img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Trong mắt trẻ | Văn 8 tập 2 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 13:37 29/02/2024 798 Tag Lớp 8

Soạn bài Trong mắt trẻ, Văn 8 tập 2 Cánh diều mà Vuihoc mang đến dưới đây sẽ giúp các em biết thêm về một kiệt tác văn học nổi tiếng trên thế giới. Ngoài ra sẽ giúp các em có góc nhìn đa chiều hơn về vạn vật.

Soạn bài Trong mắt trẻ | Văn 8 tập 2 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Trong mắt trẻ: Chuẩn bị

- Tác phẩm “Trong mắt trẻ” là của tác giả Antoine Marie Jean-Baptiste Roger de Saint-Exupéry, thường được biết tới với tên Antoine de Saint-Exupéry hay gọi tắt là Saint-Ex.

- Ông là nhà văn nổi tiếng người Pháp.

- Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là kiệt tác Hoàng tử bé.

2. Soạn bài Trong mắt trẻ: Đọc hiểu 

2.1 Chú ý cách nhìn của người lớn về bức tranh số 1

Cách nhìn của người lớn khác hoàn toàn với góc nhìn của trẻ con “Một cái mũ thì có gì đáng sợ”

2.2 Nguyên nhân nào đã khiến nhân vật “tôi” trở thành phi công?

Nhân vật “Tôi” trở thành phi công bởi vì chỉ cần nhìn thoáng một cái mà nhân vật “tôi” đã có thể nhận ra nước nào là điều có ích trong trường hợp người ta bay lạc vào ban đêm.

2.3 Chú ý tình huống gặp gỡ giữa “tôi” và hoàng tử bé.

Tình huống gặp gỡ giữa “tôi” và hoàng tử bé xuất hiện tại sa mạc Sa-ha-ra khi mà “tôi” gặp tai nạn. Nhân vật “tôi” đã gặp hoàng tử bé. 

2.4 Vì sao có thể cho rằng nhận xét của hoàng tử bé về những bức vẽ của “tôi” là rất bất ngờ, đầy thú vị?

Có thể cho rằng nhận xét của hoàng tử bé về những bức vẽ của “tôi” là rất bất ngờ, đầy thú vị bởi ngay từ lần đầu nhìn thấy bức tranh thì hoàng tử bé đã hiểu được nội dung thật sự của nó mà không cần bất kỳ một lời giải thích. Trước hoàng tử bé, không một ai có thể hiểu được nội dung của bức tranh mà nhân vật “tôi” đã vẽ.

2.5 Chú ý thời điểm tác giả kể lại chuyện ở chương này.

Thời điểm tác giả kể lại chuyện ở chương này là từ 6 năm trước.

>> Xem thêm: Soạn bài văn 8 cánh diều 

3. Soạn bài Trong mắt trẻ: Trả lời câu hỏi cuối bài

3.1 Câu 1 trang 18 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Đoạn trích trên kể về sự kiện gì? Nội dung các chương I, II và XXVII liên quan với nhau như thế nào? 

  • Đoạn trích trên kể về sự kiện giữa nhân vật “tôi” và hoàng tử bé. Họ gặp nhau khi “tôi” gặp sự cố trên hoang mạc.

  • Các chương I,II và XXVII đều về nội dung câu chuyện nhân vật “tôi” gặp sự cố trên hoang mạc và về những bức tranh mà “tôi” vẽ.

3.2 Câu 2 trang 18 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Xác định và nêu ý nghĩa của hoàn cảnh diễn ra cuộc gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và hoàng tử bé.

  • Nhân vật “tôi” đã gặp hoàng tử bé khi đang ở trong tình huống sống còn. “Tôi” cô độc giữa hoang mạc rộng lớn, bị tai nạn khiến máy bay hư hỏng, cơ hội sống mong manh khi nước uống chỉ có thể cầm cự được trong tám ngày và “tôi” đang thiếp đi vì quá mỏi mệt.

  • “Tôi” lần đầu gặp Hoàng tử bé khi “tôi” đang tuyệt vọng, rất cần một chỗ để dựa vào. Khi đó tình trạng của hai người rất khác nhau. “Tôi” tiều tụy, mệt mỏi, tuyệt vọng còn hoàng tử bé vẫn giữ được ngoại hình gọn gàng sạch sẽ cùng với tinh thần sáng lạn nhẹ nhàng. 

3.3 Câu 3 trang 18 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Theo em, điều gì đã dẫn đến sự khác nhau trong cách nhìn của hoàng tử bé và những người lớn đối với bức tranh con trăn mà nhân vật “tôi” đã vẽ? Điều này có tác động đến cách nhìn của hoàng tử bé với những bức tranh con cừu hay không? Vì sao?

