo tàng, mà nó luôn tồn tại ở trong mối quan hệ với hiện tại và tương lai.

Tuy nhiên, chúng ta cần phải xác định rằng giá trị văn hóa truyền thống chỉ mang ý nghĩa lịch sử tương đối. Vai trò và tác động của những giá trị văn hóa truyền thống có thể khác nhau qua những thời kỳ lịch sử. Vì thế, việc nghiên cứu sự tác động của những giá trị văn hóa truyền thống tới cuộc sống hiện tại là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng để giúp chúng ta có thể phân biệt được những tác động tích cực với những tác động tiêu cực, từ đó phát huy được mặt tích cực và khắc phục các mặt tiêu cực của những giá trị truyền thống. Đó chính là vấn đề cơ bản trong mối quan hệ giữa truyền thống với hiện đại.

Trước hết, cần phải khẳng định rằng những giá trị truyền thống cơ bản được kể trên vẫn có ý nghĩa tác động tích cực tới việc xây dựng con người mới cùng với nền văn hóa hiện đại của chúng ta. Lòng yêu nước không chỉ thể hiện bởi tinh thần giữ nước, mà nó còn hun đúc trong mọi người Việt Nam tinh thần quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam văn minh, giàu đẹp. Lòng tự cường dân tộc đã tiếp cho người dân một khối sức mạnh để đưa đất nước nhập vào dòng phát triển của thế giới. Tính cần cù sáng tạo đã giúp cho con người và văn hóa Việt Nam đạt được những tiến bộ hết sức quan trọng. Cần cù sáng tạo được thể hiện ở trong học tập, nghiên cứu và trong lao động lẫn sản xuất. Lòng khoan dung cũng là một giá trị truyền thống rất quan trọng của dân tộc ta. Cũng với tinh thần khoan dung, chúng ta đang cố gắng xây dựng một nền văn hóa có khả năng dung hợp những thành tựu tiến bộ của nhiều nền văn hóa trên thế giới. Đức tính giản dị cũng là một giá trị văn hóa truyền thống rất quan trọng của dân tộc, đã được Đảng và Bác Hồ đưa lên thành phương châm sống của con người mới Việt Nam. Truyền thống thương người như thể thương thân cũng đang tạo ra cho văn hóa Việt Nam một nét đẹp rất riêng và có tác động không hề nhỏ đến sự phát triển của con người và xã hội.

Bên cạnh đó, ở đất nước ta hiện nay, trong lĩnh vực văn hóa tập tục, nhiều yếu tố lạc hậu và phản tiến bộ đã được hạn chế. Tuy nhiên, trong thời đại của tự do văn hóa thì rất nhiều hủ tục khác lại đang có cơ hội được phục hồi. Tục lệ cưới xin và ăn uống linh đình đang quay trở lại với mức độ rầm rộ hơn rất nhiều so với xưa. Hủ tục về ma chay cũng vẫn còn tồn tại khá nặng nề tại một số địa phận.

Chẳng hạn như ở trong lĩnh vực văn hóa giáo dục, cũng như truyền thống "tôn sư trọng đạo" và hiếu học của người phương Đông chính là một nét đẹp văn hóa. Tuy nhiên, truyền thống tôn sư trọng đạo nhiều khi lại được hiểu một cách tuyệt đối hóa, dẫn tới cách truyền thụ kiến thức theo kiểu thầy đọc, trò nghe, làm cho các bạn học sinh trở thành cái máy tiếp thu thụ động, hạn chế trí óc tìm tòi sáng tạo của các bạn học sinh. Điều này hiện nay đang bị rất nhiều người lên tiếng phê phán. Hay trong lĩnh vực văn hóa tín ngưỡng - tôn giáo (không bàn đến hiện tượng lợi dụng tự do tín ngưỡng - tôn giáo để đạt được mục đích ở ngoài tín ngưỡng - tôn giáo) cũng đang bị lợi dụng, làm cho số nạn mê tín dị đoan tăng lên. Thêm nữa, còn có thêm hiện tượng lễ hội tràn lan. Lễ hội cũ được phục hồi còn lễ hội mới được sáng tạo thêm. Có thể nói, hiện tượng lễ bái cùng với tình trạng lễ hội tràn lan đang là một trong những vấn đề vô cùng nhức nhối của văn hóa Việt Nam. Tình trạng trên có cả nguyên nhân ở bên trong lẫn nguyên nhân phía bên ngoài.

