Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ| Văn 7 kết nối tri thức
Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ| Văn 7 kết nối tri thức sẽ phân tích bài viết tham khảo và gửi đến các em những bài viết phân tích một số bài thơ bốn chữ, năm chữ nổi tiếng.
1. Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ: Phân tích bài viết tham khảo
Tác giả đã dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc
-
Về bài thơ, tác giả đã sử dụng những cảm xúc suy ngẫm, yêu mến
-
Câu mở đầu đã giới thiệu được nhan đề của bài thơ, tên tác giả và nêu lên cảm xúc chung của tác giả về bài thơ.
-
Phần thân đoạn gồm những câu từ câu “Thủ pháp nhân hóa trong bốn khổ thơ đầu” đến câu “đem đến mùa xuân tươi sáng”. Đoạn này đã trình bày được cảm nhận của tác giả trước những hình ảnh của bài thơ.
-
Đoạn kết chính là phần tổng kết nội dung của toàn bài thơ.
>> Xem thêm: Soạn văn 7 kết nối tri thức
2. Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ: Thực hành viết
2.1 Mẫu tham khảo 1
Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta giành chiến thắng vĩ đại trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng là những địa danh đã đi vào lịch sử với những thắng lợi rực rỡ đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mạnh mẽ, đầy đủ cả ánh sáng và âm thanh. Đây là ánh sáng và âm thanh của chiến khu Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc. Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, tác phẩm Cảnh khuya đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu sắc của Bác Hồ trong một đêm trăng giữa núi rừng Việt Bắc. Hồ Chí Minh chính là một nhà thơ có tâm hồn đẹp đẽ sống trong những khoảnh khắc kỳ diệu trong cảnh đêm của chiến khu Việt Bắc. Khi ở giữa khung cảnh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình ấy, cảm hứng của nhà thơ chợt dâng trào, đây là một đêm không ngủ của Bác Hồ bởi ngài đã lạc vào một khung cảnh đêm trăng tuyệt đẹp. Một đêm trăng đẹp phía trước: suối, hoa, núi và cả tâm trạng của chính nhà thơ.
Khóa học DUO dành riêng cho các em bậc THCS từ nhà trường VUIHOC, các em sẽ được học cùng các thầy cô TOP trường điểm quốc gia với kinh nghiệm giảng dạy phong phú. Đăng ký học thử để được trải nghiệm buổi học trực tuyến hoàn toàn miễn phí nhé!
2.2 Mẫu tham khảo 2
Vẻ đẹp thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa của thủ đô Hà Nội đã được nhà thơ Hữu Thịnh miêu tả tinh tế qua bài thơ Sang thu. Nhà thơ cảm nhận dấu hiệu của mùa thu bằng tất cả các giác quan: khứu giác (qua mùi ổi chín), xúc giác (qua làn gió mát thổi trên da), thị giác (sương bay qua ngõ). Mỗi câu thơ giúp người đọc hình dung được mọi thứ thay đổi vào lúc giao mùa hè sang thu như thế nào. Ở trên mặt đất hay dòng sông cũng đã chảy chậm lại, không mạnh và nhanh như mùa hè. Trên bầu trời, từng đàn chim dang rộng đôi cánh và bắt đầu kéo nhau di chuyển về phía nam để trốn cái lạnh. Ấn tượng nhất là chi tiết đám mây “vắt mình sang thu”, dường như đám mây cũng đang suy nghĩ không biết nên nghiêng về mùa hạ, hay bước theo mùa thu. Đọc khổ thơ cuối, cảm xúc của tác giả bắt đầu chuyển sang suy tư hơn với các hiện tượng tự nhiên “nắng”, “mưa”, “sấm sét”. Đây là biểu tượng của những hiện tượng thường xuyên xảy ra với con người trong cuộc sống hàng ngày. Còn “hàng cây cổ thụ” là hình ảnh những người đã qua tuổi thanh xuân, bước vào độ tuổi chín của đời người. Bài thơ “Sang thu” đã gợi lên những cảm xúc tinh tế về sự thay đổi của đất trời từ cuối hè sang đầu thu và để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc.
2.3 Mẫu tham khảo 3
Bài thơ “Con chim chiền chiện” của tác giả Huy Cận đã mang lại cho người đọc nhiều cảm xúc khác nhau. Con chim chiền chiện chính là hình ảnh trung tâm của bài thơ, nó đã được nhà thơ miêu tả một cách chân thực và rất sống động. Cánh chim bay cao lên thẳng bầu trời trong tiếng hót líu lo giống như tia sáng chiếu thẳng lên. Cùng lúc hai biện pháp nghệ thuật so sánh kết hợp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã được nhà thơ Huy Cận sử dụng thành thạo. Âm thanh lanh lảnh của tiếng hót giờ đây không chỉ được nghe mà còn được nhìn thấy bằng mắt. Hình ảnh này rực rỡ, tựa như những giọt sương trên cành cây dưới ánh nắng trực tiếp. Những câu thơ sau tạo ấn tượng rằng việc giúp cho người đọc có thể tưởng tượng được con chim chiền chiện đang nói chuyện với mọi người. Chúng làm tốt công việc của mình, mang lại niềm vui cho thế giới là những chú chim bay mãi trên bầu trời xanh dường như không biết mệt mỏi. Qua những hình ảnh trong trẻo, đẹp đẽ của mình, nhà thơ còn muốn truyền tải một thông điệp đầy ý nghĩa rằng con người phải hòa hợp, yêu mến thiên nhiên để cảm nhận được vẻ đẹp của nó, đồng thời tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên.
HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học
⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7
⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả
⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia
Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
Hy vọng qua Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ| Văn 7 kết nối tri thức các em đã có thêm những tham khảo khi cần viết một bài phân tích tác phẩm thơ bốn chữ hoặc năm chữ. VUIHOC sẽ cập nhập rất nhiều nội dung mới với đa dạng chủ đề. Các em hãy cùng theo dõi nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm: