img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Lực ma sát là gì? Tổng hợp công thức và bài tập về lực ma sát - Vật lý 10 VUIHOC

Tác giả Minh Châu 14:16 08/10/2024 191,703 Tag Lớp 10

Lực ma sát là một kiến thức cực kỳ quan trọng trong vật lý. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về lực ma sát là gì, có mấy loại lực ma sát. Ngoài ra sẽ có các bài tập tự luận và trắc nghiệm đi kèm để ôn tập. Cùng VUIHOC theo dõi nhé!

Lực ma sát là gì? Tổng hợp công thức và bài tập về lực ma sát - Vật lý 10 VUIHOC
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Lực ma sát là gì?

 lực ma sát là gì - lực ma sát lớp 10

 

Ma sát trong vật lý được định nghĩa là một loại lực cản xuất hiện giữa các bề mặt vật chất, chống lại xu hướng thay đổi vị trí tương đối giữa hai bề mặt. Nói một cách đơn giản hơn là khi các lực cản trở chuyển động của một vật, tạo ra bởi sự tiếp xúc của nó với vật khác được gọi là lực ma sát.

Lực ma sát có tác dụng làm chuyển hóa động năng của chuyển động tương đối giữa các bề mặt thành năng lượng ở dạng khác. Việc chuyển hóa năng lượng xảy ra khi phân tử của hai bề mặt gây ra chuyển động nhiệt hoặc thế năng dự trữ trong biến dạng của bề mặt hay chuyển động của các electron, dần tích lũy một phần thành điện năng hoặc quang năng. Theo như các trường hợp trên thực tế thì động năng của các bề mặt được chuyển hóa chủ yếu thành dạng nhiệt năng.

Về bản chất vật lý thì lực ma sát xuất hiện giữa các vật thể trong cuộc sống là lực điện từ - một trong các lực cơ bản của tự nhiên giữa các phân tử và nguyên tử.

Đăng ký ngay để được các thầy cô ôn tập và xây dựng lộ trình học tập THPT vững vàng

2. Phân loại lực ma sát

Sau khi làm rõ được lực ma sát là gì, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về có mấy loại lực ma sát.

2.1. Lực ma sát trượt

2.1.1. Sự ra đời của lực ma sát trượt

Lực ma sát trượt sinh ra khi vật đó chuyển động trượt trên một bề mặt. Khi đó, tại chỗ tiếp xúc, bề mặt tác dụng lên vật một lực gọi là lực ma sát trượt, làm cản trở vật chuyển động trên bề mặt. Lực ma sát trượt phụ thuộc vào tính chất vật liệu và tình trạng của 2 bề mặt tiếp xúc, độ lớn của áp lực chứ không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc cũng như tốc độ của vật.

Một số ví dụ về lực ma sát trượt trong đời sống và kỹ thuật:

  • Trong đời sống: Lực ma sát xuất hiện khi chúng ta phanh xe đạp. Khi đó, lực ma sát giữa vành xe và hai má phanh là lực ma sát trượt đồng thời cũng làm cho bánh xe trượt trên mặt đường.

  • Ở bộ môn đàn Violin: Khi cọ xát vĩ cầm và dây đàn thì sẽ xuất hiện lực ma sát giữa chúng có tác dụng làm dao động dây đàn và phát ra âm thanh.

  • Trong lĩnh vực kỹ thuật: Các chi tiết bên trong máy trượt lên nhau làm xuất hiện lực ma sát trượt, có tác dụng trong vận hành máy móc

 

2.1.2. Đặc điểm độ lớn của lực ma sát trượt

Lực ma sát trượt có các đặc điểm:

  • Lực xuất hiện ở mặt tiếp xúc của các vật đang trượt trên nhau hoặc trên một bề mặt khác

  • Lực ma sát ngược hướng với vận tốc

  • Độ lớn của lực ma sát tỉ lệ với độ lớn của áp lực

lực ma sát trượt - lực ma sát lớp 10

 

Độ lớn của lực ma sát trượt không phụ thuộc vào tốc độ hay diện tích tiếp xúc của vật, mà nó phụ thuộc và trạng thái của bề mặt (nhám, khô, trơn,...) và vật liệu của 2 mặt tiếp xúc.

