img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Tự đánh giá trang 56| Văn 7 tập 1 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 14:23 22/05/2024 1,255 Tag Lớp 7

VUIHOC soạn bài Tự đánh giá trang 56| Văn 7 tập 1 Cánh diều về bài thơ “Một mình trong mưa”. Bài thơ mượn hình ảnh của con cò lặn lội gợi cho em liên tưởng về những người mẹ tần tần vất vả để nuôi con và chăm lo cho gia đình. Cùng VUIHOC tham khảo ngày bài viết dưới đây để hiểu được nghệ thuật và nội dung của tác phẩm này nhé!

Soạn bài Tự đánh giá trang 56| Văn 7 tập 1 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Tự đánh giá trang 56 Văn 7 tập 1 Cánh diều

1. Câu 1 trang 56 SGK Văn 7/1 Cánh diều 

Bài thơ được viết bằng thể thơ nào?

Phương pháp giải:

Đếm số chữ có trên các dòng thơ

Lời giải chi tiết:

B. Bốn chữ

2. Câu 2 trang 56 SGK Văn 7/1 Cánh diều 

Các dòng ở trong bài thơ chủ yếu được ngắt nhịp ra sao?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ bài thơ sau đó xác định cách ngắt nhịp

Lời giải chi tiết:

C. 2/2

3. Câu 3 trang 57 SGK Văn 7/1 Cánh diều

Cách gieo vần của bài thơ thuộc vào loại nào?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ bài thơ rồi xác định cách gieo vần

Lời giải chi tiết:

C. Vần hỗn hợp

4. Câu 4 trang 57 SGK Văn 7/1 Cánh diều

Bài thơ có thể được xếp vào nhóm đề tài gì?

Phương pháp giải:

Xác định nội dung của đoạn thơ để trả lời

Lời giải chi tiết:

A. Tình mẹ con

5. Câu 5 trang 57 SGK Văn 7/1 Cánh diều

Hình ảnh “cò” ở trong bài thơ được tượng trưng cho ai?

Phương pháp giải:

Đọc bài thơ sau đó xác định nội dung và nhân vật trữ tình

Lời giải chi tiết:

A. Người mẹ

6. Câu 6 trang 57 SGK Văn 7/1 Cánh diều

Bài thơ không nhằm nhấn mạnh về đặc điểm nào của “cò”?

Phương pháp giải:

Tìm các chi tiết và hình ảnh chứng minh cho những đặc điểm trên.

Lời giải chi tiết:

D. Đảm đang, tháo vát

Lộ trình khóa học DUO sẽ được thiết kế riêng cho từng nhóm học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm 9, 10 trong mọi bài kiểm tra.

7. Câu 7 trang 57 SGK Văn 7/1 Cánh diều

Qua bài thơ, tác giả chủ yếu đã dành cho “cò” thái độ và tình cảm gì?

Phương pháp giải:

Đọc bài thơ để cảm nhận được thái độ và tình cảm của tác giả

Lời giải chi tiết:

B. Đồng cảm, xót thương

8. Câu 8 trang 57 SGK Văn 7/1 Cánh diều

Biện pháp tu từ nào không xuất hiện trong bài thơ trên?

Phương pháp giải:

Xác định những biện pháp tu từ xuất hiện trong bài thơ

Lời giải chi tiết:

C. So sánh

9. Câu 9 trang 57 SGK Văn 7/1 Cánh diều

Từ nào dưới đây là từ ghép?

Phương pháp giải:

Nhớ lại định nghĩa về từ ghép và từ láy

Lời giải chi tiết:

D. Lặn lội

>> Xem thêm: Soạn văn 7 Cánh diều 

10. Câu 10  trang 57 SGK Văn 7/1 Cánh diều

Viết một đoạn văn (độ dài khoảng 6 – 8 dòng) nêu cảm xúc của em sau khi đã đọc bài thơ Một mình trong mưa.

Phương pháp giải:

Nêu ra cảm xúc của em sau khi đã đọc xong bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Đoạn tham khảo 1:

Bài thơ “Một mình trong mưa” với hình ảnh về con cò lặn lội gợi cho em liên tưởng đến những người mẹ tảo tần sớm hôm vất vả nuôi con và chăm lo cho gia đình. Trong tất cả các khổ thơ, em đặc biệt ấn tượng với khổ thơ thứ ba, khổ thơ đã khắc họa thành công về hình ảnh của người phụ nữ cô đơn lặn lội giữa bập bùng mưa gió và không ngại khó, ngại khổ, sẵn sàng miệt mài bươn chải vì chồng, vì con. Qua đây, em lại càng cảm thấy trân trọng và yêu thương những người chị, người mẹ và người bà. Em tự nhủ sẽ cố gắng học hành thật nghiêm chỉnh để không phụ lòng mẹ của mình hằng ngày phải mong mỏi, chăm lo.

