img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Đề cương ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 10 chi tiết

Tác giả Hoàng Uyên 08:47 08/10/2024 21,737 Tag Lớp 10

Bài viết hôm nay VUIHOC muốn gửi đến các em học sinh đề cương ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 10 chi tiết nhất. Bài viết tổng hợp kiến thức trọng tâm các em cần ghi nhớ để làm tốt bài thi giữa kì của mình. Mời các em cùng theo dõi nhé!

Đề cương ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 10 chi tiết
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Tổng hợp kiến thức ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 10 bộ cánh diều

1.1 Đọc văn 

Bài 1: Hê-ra-clét đi tìm táo vàng 

- Tác giả dân gian

- Thể loại: Thần thoại Hy Lạp

- Nội dung: Sự thông minh, mạnh mẽ và tài năng của thần Hê-ra-clét vượt qua bao khó khăn, nguy hiểm và thử thách trên con đường đi tìm táo vàng. Truyện còn phản ánh những tình cảm và tư tưởng của người Hy Lạp cổ đại. 

- Nghệ thuật: Sử dụng nghệ thuật tưởng tượng, phóng đại. Vẻ đẹp cổ đại, lãng mạn thể hiện được ước mơ và khát vọng của con người về hình tượng người anh hùng. 

Bài 2: Chiến thắng Mtao Mxây

- Tác giả dân gian

- Thể loại: Sử thi Đăm Săn

- Nội dung: Đoạn trích ca ngợi vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn cũng như sức mạnh to lớn của anh. Đăm Săn hiện lên là một người trọng danh dự, luôn gắn hạnh phúc gia đình với cuộc sống bình yên của cả thị tộc. Đăm Săn chính là người anh hùng mang tầm vóc sử thi của người Ê - đê cổ đại. 

- Nghệ thuật: Ngôn ngữ kể chuyện biến hóa linh hoạt, được khai thác ở nhiều góc độ và hướng đến nhiều đối tượng khác nhau. Ngôn ngữ kể chuyện kết hợp giữa người kể, người dẫn truyện, đối thoại giữa các nhân vật xen lẫn với tả cảnh vừa giàu âm thanh và hình ảnh. Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, cường điệu, đối lập, phóng đại... 

Bài 3: Thần trụ trời

- Tác giả dân gian

- Thể loại: Thần thoại suy nguyên 

- Nội dung: Sự lí giải của con người về các hiện tượng xung quanh cuộc sống thông qua các yếu tố tâm linh, thần kì. 

- Nghệ thuật: Sử dụng thành công yếu tố kỳ ảo, hoang đường. 

Bài 4: Ra-ma buộc tội 

- Tác giả dân gian

- Thể loại: Sử thi Ra-ma-ya-na

- Nội dung: Thông qua đoạn trích, chúng ta hiểu rõ hơn về quan niệm của người Ấn Độ cổ về người anh hùng, về đường quân vương mẫu mực và người phụ nữ lí tưởng trong xã hội.

- Nghệ thuật: Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm và phong phú. Xây dựng được nhân vật lí tưởng thông qua tâm lý, hành động, cử chỉ và ngôn ngữ. Xây dựng được tình huống kịch đầy mâu thuẫn và kịch tính, giàu yếu tố sử thi. 

Bài 5: Cảm xúc mùa thu

- Tác giả: Đỗ Phủ

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật

- Nội dung: Bài thơ là bức tranh mùa thu hiu quạnh đặc trưng vùng sông nước Qùy Châu. Không chỉ là bức tranh thiên nhiên, bức tranh còn là bức tranh tâm trạng âu lo của tác giả trong hoàn cảnh đất nước loạn lạc, nỗi nhớ quê hương da diết và xót xa cho thân phận chính mình. 

- Nghệ thuật: Sử dụng bút pháp đối lập, tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ ước lệ có nhiều tầng ý nghĩa. Sử dụng lời thơ buồn thấm đẫm tâm trạng. 

Bài 6: Tự tình: 

- Tác giả: Hồ Xuân Hương

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật

- Nội dung: Tự tình là tiếng lòng của nhà thơ về sự đau buồn, phẫn uất trước duyên phận rơi vào bi kịch. Qua đó, trước số phận trớ trêu của số phận, người phụ nữ vẫn không ngừng khát khao hạnh phúc, muốn vượt qua sự nghiệt ngã do con người tạo ra. Chính điều đó đã làm cho tác phẩm trở lên nhân văn hơn. 

- Nghệ thuật: Sử dụng ngôn ngữ bình dị, hình ảnh gợi cảm, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc. 

Bài 7: Câu cá mùa thu

- Tác giả: Nguyễn Khuyến 

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật

- Nội dung: Bài thơ là bức tranh mùa thu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Qua đó chúng ta thấy được tình yêu thiên nhiên đất nước và tâm trạng thời thế của tác giả Nguyễn Khuyến. 

- Nghệ thuật: Sử dụng cách gieo vần "eo" đặc biệt, tài tình góp phần đặc tả khung cảnh vắng lặng, khép kín phù hợp với tâm trạng của nhà thơ. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh trong thơ cổ phương Đông. Tác giả còn vận dụng rất tài tình nghệ thuật đối trong tác phẩm. 

1.2 Tiếng việt

a. Lỗi lặp từ: Một từ hay cụm từ được sử dụng nhiều lần trong câu, đoạn văn khiến câu đó hay đoạn văn đó trở nên nặng nề và rườm rà. Cần phân biệt lỗi lặp từ với phép lặp điệp ngữ. Sửa lỗi lặp từ bằng cách bỏ từ ngữ trùng lặp hoặc thay thế bằng các từ đồng nghĩa khác. 

b. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa: Lỗi này xảy ra khi người dùng không hiểu đúng nghĩa từ ngữ mình sử dụng. Lỗi này thường gặp khi sử dụng thành ngữ, từ Hán Việt hoặc các thuật ngữ chuyên ngành. Để sửa lỗi dùng từ không đúng nghĩa cần tra từ điển để hiểu rõ về từ đó. 

c. Lỗi trật tự từ: Sự phong phú của tiếng việt khiến các từ ngữ nếu thay đổi trật tự sắp xếp có thể khiến từ ngữ đó sai trong ngữ cảnh. Để khắc phục, người viết phải nắm vững quy tắc ngữ pháp, hiểu được ngữ cảnh và luyện tập tiếng việt thường xuyên.

1.3  Tập làm văn nghị luận về một vấn đề xã hội

a. Mở bài: Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

b. Thân bài: 

+ Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận

+ Giải thích các khái niệm, quan niệm liên quan

+ Đưa ra các dẫn chứng cụ thể

+ Lí giải tầm quan trọng của vấn đề cần nghị luận

+ Chứng minh bằng cách phân tích các ví dụ thực tế

+ Đưa ra lời bình luận và liên hệ với bản thân

c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. 

Đăng ký để được nhận bộ sổ tay văn học hack điểm thi từ vuihoc bạn nhé! 

2. Kiến thức ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 10 bộ kết nối tri thức

2.1 Đọc văn 

Bài 1: Thần trụ trời

- Tác giả dân gian Việt Nam

- Thể loại: Thần thoại Việt Nam

- Nội dung: Kể về vị thần đã tạo nên trời và đất

- Nghệ thuật: Kết cấu truyện đơn giản, dễ hiểu, đề cao trí tưởng tượng của nhân vật hư cấu, các nhân vật đều là vị thần của tự nhiên. 

Bài 2: Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới

- Tác giả dân gian Việt Nam

- Thể loại: Thần thoại Việt Nam 

- Nội dung: Kể về thần sét và công việc thi hành luật thiên đình dưới địa giới và câu chuyện về thần gió cũng như cái kết cho sự nghịch ngợm của con thần. 

Bài 3: Tản Viên từ Phán sự lục

- Tác giả: Nguyễn Dữ

- Thể loại: Truyền kỳ

- Nội dung: Thông qua hình ảnh kẻ sĩ chính trực Ngô Tử, tác giả đã đề cao tinh thần cương trực, khẳng khái dám đấu tranh chống lại cái ác. Qua đó thể hiện niềm tin vào công lý, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà. 

- Nghệ thuật: Truyện kết hợp nhiều yếu tố người, ma, trần gian, địa ngục. Cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu logic, cách dẫn truyện biến hóa và lôi cuốn có nút thắt và mở nút. Hình tượng các nhân vật được xây dựng rõ nét và sắc xảo. 