Hệ số ma sát trượt:

  • Hệ số tỉ lệ giữa độ lớn của áp lực và độ lớn của lực ma sát trượt được gọi là hệ số ma sát trượt, được kí hiệu là μ

  • Hệ số ma sát phụ thuộc vào các yếu tố: tình trạng (trạng thái) của hai mặt tiếp xúc và loại vật liệu. Hệ số ma sát trượt dùng để tính độ lớn của lực ma sát trượt.

Hệ thức của hệ số ma sát trượt: $\mu _t=\frac{F_{mst}}{N}$

Công thức của lực ma sát trượt: $F_{mst} = \mu _t. N$

Trong đó: 

  • $F_{mst}$: là độ lớn của lực ma sát

  • $\mu _t$: là hệ số ma sát

  • $N$: là áp lực lên mặt tiếp xúc.

 

2.2. Lực ma sát lăn (ma sát động)

Lực ma sát động được hình thành khi một vật chuyển động so với vật còn lại và xảy ra sự cọ xát giữa chúng.

 

Minh hoạ hình ảnh lực ma sát trượt

Hệ số của ma sát động nhỏ hơn hệ số ma sát nghỉ. Ma sát động cũng được phân thành 3 loại khác nhau:

  • Ma sát trượt

  • Ma sát nhớt

  • Ma sát lăn

 

- Lực ma sát trượt: Ma sát trượt là lực xuất hiện khi 2 vật thể trượt trên nhau, lực sẽ cản trở làm cho vật đó không trượt (chuyển động) được nữa. 

- Lực ma sát nhớt:

  • Lực ma sát nhớt xuất hiện khi có sự tương tác giữa một chất lỏng (hoặc chất khí) và một vật thể rắn. Sự xuất hiện của lực ma sát nhớt không chỉ do có sự cọ sát mà còn có thể được tạo ra trong trường hợp lực ma sát có phương trùng với tiếp tuyến của bề mặt tiếp xúc hoặc khi một lực có phương vuông góc với bề mặt tiếp xúc.

  • Ma sát lăn đóng góp vai trò đáng kể (là một cực kỳ phần quan trọng khi vận tốc của vật thể đủ lớn) trong việc tạo ra ma sát nhớt. Lưu ý rằng ở một số trường hợp, lực này sẽ có khả năng nâng vật thể lên cao.

- Lực ma sát lăn: là lực cản ngăn lại sự lăn của 1 bánh xe hay một vật có dạng hình tròn trên 1 mặt phẳng bởi sự biến dạng của vật thể và bề mặt, hoặc cũng có thể là một trong hai. Lực ma sát lăn nhỏ hơn các lực ma sát động khác và hệ số ma sát lăn có giá trị là 0,001

 

2.3. Lực ma sát nghỉ

Ma sát nghỉ (hay có tên gọi khác là ma sát tĩnh) là lực xuất hiện giữa hai hoặc nhiều vật tiếp xúc mà vật này sẽ có xu hướng chuyển động so với vật còn lại nhưng chưa thay đổi vị trí tương đối.

Khi ta tác dụng một lực vào vật mà lực này có phương song song với bề mặt tiếp xúc nhưng vật chưa chuyển động thì bề mặt tiếp xúc đã tiếp xúc lên vật một lực ma sát nghỉ cân bằng với ngoại lực.

 

Ví dụ về lực ma sát nghỉ:

  • Trong đời sống:

  • Xe được đậu ở những đoạn đường dốc vẫn có thể đứng yên là nhờ có lực ma sát nghỉ. 

  • Ma sát nghỉ giữa mặt đường và bàn chân giúp chúng ta đứng vững mà không bị ngã.

  • Trong siêu thị, người ta có thể đứng trên thang máy cuốn lên dốc (xuống dốc) di chuyển là nhờ lực ma sát nghỉ.

  • Trong kỹ thuật: Người ta ứng dụng lực ma sát nghỉ trên các băng chuyền trong nhà máy. Nhờ đó mà các sản phẩm như xi măng, bao đường, hàng hóa… có thể di chuyển cùng với băng chuyền mà không hề bị trượt hoặc rơi rớt.

ví dụ về lực ma sát nghỉ

 

- Đặc điểm của lực ma sát nghỉ:

  • Điểm đặt của lực đặt tại vật (sát với bề mặt tiếp xúc).

  • Phương của lực nằm song song so với bề mặt tiếp xúc.

  • Lực ma sát nghỉ ngược chiều với lực tác dụng vào vật khi vật đang đứng yên.

  • Lực ma sát nghỉ có độ lớn bằng độ lớn của lực tác dụng lên vật.

- Lưu ý:

  • Khi vật trượt, lực ma sát trượt nhỏ hơn so với lực ma sát nghỉ cực đại.

  • Khi một vật chịu tác động của lực ma sát nghỉ thì vật sẽ không bị ảnh hưởng bởi các lực khác

Vật sẽ chuyển động khi lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc lớn hơn một giá trị nào đó. Như vậy: $F_{msn}max = F_{mst}$. Lực ma sát nghỉ cực đại xấp xỉ bằng với lực của ma sát trượt.


Một ví dụ khác được đưa ra, lực ma sát nghỉ khi ngăn cản khiến cho bánh xe khi mới khởi động lăn không nhanh được như khi nó đang chạy. Mặc dù vậy khi bánh xe đang chuyển động, bánh xe vẫn chịu tác dụng của lực ma sát động, cho nên lực ma sát nghỉ > lực ma sát động.

Khi vật chịu tác động của lực ma sát nghỉ sẽ không bị ảnh hưởng bởi các lực khác.

 

- Giá trị lớn nhất của lực ma sát nghỉ: Lực ma sát nghỉ có độ lớn bằng độ lớn của lực tác dụng lên vật. Lực ma sát sẽ nghỉ có độ lớn cực đại ngay khi vật bắt đầu chuyển động. Giá trị tối đa của lực ma sát nghỉ được xác định bằng công thức: 

F = F0. n

Trong đó: 

  • n là hệ số ma sát nghỉ

  • F0 là lực mà vật đã tác dụng lên mặt phẳng

 

3. Hệ số ma sát

Hệ số ma sát không phải là một đại lượng có đơn vị, hệ số ma sát biểu thị tỉ số của lực ma sát nằm giữa hai vật trên lực tác dụng đồng thời lên chúng. Hệ số ma sát phụ thuộc vào chất liệu làm nên vật, ví dụ: nước đá trên thép có hệ số ma sát thấp, cao su trên mặt đường có hệ số ma sát lớn,…

 

Các hệ số ma sát có thể nằm trong khoảng từ 0 cho đến một giá trị lớn hơn 1. Ví dụ: trong điều kiện tốt, lốp xe trượt trên bê tông có thể tạo ra một hệ số ma sát với giá trị là 1,7.

 

Dưới đây là bảng giá trị hệ số ma sát của một số vật liệu phổ biến:

hệ số ma sát - lực ma sát

 

4. Ứng dụng của lực ma sát

Lực ma sát luôn xuất hiện trong tự nhiên, diễn ra xung quanh con người nhưng có lẽ chúng ta không hề để ý tới. Ứng dụng của lực ma sát rất rộng, phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau:

Lực ma sát giúp cho các phương tiện đang di chuyển không bị trượt bánh tại những khúc cua hoặc các đoạn đường trơn.