Vậy nguyên nhân của thực trạng ấy là gì? Nguyên nhân đầu tiên xuất phát từ tâm lý và tâm linh xa lánh cõi trần. Tất nhiên, tự thân nguyên nhân ấy không mang tính tiêu cực. Chỉ khi nào bị lợi dụng hoặc được kết hợp với những nguyên nhân khác thì nó mới tạo ra được tác động tiêu cực. Tiếp đến là do trình độ dân trí còn chưa được cao. Chúng ta chưa kế thừa được đúng đắn truyền thống văn hóa.

Ngoài ra, chúng ta không thể không kể tới một nguyên nhân ở bên ngoài rất quan trọng chính  là tác động của toàn cầu hóa văn hóa dưới sự hậu thuẫn của việc toàn cầu hóa kinh tế. Khía cạnh lợi ích kinh tế tại một số lễ hội phương Tây do toàn cầu hóa văn hóa đem đến hiện đang được khai thác triệt để ở rất nhiều nơi trên thế giới. Trong những ngày lễ, nhiều nhà kinh doanh thực hiện một chiến dịch quảng cáo vô cùng rầm rộ để tiêu thụ những sản phẩm ăn theo. Còn những phương tiện truyền thông thì tuyên truyền và chạy theo một cách thiếu chủ kiến, một kiểu tuyên truyền dựa theo đuôi công chúng.

Nói tóm lại, việc phát huy những giá trị văn hóa truyền thống và khắc phục những hạn chế của một vài tập quán lạc hậu là một công việc mang ý nghĩa vô cùng quan trọng cho sự phát triển trí tuệ của con người và xây dựng được nền văn hóa mới, nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc ở trong xã hội hiện đại của chúng ta.

2.4 Bài viết tham khảo 4

Trong buổi học ngày hôm nay, em xin được trình bày ý kiến của bản thân về việc sử dụng những sản phẩm thủ công truyền thống vào trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Mời thầy cô và các bạn cùng theo dõi, lắng nghe.

Chúng ta đang sống ở trong một kỷ nguyên với sự phát triển vô cùng rực rỡ của máy móc, công nghệ và thiết bị hiện đại. Những đồ dùng sinh hoạt được sản xuất ở trên quy mô lớn, giá thành rẻ và đa dạng mẫu mã lẫn hình thức. Những điều ấy là một phần nguyên nhân dẫn tới thay đổi thói quen của con người trong việc sử dụng những sản phẩm hiện đại thay cho đồ thủ công truyền thống.

Ngày nay, chúng ta ít khi bắt gặp chiếc  nồi gang đúc hay rổ rá tre,... Chúng ta đang thay thế chúng bằng những sản phẩm ưu việt và nhiều tính năng hơn. Điều này đã gây ảnh hưởng vô cùng lớn tới các làng nghề truyền thống. Khi nhu cầu của người tiêu dùng giảm đi thì việc cung ứng cũng gặp trì trệ, chậm chạp. Không chỉ vậy, việc lãng quên sản phẩm thủ công truyền thống còn đồng nghĩa với việc vẻ đẹp văn hóa dân tộc cũng đang dần mai một theo thời gian.

Như vậy, việc sử dụng những sản phẩm này cũng chính là cách để cho chúng ta giữ gìn và phát triển giá trị văn hóa tốt đẹp của đất nước. Đồng thời, góp phần đẩy mạnh được giao thương hàng hóa và phát triển kinh tế ở làng nghề. Ngoài ra, những sản phẩm được làm từ tự nhiên như mây, tre cũng giúp chúng ta bảo vệ môi trường sống và giảm thiểu được lượng rác thải từ nhựa, ni-lông.

Để những sản phẩm thủ công truyền thống trở nên phổ biến hơn, chúng ta có thể quảng bá hay giới thiệu tới mọi người. Đồng thời, nếu có cơ hội, ta cũng nên ghé thăm một số làng nghề để tham quan cũng như tìm hiểu và trải nghiệm. Hi vọng rằng, các địa phương có thể đẩy mạnh và phát triển được mô hình du lịch làng nghề để thu hút du khách tới thăm.

Đứng trước vấn đề ấy, các bạn có suy nghĩ như thế nào? Hãy chia sẻ vấn đề với cả lớp nhé!

Bài thuyết trình của em tới đây là kết thúc. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe.

2.5 Bài viết tham khảo 5

Xin chào cô cùng các bạn. Em tên là …. Hôm nay, em sẽ trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề "sử dụng những sản phẩm thủ công truyền thống vào trong đời sống sinh hoạt hàng ngày".

Các bạn thân mến, ở trong bài thơ "Việt Nam quê hương ta", nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã viết "Đất trăm nghề của trăm vùng/ Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem". Hai câu thơ đã cho thấy được sự phong phú và đa dạng về làng nghề truyền thống ở đất nước ta. Mỗi làng nghề lại sản xuất ra những mặt hàng và sản phẩm mang đặc trưng riêng.

Ngày nay, dù cuộc sống có trở nên hiện đại và kéo theo những thay đổi nhưng nhiều người vẫn tin tưởng sử dụng các sản phẩm thủ công. Một số vật dụng vẫn hiện hữu ở trong đời sống sinh hoạt thường ngày bao gồm: bát sứ, bình gốm, tranh lụa,... Phải chăng, sự đổi thay dễ thấy nhất tới từ mô hình sản xuất? Thay vì làm thủ công 100%, nhiều làng nghề đã và đang áp dụng nhiều máy móc cùng với những kĩ thuật tiên tiến để sản xuất nhằm đáp ứng được thị trường và tiết kiệm chi phí.

Có thể nói, việc sử dụng các sản phẩm thủ công mang tới rất nhiều lợi ích. Trước hết, nó đem đến lợi nhuận vô cùng to lớn cho các làng nghề truyền thống. Một vài mặt hàng đã được sản xuất để xuất khẩu ra nước ngoài đó là : gốm sứ, mây tre đan, hàng thủ công thêu tay,... cũng góp phần thu về khá nhiều ngoại tệ. Tiếp đến, nếu làng nghề thủ công có thể phát triển bền vững thì người lao động vẫn sẽ được đảm bảo công ăn, việc làm. Ngoài ra, việc sử dụng những sản phẩm thủ công còn giúp lưu giữ và bảo tồn nét đẹp văn hóa cùng với phong tục tập quán lâu đời của cha ông.

Hi vọng rằng, những sản phẩm thủ công truyền thống sẽ được đông đảo người dân đón nhận, yêu thích và sử dụng. Người tiêu dùng cũng nên có cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn về những sản phẩm này. Bên cạnh đó, nhiều địa phương cần phải lên kế hoạch hợp lý nhằm thúc đẩy và phát triển làng nghề.

Bài trình bày của em tới đây là hết. Cảm ơn cô cùng các bạn đã theo dõi, lắng nghe.

2.6 Bài viết tham khảo 6

Xin chào cô và các bạn. Tên em là …. Hôm nay, em xin trình bày ý kiến của bản thân về vấn đề giới trẻ cùng việc thưởng thức những loại hình nghệ thuật truyền thống. Kính mong mọi người cùng lắng nghe.