Theo em, nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong cách nhìn của hoàng tử bé và những người lớn đối với bức tranh con trăn mà nhân vật “tôi” vẽ là ở sự liên tưởng. Người lớn sẽ không còn giữ được những tưởng tượng ngây thơ, phong phú như trẻ con.

3.4 Câu 4 trang 18 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” sau khi đã chia tay hoàng tử bé và trở về nhà. Theo em, nguyên nhân nào khiến nhân vật “tôi” mong gặp lại hoàng tử bé?

  • Diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” sau khi đã chia tay hoàng tử bé về nhà:

  • Trước tiên là cảm giác buồn bã. Nhân vật “tôi” “buồn lắm”, lúc ấy với “tôi” thì tất cả những nơi đã từng đi với hoàng tử bé đều là những nơi “quang cảnh đẹp nhất và buồn nhất thế gian”.

  • Tiếp đến là những cảm xúc ngổn ngang khó gọi tên. Và cuối cùng, đặc biệt nhất chính là sự khát khao được gặp lại hoàng tử bé. “Tôi” cứ nghĩ mãi về hoàng tử bé, về tất cả những nơi từng có dấu tích của hoàng tử bé và cũng gửi gắm hy vọng đến tất cả mọi người. “Tôi” hy vọng khi mọi người thấy hoàng tử bé sẽ báo với mình.

  • “Tôi” mong gặp lại hoàng tử bé bởi với “tôi” hoàng tử bé chính là một người tri kỷ quan trọng, là kỷ niệm không thể quên với mình.

3.5 Câu 5 trang 18 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Nhận xét về hình thức trình bày của văn bản Trong mắt trẻ. Em ấn tượng với bức tranh nào nhất? Vì sao?

  • Văn bản trình bày với những bức tranh minh họa được xuất hiện xuyên suốt tác phẩm.

  • Em ấn tượng nhất với bức tranh xuất hiện đầu tiên bởi đây chính là góc nhìn đa chiều của người lớn và trẻ con với cùng một sự vật.

3.6 Câu 6 trang 19 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Em rút ra được thông điệp gì sau khi đọc đoạn trích trên?

Khi đọc đoạn trích trên em nhận ra:

  • Trẻ con là đối tượng cần sự động viên khích lệ của tất cả mọi người để có thể phát triển và theo đuổi ước mơ của mình.

  • Mỗi người đều cần tôn trọng sự khác biệt và suy nghĩ của người khác. Không thể quy chụp hay bắt tất cả mọi người có suy nghĩ giống mình.

  • Hãy luôn giữ lại một phần mơ mộng trong chính mình để có thể làm những điều mình mong muốn.

3.7 Câu 7 trang 19 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh liên quan chặt chẽ đến ý nghĩa của đoạn trích. Em có đồng ý với quan điểm này không? Vì sao? (Trình bày thành một đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng)

Góc nhìn chính là một trong những nội dung mà tác giả muốn nói đến trong tác phẩm “Trong mắt trẻ”. Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm “Việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh liên quan chặt chẽ đến ý nghĩa của đoạn trích”. Cùng một sự vật sự việc, mỗi người sẽ có góc nhìn khác nhau. Nhất là sự khác biệt giữa người lớn và trẻ con. Cùng một bức tranh đó nhưng trẻ nhỏ sẽ có sự liên tưởng mơ mộng hơn, thú vị hơn còn người lớn sẽ khó nhìn thấy điều đó khi họ đã dần bị cuộc sống chi phối. Chính vì vậy dù là vấn đề gì ta cũng cần có góc nhìn đa chiều để hiểu chính xác hơn vạn vật.

Soạn bài Trong mắt trẻ, Văn 8 tập 2 Cánh diều mà Vuihoc mang đến bên trên hy vọng có thể giúp các em hiểu thêm về tác phẩm. Không chỉ lấy được điểm cao trên lớp mà còn gửi đến các em những khác biệt trong góc nhìn của trẻ con và người lớn.

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Soạn bài Lão Hạc | Văn 8 tập 2 Cánh diều

Banner after post bài viết tag lớp 8
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Khóa học tốt Toán 8

2.800.000

Chỉ còn 2.500.000

Chỉ còn nốt 2 ngày

ĐĂNG KÝ HỌC

1. Khóa Học Tốt Toán 8: 

- Giúp các con HIỂU SÂU 100% kiến thức Toán 8

- Phân tích đa thức thành nhân tử, phương trình, bất phương trình, giải bài toán bằng cách lập phương trình.

- Giải các bài toán tam giác đồng dạng.

2. Cấu trúc khóa học

- 80 buổi học chất lượng

- 2000 câu hỏi luyện tập và đề thi

3. Thời gian học

- 12 tháng kể từ ngày kích hoạt 

4. Hỗ trợ

- Liên hệ Hotline/Hỏi đáp để được hỗ trợ.

Hotline: 0987810990