Lực ma sát có tác dụng giữ các vật thể và con người đứng yên trong không gian, trên mặt đất.

Lực ma sát giúp chúng ta dễ dàng cầm nắm một vật trên tay. Việc đinh được giữ trên tường cũng là nhờ có lực ma sát…

Lực ma sát có khả năng sinh ra nhiệt năng, do đó, nó được ứng dụng nhằm mục đích đánh lửa hay dùng trong đá lửa. Ngoài ra, theo một số giả thuyết thì trong thời tiền sử, nó còn được dùng để làm công cụ tạo ra lửa.

Lực ma sát còn được xem là lực phát động giúp cho các vật chuyển động. Ví dụ: khi ô tô đang chuyển từ trạng thái đứng yên sang di chuyển, lực đẩy do động cơ sinh ra sẽ làm chuyển động các tuabin rồi truyền một lực tới các bánh xe.

Lực ma sát được ứng dụng trong việc phanh xe, hãm tốc độ của các phương tiện giao thông di chuyển trên Trái Đất. 

Lực ma sát còn được sử dụng để làm thay đổi hình dạng của các bề mặt trong một số lĩnh vực như sơn mài, đánh bóng, mài gương,...

các ví dụ về lực ma sát 

 

5. Làm thế nào để giảm lực ma sát?

Đôi khi ma sát cũng mang lại một số bất lợi trong thực tế:

  • Ngăn cản các chuyển động làm thất thoát năng lượng.

  • Mài mòn hệ thống cơ học khiến nó bị biến dạng vượt ngưỡng cho phép của thiết kế.

  • Lực ma sát sinh ra nhiệt năng làm biến chất hoặc nóng chảy vật liệu.

Trong các trường hợp như vậy, có thể áp dụng các phương pháp làm giảm ma sát liệt kê dưới đây

  • Chuyển ma sát trượt thành ma sát lăn, giúp giảm ma sát đáng kể trong các hệ thống cơ học.

  • Giảm ma sát tĩnh, lấy ví dụ đơn giản đối với các đoàn tàu hỏa trước đây, khi khởi động, đầu tàu được đẩy giật lùi, tạo khe hở giữa các toa tàu, trước khi tiến. Động tác này giúp đầu tàu kéo từng toa tàu một, chỉ phải chống lại lực ma sát tĩnh của mỗi toa một lúc.

  • Thay đổi bề mặt, việc sử dụng các chất bôi trơn, như dầu mỡ hay bột than chì, giữa các bề mặt rắn có tác dụng giảm hệ số ma sát.

 

6. Bài tập về lực ma sát lớp 10

Bài 1: Một ô tô khối lượng 1,5 tấn chuyển động thẳng đều trên đường. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,08. Tính lực phát động đặt vào xe.

Hướng dẫn giải: 

hình bài 1 - lực ma sát lớp 10

 

Các lực tác dụng lên xe gồm: P, N, Fmst, Fpd

Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động, phương trình định luật II Niuton viết cho vật là: Fmst +  Fpd + N + P = ma (*)

Do ô tô chuyển động thẳng đều nên gia tốc a = 0. Chiếu phương trình (*) lên chiều dương ta được:

- Fmst + Fpd = 0 ⇔ Fpd = Fmst = N

N = P = mg

⇒ Fpd = P = mg = 0,08. 1500. 9,8 = 1176 N

 

Bài 2: Một xe điện đang chạy với vận tốc 36 km/h thì bị hãm lại đột ngột. Bánh xe không lăn nữa mà chỉ trượt lên đường ray. Kể từ lúc hãm, xe điện còn đi được bao xa thì dừng lại? Biết hệ số ma sát trượt giữa bánh xe và đường ray là 0,2. Lấy g = 9,8m/s2

Hướng dẫn giải

Đổi 36 km/h = 10 m/s

Kể từ lúc hãm xe, lực ma sát đóng vai tò cản trở chuyển động khiến xe dừng lại.

Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động.

Áp dụng định luật II Niuton ta có: Fms + P + N = ma (*)

Chiếu phương trình (*) lên chiều dương ta được: 

- Fms = ma ⇔ - mg = ma

⇔ a = - g = - 0,2. 9,8 = -1,96 m/s2

Quãng đường vật đi được kể từ khi hãm phanh đến khi xe dừng hẳn lại là: 

s = v2 - v022a = 02 - 1022. (-1,96) = 25.51 m 

 

Câu 3: Một ô tô khối lượng m = 1 tấn chuyển động nhanh dần đều trên mặt đường nằm ngang với gia tốc a = 2m/s2. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,1. Tính lực kéo của ô tô

Hướng dẫn giải: 

https://img.loigiaihay.com/picture/2020/0831/295d.PNG

Alt: hình bài 2 - lực ma sát lớp 10

 

Chọn chiều dương cùng với chiều chuyển động của xe.

Các lực tác dụng lên xe gồm: P, N, Fms, Fk

Áp dụng định luật II Niuton ta có: Fms + Fk + N + P = ma (*)

Chiếu phương trình (*) lên chiều dương, ta được:

- Fms + Fk = ma

→  Fk = Fms + ma = mg + ma = 0,1. 1000. 10 + 1000. 2 = 3000 N

 

Bài 4: Vật đặt trên đỉnh dốc dài 165m, hệ số ma sát 0,2, góc nghiêng dốc là 

α.

a) Với giá trị nào của α thì vật nằm yên không trượt?

b) Cho α = 30o. Tìm vận tốc vật ở chân dốc.

Cho tan 11o= 0,2; cos 30o= 0,85

Hướng dẫn giải

a) Vật nằm yên không trượt khi và chỉ khi: tan ⇔ tan 0,2 ⇔ 11o

b) Vận tốc khi vật ở chân dốc là: 

v = 2as = 2gl (sin - cos )sin = 2. 10. 165 (sin 30o - 0,2. cos 30o)sin 30o = 33 m/s

Bài 5: Một đầu máy tạo ra lực kéo để kéo một toa xe có khối lượng 5 tấn, chuyển động với gia tốc 0,3 m/s2 Biết lực kéo của động cơ song song với mặt đường và hệ số ma sát giữa tao xe và mặt đường là 0,02. Lấy g = 10 m/s2. Lực kéo của đầu máy tạo ra là bao nhiêu.

Hướng dẫn giải

Áp dụng định luật II Niu-tơn ta được:

Fk – Fmst = m.a (với Fmst = μt.N = t.mg)

⟹ Fk = m.a + Fmst = 5000.0,3 + 0,02.5000.10 = 2500 N.

 

Câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Trong cuộc sống, có những tình huống lực ma sát có lợi nhưng có những tình huống lực ma sát có hại. Tình huống nào lực ma sát xuất hiện có hại?

A. viết bảng.

B. đi bộ trên đường nhựa.

C. đi trên đường đất trời mưa.

D. thêm ổ bi vào các trục quay.

 

Câu 2: Một vật trượt được một quãng đường s = 48 m thì dừng lại. Biết lực ma sát trượt bằng 0,06 lần trọng lượng của vật và $g =10 m/s^2$. Cho chuyển động của vật là chuyển động thẳng chậm dần đều. Vận tốc ban đầu của vật

A. = 7,589 m/s.

B. = 75,89 m/s.

C. = 0,7589 m/s.

D. = 5,3666m/s.

 

Câu 3: Một người đẩy một vật trượt thẳng đều trên sàn nhà nằm ngang với một lực có phương ngang với độ lớn 300 N. Khi đó, độ lớn của lực ma sát trượt tác dụng lên vật sẽ:

A. lớn hơn 300 N.

B. nhỏ hơn 300 N.

C. bằng 300 N.

D. bằng trọng lượng

 