Trong cuộc sống hiện đại có rất nhiều loại hình giải trí khác nhau, việc các bạn trẻ cùng nhau lan tỏa được những vẻ đẹp văn hóa dân tộc thông qua một số dự án: "Chèo khám phá" hay "Gánh hát lưu diễn muôn phương",... làm cho chúng ta cảm thấy thật xúc động, tự hào. Có thể thấy, nghệ thuật truyền thống vẫn giữ được một sức hút nào đó đối với con người hiện đại.

Hiện nay, giới trẻ - thế hệ năng động và sáng tạo đã không ngừng "làm mới" các nghệ thuật dân tộc. Họ chọn cách thay đổi phù hợp để không làm đánh mất đi vẻ đẹp vốn có mà vẫn thu hút được sự chú ý từ những người tiếp nhận. Họ xây dựng nên vô số dự án nhằm giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc.

Như vậy, việc giới trẻ thưởng thức nghệ thuật truyền thống đã và đang góp phần lưu trữ và quảng bá những "món ăn tinh thần" của cha ông. Đồng thời, nó cũng cho thấy được ý thức trách nhiệm và lòng tự hào của thanh niên với quê hương và đất nước.

Để nền văn hóa Việt Nam luôn đậm đà bản sắc dân tộc, "hòa nhập chứ không hòa tan", chúng ta - những người tiếp nối thế hệ trước cần chịu khó tìm hiểu về một vài loại hình nghệ thuật truyền thống. Từ đó, nhắc nhở bản thân cần phải biết gìn giữ và nâng niu những giá trị tinh thần ấy.

Nếu có cơ hội, bạn có thể xây dựng ý tưởng để phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống nào? Vì sao lại có lựa chọn đó? Hãy chia sẻ nó đến cả lớp nhé!

Bài thuyết trình của em tới đây là kết thúc. Cảm ơn cô cùng các bạn đã lắng nghe.

2.7 Bài viết tham khảo 7

Chào cô và các bạn học sinh ở lớp 7A. Em là …. Trong tiết học ngày hôm nay, em xin được trình bày ý kiến của bản thân về vấn đề giới trẻ cùng với việc thưởng thức các loại hình nghệ thuật.

Như mọi người đã biết, đất nước chúng ta có bề dày lịch sử hơn 4000 ngàn năm. Trong suốt chiều dài lịch sử ấy, ông cha ta đã vững vàng bảo vệ cũng như xây dựng đất nước. Bằng khối óc tài ba và đôi tay khéo léo, họ sáng tạo ra rất nhiều tác phẩm nghệ thuật truyền thống có giá trị.

Ngày nay, chúng ta được tiếp xúc với khá nhiều hình thức giải trí mới mẻ và hiện đại như: mạng xã hội, game online, phim ảnh,... Vì thế, nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống đang dần đi vào lãng quên. Những sân khấu tuồng, chèo, cải lương,.. chỉ thấy bậc trung niên và người lớn tuổi ghé thăm. Hay mĩ thuật dân gian cũng dần bị thay thế bằng tranh hiện đại.

Song, bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều bạn trẻ yêu thích và hứng thú với nghệ thuật truyền thống. Họ đã xây dựng cũng như sáng tạo nên những dự án để giữ gìn, tuyên truyền đến mọi người xung quanh. Ngoài ra, họ còn chịu khó tìm tòi và tìm cách thay đổi sao cho không làm mất đi "cái hồn, cái gốc" vốn có mà vẫn phải hấp dẫn được người trẻ ghé thăm. Tất cả những điều ấy đã cho thấy tinh thần trách nhiệm cùng ý thức sâu sắc của thế hệ trẻ trong việc tiếp nối truyền thống của cha ông.

Trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc (2021), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định rằng: "Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước". Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, giới trẻ cần phải có nhận thức và hành động đúng đắn về việc thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống. Hãy tích cực tìm hiểu và mở mang tri thức để khám phá ra được vẻ đẹp ẩn sâu trong từng loại hình ấy. Ngoài ra, nhà trường và thầy cô nên tăng cường giáo dục học sinh về những truyền thống, văn hóa của đất nước.