Bài 4: Chữ người tử tù

- Tác giả: Nguyễn Tuân

- Thể loại: Truyện ngắn

- Nội dung: Truyện khắc họa chân dung người nghệ sĩ tài hoa và trong sáng như Huấn Cao đồng thời thể hiện cái nhìn của nhà văn về con người tài hoa với khí phách anh hùng. 

- Nghệ thuật: Tình huống truyện được xây dựng độc đáo, thủ pháp đối lập được đẩy lên đến đỉnh cao, ngôn ngữ sử dụng giàu tính tạo hình, góc cạnh. 

Bài 5: Tê - dê

- Tác giả: Edith Hamilton

- Thể loại: Thần thoại Hy Lạp

- Nội dung: Tác phẩm Tê - dê ca ngợi sự dũng cảm của người anh hùng A-ten đã dám đứng lên tiêu diệt cái ác để đòi lại bình an cho nhân dân. 

- Nghệ thuật: Kết cấu truyện kịch tính, lo-gic và chặt chẽ, cách dẫn truyện lôi cuốn, biến hóa có cao trào, nhân vật được xây dựng sắc xảo, rõ nét. 

Bài 6: Chùm thơ hai - cư

- Tác giả: Baso Chiyo Issa

- Thể loại: Thơ hai - cư

- Nội dung: Thơ hai - cư viết về vẻ đẹp của thế giới tự nhiên

- Nghệ thuật: ngắn gọn, gồm 17 âm tiết, ngắt thành 3 đoạn theo thứ tự 5-7-5. Sử dụng quý ngữ ( từ ngữ chỉ mùa hoặc hình ảnh tiêu biểu cho mùa). Ngôn ngữ chấm phá, chỉ gợi chứ không tả, để lại nhiều khoảng trống cho độc giả tự tưởng tượng. 

Bài 7: Thu hứng

- Tác giả: Đỗ Phủ

- Thể loại: Thơ thất ngôn bát cú đường luật 

- Nội dung:  Bức tranh mùa thu cùng với tình yêu nước thương dân của tác giả. 

- Nghệ thuật: Sử dụng giọng thơ buồn đầy tâm trạng, câu chữ được chăm chút. Dùng bút pháp tả cảnh ngụ tình, bút pháp đối lập, ngôn ngữ ước lệ với nhiều tầng ý nghĩa khác nhau. 

Bài 8: Mùa xuân chín 

- Tác giả: Hàn Mặc Tử 

- Thể loại: thể thơ bảy chữ

- Nội dung: Khung cảnh mùa xuân tươi đẹp tràn đầy sức sống ở vùng làng quê Việt Nam. Bài thơ còn thể hiện tình yêu cuộc sống, yêu con người của thi nhân. Bên cạnh đó còn gửi gắm vào đó niềm hy vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn. 

- Nghệ thuật: Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc dễ hiểu, các hình ảnh thơ gần gũi thân thuộc, giọng thơ tự nhiên, tâm tình.  

2.2 Tiếng việt

- Từ Hán Việt là từ ngữ vay mượn có nghĩa gốc từ tiếng Hán nhưng được ghi lại bằng chữ cái la- tinh

- Từ ghép chính phụ Hán Việt: Trật tự yếu tố: 

+ Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau trong trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt. 

+ Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau trong trường hợp khác với trật tự từ ghép thuần Việt. 

- Các lỗi dùng từ: Tham khảo ở trên. 

2.3 Tập làm văn phân tích, đánh giá tác phẩm truyện

a. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm và đưa ra ý kiến khái quát về tác phẩm. Đưa ra lí do lựa chọn tác phẩm để phân tích. 

b. Thân bài: 

+ Tóm tắt nội dung chính của truyện

+ Phân tích đánh giá về chủ đề truyện

+ Phân tích đánh giá về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, lấy dẫn chứng từ tác phẩm

c. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của tác phẩm, mở rộng liên hệ với bản thân. 

Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được các thầy cô lên lộ trình ôn tập phù hợp nhé! 

3 Kiến thức ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 10 bộ chân trời sáng tạo 

3.1 Đọc văn

Bài 1: Thần trụ trời

- Tác giả dân gian Việt Nam

- Thể loại: Thần thoại Việt Nam 

- Nội dung: Sự lí giải của con người về các hiện tượng xung quanh dựa trên các yếu tố tâm linh, thần kì. 