Câu 4: Một ô tô đang chuyển động trên đường thẳng ngang với vận tốc 54 km/h thì tắt máy. Biết hệ số ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường là μ = 0,01. Lấy $g = 10 m/s^2$. Thời gian từ lúc tắt xe máy đến lúc dừng lại là

A. 180 s. 

B. 90 s.

C. 100 s.

D. 150 s.

 

Câu 5: Một vật có khối lượng 5 tấn đang chuyển động trên đường nằm ngang có hệ số ma sát của xe và mặt đường là 0,2. Lấy $g = 10 m/s^2$. Độ lớn của lực ma sát là?

A. 1000 N.

B. 10000 N.

C. 100 N.

D. 10 N

Câu 6: Một vật trượt có ma sát trên một mặt phẳng nằm ngang. Nếu vận tốc của vật đó tăng lên 2 lần thì độ lớn lực ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc sẽ:

A. tăng 2 lần.

B. tăng 4 lần.

C. giảm 2 lần.

D. không đổi.

 

Câu 7: Khi ôtô chuyển động thẳng đều thì:

A. trọng lực cân bằng với phản lực.

B. lực kéo cân bằng với lực ma sát với mặt đường.

C. các lực tác dụng vào ôtô cân bằng nhau.

D. trọng lực cân bằng với lực kéo.

 

Câu 8: Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào những yếu tố nào?

A. Diện tích tiếp xúc và vận tốc của vật.

B. Áp lực lên mặt tiếp xúc.

C. Bản chất của vật.

D. Điều kiện về bề mặt.

 

Câu 9: Một vật lúc đầu nằm yên trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động được một đoạn sau đó chuyển động chậm dần vì:

A. quán tính.

B. lực ma sát.

C. phản lực.

D. trọng lực

 

Câu 10: Chọn biểu thức đúng về lực ma sát trượt?

A. $\vec{F_{mst}} = \mu _t \vec{N}$

B. $\vec{F_{mst}} = - \mu _t \vec{N}$

C. $F_{mst} = \mu _tN$

D. $F_{mst} < \mu _tN$

 

Câu 11: Một người kéo một thùng hàng chuyển động, lực tác dụng vào người làm người đó chuyển động về phía trước là

    A. lực của người kéo tác dụng vào mặt đất.

    B. lực của mà thùng hàng tác dụng vào người kéo.

    C. lực của người kéo tác dụng vào thùng hàng.

    D. lực mặt đất tác dụng vào bàn chân người kéo.

 

Câu 12: Một toa tàu có khối lượng 80 tấn chuyển động thẳng đều dưới tác dụng của lực kéo nằm ngang F = 6.104 N. Lấy $g = 10 m/s^2$. Hệ số ma sát giữa tàu và đường ray là:

    A. 0,075.

    B. 0,06.

    C. 0,02.

    D. 0,08.

 

Câu 13: Một đầu máy tạo ra lực kéo để kéo một toa xe có khối lượng 5 tấn, chuyển động với gia tốc 0,3 m/s2. Biết lực kéo của động cơ song song với mặt đường và hệ số ma sát giữa tao xe và mặt đường là 0,02. Lấy $g = 10 m/s^2$. Lực kéo của đầu máy tạo ra là

    A. 4000 N.

    B. 3200 N.

    C. 2500 N.

    D. 5000 N.

 

Câu 14: Khi đẩy một ván trượt bằng một lực F1 = 20 N theo phương ngang thì nó chuyển động thẳng đều. Nếu chất lên ván một hòn đá nặng 20 kg thì để nó trượt đều phải tác dụng lực F2 = 60 N theo phương ngang. Tìm hệ số ma sát trượt giữa tấm ván và mặt sàn.