Mong rằng, những loại hình nghệ thuật truyền thống vẫn luôn được tỏa sáng rực rỡ theo dòng chảy của thời gian. Để rồi, mỗi khi ta nhìn vào đó đều sẽ thấy được một nền văn hóa rất đậm đà bản sắc Việt.

Bài thuyết trình của em tới đây là kết thúc. Cảm ơn cô cùng các bạn đã lắng nghe.

2.8 Bài viết tham khảo 8

Trong tiết thực hành nói đến ngày hôm nay, em xin được trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề: Giới trẻ cùng với việc thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống. Kính mời cô và các bạn cùng theo dõi, lắng nghe.

Nhắc đến loại hình nghệ thuật truyền thống, mọi người sẽ nghĩ tới điều gì? Trước hết, chúng ta có thể kể tới những loại hình diễn xướng dân gian như là: đờn ca tài tử, chèo, tuồng, dân ca Quan họ,... Ngoài ra, chúng ta còn có cả mĩ thuật dân gian hay kiến trúc cổ xưa,... Những loại hình nghệ thuật ấy vẫn còn đang tồn tại và phát triển ở trong cuộc sống hiện đại. Nhiều bạn trẻ đã dành rất nhiều thời gian và công sức để tìm tòi, mở mang kiến thức về nghệ thuật truyền thống. Họ đắm say trong cái hay và cái đẹp của những tác phẩm nghệ thuật. Với khát khao mãnh liệt cùng với tấm lòng nhiệt huyết, những con người ấy đã xây dựng và tổ chức ra một số dự án, triển lãm như "Bắc nhịp tang bồng", "Trường Ca Kịch Việt", "Chèo 48H",... Ngoài ra, một vài cá nhân còn đem nghệ thuật truyền thống tới gần hơn với con người hiện đại bằng nhiều cách vô cùng độc đáo đó là in tranh dân gian lên áo, lên cốc; triển khai dự án mang tên "Vẽ lại tranh dân gian",...

Có thể nói, nhờ vào việc lưu giữ cũng như phát triển, các loại hình nghệ thuật truyền thống vẫn luôn được hiện hữu trong đời sống. Từ đây, chúng ta - những chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam cần yêu mến và say mê hơn với văn hóa, văn vật mà cha ông ta đã để lại. Đồng thời, phải luôn ý thức sâu sắc được về trách nhiệm bảo tồn, giữ gìn cũng như phát huy những truyền thống nước nhà. Mong rằng, trong quá trình hội nhập toàn cầu, bên cạnh việc tiếp thu những tinh hoa nhân loại, chúng ta sẽ biết được cách tuyên truyền và quảng bá văn hóa nghệ thuật Việt Nam đến bạn bè năm châu.

Mọi người có hứng thú với những loại hình nghệ thuật truyền thống nào? Hãy chia sẻ cảm nhận của bản thân về loại hình đó để cả lớp được biết thêm nhé.

Bài thuyết trình của em tới đây là hết. Cảm ơn cô cùng các bạn đã theo dõi và lắng nghe.
 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Sau khi tham khảo bài viết phía trên, chắc hẳn các em đã có cái nhìn tổng quát nhất về những vấn đề gặp phải và biết cách Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại. Ngoài bài soạn nói trên, khi muốn tham khảo bất kỳ bài soạn văn nào khác nói riêng hay những bài soạn khác ở trong môn học khác nói chung, các em hãy truy cập ngay vào website chính thức của VUIHOC là vuihoc.vn để có thể đăng ký khoá học cho mình một cách nhanh chóng và được nghe giảng giải trực tiếp từ các thầy cô giáo VUIHOC vô cùng chuyên nghiệp và nhiệt huyết.

>> Mời bạn tham khảo thêm:

Banner after post bài viết tag lớp 7
| đánh giá
Hotline: 0987810990