Đoạn tham khảo 2:

Ca ngợi người mẹ có vô vàn những lời thơ lời văn nhưng đồng cảm chia sẻ với nỗi khổ cực vất vả của người mẹ thì lại rất ít người nhắc đến. Đồng cảm với những nỗi vất vả cực nhọc mà người mẹ phải gánh chịu, Đỗ Bạch Mai đã viết bài thơ “Một mình trong mưa”. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh về con cò vất vả, chịu thương chịu khó, rất thương con, hi sinh vì con. Khắc họa hình ảnh thân con cò với sự vất vả, tác giả đã sử dụng đến các biện pháp đối lập: ngang- dọc, xa-gần, trên- dưới và biện pháp điệp từ “đồng”. Cò bươn trải hết cánh đồng gần rồi đến đồng xa, hết đồng ở trên lại xuống đồng dưới để có thể mưu sinh. Trong công cuộc mưu sinh ấy, mong cò đừng bị sai đường lạc lối, đừng mệt mỏi để có thể che chở bảo vệ đứa con bé bỏng tội nghiệp của mình thông qua biện pháp điệp cấu trúc đó là “cò đừng…”. Qua đó chúng ta thấy được sự đau đớn và xót xa của tác giả trước sự vất vả ngược xuôi của cò, hay cũng chính là hình ảnh của người mẹ. Không chỉ khắc họa về hình ảnh cò lam lũ vất vả mà tác giả còn khắc họa cả hình ảnh cò cô đơn thông qua biện pháp điệp câu đó là “một mình một lối/ một mình trong mưa”. Hai câu thơ được nhắc đi nhắc lại đến 2 lần càng nhấn mạnh thêm sự đơn độc của cò cũng như của chính người mẹ. Mượn hình ảnh của cò để nói về mẹ, nói về sự vất vả, cực nhọc và cô đơn lẻ loi của người mẹ, tác giả muốn thể hiện sự đồng cảm cùng với sự chia sẻ với tất cả người làm mẹ đã luôn luôn hi sinh vì con.

Đoạn tham khảo 3:

Một trong những bài thơ hay viết về chủ đề mẹ mà tôi cảm thấy ấn tượng là “Một mình trong mưa” của tác giả Đỗ Bạch Mai. Nhà thơ đã mượn hình ảnh của con cò - được sử dụng nhiều ở trong ca dao với ý nghĩa khác nhau để miêu tả người mẹ. Con cò được khắc họa một mình nuôi con và lặn lội trong mưa dưới cánh đồng để có thể kiếm ăn. Đọc đến những câu thơ ấy, tôi có liên tưởng đến hình ảnh của mẹ cũng đang rất vất vả lao động. Nhưng có lẽ, tôi thấy ấn tượng nhất chính là hình ảnh ở cuối bài, cò con bơ vơ đứng đợi mẹ, cũng giống như những đứa con đang đợi mẹ về nhà. Bằng việc sử dụng thể thơ bốn chữ ngắn gọn, ngôn từ giản dị cùng với giọng thơ nhẹ nhàng, bài thơ Một mình trong mưa đã để lại trong tôi những cảm xúc thực sự đẹp đẽ.

Đoạn tham khảo 4:

Có rất nhiều bài thơ hay viết về chủ đề mẹ, trong đó “Một mình trong mưa” của tác giả Đỗ Bạch Mai đã để lại cho tôi rất nhiều cảm xúc. Tác giả đã mượn hình ảnh của con cò, vốn đã rất quen thuộc trong những câu ca dao Việt Nam với nhiều ý nghĩa biểu tượng khác nhau hướng đến người mẹ. Hình ảnh thân cò một mình nuôi con và phải lặn lội trong mưa dưới cánh đồng để kiếm ăn gợi cho tôi liên tưởng đến người mẹ. Chính mẹ cũng đã phải cần mẫn và vất vả làm việc để nuôi con khôn lớn nên người. Đặc biệt ấn tượng nhất chính là hình ảnh ở cuối bài, cò con bơ vơ đứng đợi mẹ trở về, cũng như những đứa con đang mong ngóng mẹ về nhà. Bài thơ đã cho thấy được một tình cảm mẫu tử hết sức thiêng liêng và sâu sắc. Với thể thơ bốn chữ ngắn gọn, cùng với ngôn từ giản dị, bài thơ đã để lại cho người đọc những cảm xúc thực sự lắng đọng.

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Bài viết phía trên đã trả lời chi tiết những câu hỏi trong phần Soạn bài Tự đánh giá trang 56| Văn 7 tập 1 Cánh diều. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này, các em có thể hiểu được những nghệ thuật và nội dung về tình mẫu tử mà tác giả muốn gửi gắm thông qua bài thơ. Ngoài bài soạn phía trên, khi các em muốn tham khảo bài soạn văn khác nói riêng cũng như các bài soạn của những môn học khác nói chung, các em cần nhanh chóng truy cập vào website chính thức vuihoc.vn để có thể đăng ký khoá học cho chính mình nhanh nhất để được nghe giảng và giải đáp các thắc mắc gặp phải từ các thầy cô giáo VUIHOC.

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 7
| đánh giá
Hotline: 0987810990