    A. 0,25.

    B. 0,2.

    C. 0,1.

    D. 0,15.

Câu 15: Một vật có khối lượng 100 kg đang đứng yên thì bắt đầu chuyển động nhanh dần đều, sau khi đi được 100 m, vật đạt vận tốc 36 km/h. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,05. Lấy $g = 10 m/s^2$. Lực phát động tác dụng vào vật theo phương song song với phương chuyển động của vật có độ lớn là

    A. 198 N.

    B. 45,5 N.

    C. 100 N.

    D. 316 N.

 

Câu 16: Một ô tô có khối lượng 1,2 tấn bắt đầu khởi hành từ trạng thái đứng yên nhờ lực kéo của động cơ 600 N. .Biết hệ số ma sát của xe là 0,02. Lấy $g = 10 m/s^2$. Biết lực kéo song song với mặt đường. Sau 10 s kể từ lúc khởi hành, tốc độ chuyển động của ô tô là:

    A. 24 m/s.

    B. 4 m/s.

    C. 3,4 m/s.

    D. 3 m/s.

 

Câu 17: Một vật có khối lượng 1500 g được đặt trên một bàn dài nằm ngang. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt bàn là 0,2. Lấy $g = 10 m/s^2$. Tác dụng lên vật một lực có độ lớn 4,5 N theo phương song song với mặt bàn trong khoảng thời gian 2 giây rồi thôi tác dụng. Quãng đường tổng cộng mà vật đi được cho đến khi dừng lại là

    A. 1 m.

    B. 4 m.

    C. 2 m.

    D. 3 m.

Câu 18: Một khúc gỗ khối lượng 2 kg đặt trên sàn nhà. Người ta kéo khúc gỗ bằng một lực F hướng chếch lên và hợp với phương nằm ngang một góc $\alpha =30^o$. Khúc gỗ chuyển động nhanh dần đều với gia tốc $1,0 m/s^2$ trên sàn. Biết hệ số ma sát trượt giữa gỗ và sàn là 0,2. Lấy $g = 10 m/s^2$. Giá trị của F là

    A. 4,24 N.

    B. 4,85 N.

    C. 6,21 N.

    D. 5,12 N.

 

Câu 19: Một vật đang chuyển động trên đường nằm ngang với vận tốc 15 m/s thì trượt lên một cái dốc dài 100 m cao 10 m. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt dốc là μ = 0,05. Lấy $g = 10 m/s^2$. Quãng đường dốc vật đi được đến khi dừng hẳn và tốc độ của vật khi nó trở lại chân dốc lần lượt là:

    A. 100 m và 8,6 m/s.

    B. 75 m và 4,3 m/s.

    C. 100 m và 4,3 m/s.

    D. 75 m và 8,6 m/s.

 

Câu 20: Một mẩu gỗ có khối lượng m = 250 g đặt trên sàn nhà nằm ngang. Người ta truyền cho nó một vận tốc tức thời v0 = 5 m/s. Tính thời gian để mẩu gỗ dừng lại và quãng đường nó đi được cho tới lúc đó. Hệ số ma sát trượt giữa mẩu gỗ và sàn nhà là t = 0,25. Lấy $g = 10 m/s^2$.

   A. 1 s, 5 m.

   B. 2 s, 5 m.

   C. 1 s, 8 m.

   D. 2 s, 8 m.

 

1. C

2. A

3. C

4. D

5. B

6. D

7. C

8. A

9. B

10. C

11. D

12. A

13. C

14. B

15. C

16. D

17. D

18. C

19. D

20. B

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

Qua bài viết này, VUIHOC mong rằng có thể giúp các em hiểu được kiến thức cơ bản về lực ma sát. Để học nhiều hơn các kiến thức Vật lý 10 cũng như Vật lý THPT thì các em hãy truy cập vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô VUIHOC ngay bây giờ nhé!

 

     Tham khảo thêm:

Bộ Sách Thần Tốc Luyện Đề Toán - Lý - Hóa THPT Có Giải Chi Tiết

 

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Hotline: 0987810990