- Nghệ thuật: Sử dụng yếu tố kì ảo hoang đường

Bài 2: Prô-mê-tê và loài người

- Tác giả dân gian

- Thể loại: Thần thoại Hy Lạp

- Nội dung: Lí giải về nguồn gốc của con người và loài vật đồng thời ca ngợi ý nghĩa của ngọn lửa trong đời sống.

- Nghệ thuật: Sử dụng tình huống truyện bất ngờ, gay cấn kết hợp cùng các yếu tố kì ảo hoang đường. 

Bài 3: Đi san mặt đất

- Tác giả dân gian

- Thể loại: Truyện thơ của người Lô Lô

- Nội dung: Lý giải cách con người sinh sống thủa ban sơ và ca ngợi ý nghĩa của con người với thiên nhiên. 

- Nghệ thuật: Sử dụng ngôn từ gần gũi, giản dị với phương thức biểu đạt cuốn hút và thú vị. 

Bài 4: Cuộc tu bổ lại các giống vật

- Tác giả dân gian

- Thể loại: Thần thoại Việt Nam

- Nội dung: Lý giải về đặc điểm về một số bộ phận của các loài động vật

- Nghệ thuật: Sử dụng yếu tố hoang đường, kỳ ảo. 

Bài 5: Đăm Săn chiến thắng Mtao – Mxây

- Tác giả dân gian

- Thể loại: Sử thi Ê - đê

- Nội dung: Ca ngợi người anh hùng dũng cảm, trọng danh dự và gắn bó với gia đình, buôn làng đồng thời phê phán sự độc ác, hèn nhát và tham của một số người. 

- Nghệ thuật: Sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ và phóng đại 

Bài 6: Gặp Ka-ríp và Xi-la

- Tác giả dân gian

- Thể loại: Sử thi Hy Lạp

- Nội dung: Ca ngợi người anh hùng Ô - đi - xê khi gặp khó khăn thử thách trên biển vẫn anh dũng chiến đấu cùng tài năng lãnh đạo tuyệt vời của anh. 

- Nghệ thuật: So sánh, ẩn dụ và phóng đại

Bài 7: Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời

- Tác giả dân gian

- Thể loại: Sử thi Ê - đê

- Nội dung: Ca ngợi khát khao chinh phục của Đăm Săn cũng chính là khát vọng chinh phục tự nhiên của con người thời xưa. 

- Nghệ thuật: So sánh và ẩn dụ.

3.2 Tiếng việt

- Lỗi mạch lạc, liên kết trong đoạn văn: các câu trong đoạn văn không tập trung vào chủ đề hoặc nội dung trong đó không triển khai đầy đủ. Các câu trong đoạn văn không được xếp theo trình tự hợp lí, thiếu phương tiện liên kết hoặc sử dụng phương tiện liên kết chưa phù hợp. 

- Cách đánh dấu bị tỉnh lược trong đoạn văn: Dùng kí hiệu chấm lửng đặt trong ngoặc đơn hoặc ngoặc kép, dùng cụm từ như lược dẫn, lược một đoạn, dùng một đoạn ngắn tóm tắt phần bị tỉnh lược. 

- Lỗi dùng từ và cách sửa: 

+ Lỗi lặp từ: Thay thế bằng từ đồng nghĩa hoặc lược bỏ 

+ Lỗi không dùng đúng hình thức ngữ âm: Sửa lại từ cho đúng hình thức ngữ âm

+ Lỗi dùng từ không đúng nghĩa: Thay bằng từ đúng nghĩa.

+ Lỗi dùng từ không phù hợp kiểu văn bản, khả năng kết hợp: Thay thế bằng từ phù hợp.  

3.3 Tập làm văn nghị luận về một truyện kể:

- Mở bài: Giới thiệu về truyện kể và nội dung chính của bài văn

- Thân bài: Trình bày các luận điểm nổi bật ý nghĩa và giá trị của truyện kể. Nêu ra đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. 

- Kết bài: Khẳng định lại giá trị của tác phẩm. 

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NH N HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây là toàn bộ những kiến thức cần ghi nhớ trong quá trình ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 10 mà VUIHOC đã tổng hợp lại cho các em. Chúc các em hoàn thành tốt bài thi giữa kì và đạt điểm cao như mong muốn. Hãy truy cập trang web vuihoc.vn để tham khảo thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé!  

>> Mời bạn xem thêm:

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Hotline: 0987810990