Soạn bài cõi lá - soạn văn 11 Chân trời sáng tạo
Đỗ Phấn là một cây bút chuyên viết về những hình ảnh cuộc sống sinh hoạt đời thường của người dân. Và tác phẩm Cõi lá là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn này thuộc chương trình Ngữ Văn 11. Bài viết dưới đây VUIHOC cùng các em soạn bài Cõi lá - soạn văn 11 Chân trời sáng tạo để có thể phần nào hiểu được nghệ thuật và nội dung một cách dễ dàng nhất.
1. Soạn bài Cõi lá: Đôi nét về tác giả
1.1 Tiểu sử
Tác giả Đỗ Phấn là một người họa sĩ vô cùng tài ba. Ông sinh vào năm 1956 tại Hà Nội, những bút pháp nghệ thuật trong tác phẩm của ông chứa đa dạng màu sắc, thể hiện sự tài hoa, những gam màu lạ thường cũng được ông khắc hoạ thông qua những hình ảnh đời sống về quá trình sinh hoạt của người dân ở Thủ đô, những ngày tháng ấy đã thấm nhuần trong tư tưởng của ông mỗi khi sáng tác tác phẩm.
1.2 Sự nghiệp văn học
Nghệ thuật được sử dụng trong sáng tác của Đỗ Phấn ông thường viết về chủ đề những hình ảnh bình dị đời thường thông qua những trang vẽ của mình. Với bút pháp nghệ thuật hết sức tài hoa và độc đáo cùng những gam màu khác lạ thông qua việc khắc họa những hình ảnh đời thường của người dân, ngòi bút ấy trở nên nhẹ nhàng và đầy tinh tế
Đỗ Phấn có rất nhiều tác phẩm nổi bật chủ yếu là khắc họa về thủ đô Hà Nội nơi mà ông đã gắn bó từ nhỏ, một số tác phẩm có thể kể tới như: Ngồi lê đôi mách với Hà Nội, Bánh mì, Chuông đồng hồ, Vòi nước công cộng,… những tác phẩm ấy đã làm cho người đọc có cái nhìn tổng quát nhất về cuộc sống và con người.
2. Soạn bài Cõi lá: Tác phẩm cõi lá
2.1 Thể loại, xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Thể loại của tác phẩm: Tản văn
- Cõi lá được in trong cuốn Hà Nội thì không có tuyết (thuộc NXB Trẻ vào năm 2013).
- Năm xuất bản của tác phẩm là vào tháng 3/2008.
- Tác phẩm Cõi lá của tác giả Đỗ Phấn đã được sáng tác ngay sau khi ông quay lại với những tác phẩm văn học của mình vào những năm 2005, tản văn chuyên viết về chủ đề thủ đô Hà Nội được người đọc yêu mến.
2.2 Bố cục
- Bố cục của tác phẩm bao gồm 6 đoạn:
+ Đoạn 1: Dấu hiệu chuyển mùa từ mùa xuân sang mùa hạ của thủ đô Hà Nội
+ Đoạn 2: Hình ảnh về thiên nhiên cùng với con người Hà Nội
+ Đoạn 3: Nét đẹp đặc trưng của thiên nhiên cây cối Hà Nội
+ Đoạn 4: Lá cây bàng màu đỏ và câu chuyện liên quan đến người em gái.
+ Đoạn 5: Sự thay đổi khi mùa mưa bão đã qua đi
+ Đoạn 6: Những trăn trở về mảnh đất Hà Nội và tâm tư của tác giả
2.3 Tóm tắt tác phẩm
Đỗ Phấn đã vẽ nên một khung cảnh Hà Nội thật thơ mộng, yên bình và dịu dàng, một Hà Nội không những đẹp vì những công trình kiến trúc văn hóa, mà còn đẹp bởi những giá trị văn hóa và tinh thần của những con người Hà Nội luôn đem theo mình. Ông đã khắc họa về những nét đẹp bình dị trong cuộc sống đời thường của những người dân Hà Nội, nét đẹp ấy không lấn át, cũng chẳng xa hoa nhưng lại rất đáng quý và cần trân trọng. Trong tác phẩm Cõi Lá, Đỗ Phấn đã vẽ lên một bức tranh về thủ đô Hà Nội với những khung cảnh đời thường, những hình ảnh bình dị trong cuộc sống, nhưng lại ẩn sau bên trong nhiều ý nghĩa sâu sắc và những giá trị nhân văn mà ai cũng đều có thể cảm thấy được. Hà Nội của tác giả Đỗ Phấn là một thành phố rất tuyệt vời, là nơi chứa đầy những giá trị văn hóa, lịch sử cũng như tinh thần, là nơi mà ai ai cũng tìm được những giá trị vĩnh cửu cùng với những kỷ niệm đáng trân trọng.
3. Hướng dẫn soạn văn cõi lá - sách chân trời sáng tạo
3.1 Trả lời câu hỏi trước khi đọc bài
Câu hỏi (trang 17, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Bốn mùa là xuân, hạ, thu, đông đều mang đến cho thiên nhiên những cảnh sắc vô cùng đặc trưng. Hãy tìm những những dấu hiệu biến đổi của cảnh vật thiên nhiên khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa mà bạn thấy ấn tượng.
Lời giải:
- Thời khắc khi giao mùa từ mùa hạ sang thu luôn mang ý nghĩa đặc biệt đối với em. Những ngọn gió heo may man mác dần xua tan đi cái nóng của mùa hạ. Trên trời, những đám mây xốp đục cũng dần tan đi. Các bạn học sinh thì hối hả quay về với việc học tập sau một quãng thời gian nghỉ hè dài. Một mùa hè sắp sửa qua đi và mùa thu thì đang tới, chúng ta khó có thể không xao xuyến trước khoảnh khắc giao mùa.
- Thời khắc giao mùa từ mùa thu sang mùa đông luôn làm cho em thấy xao xuyến. Cứ đến cuối tháng chín hoặc đầu tháng mười hằng năm, quá trình giao mùa lại càng trở nên rõ nét. Tiết trời bắt đầu lạnh hơn rát nhiều chứ không phải se lạnh như những ngày mùa thu. Gió heo may giờ chỉ thoáng qua rất khẽ trong góc phố. Trên ngọn cây cao, những chiếc lá vàng rung rinh trước gió tựa như chực trở về với đất mẹ. Bầu trời tối nhanh hơn bình thường. Ai ai cũng muốn nhanh kết thúc công việc để được về nhà sớm. Mùa thu đã qua đi, mùa đông lại ùa về khiến cho chúng ta không khỏi xúc động trước khung cảnh giao mùa ấy.
3.2 Trả lời câu hỏi trong bài
Câu 1 (trang 17 SGK Ngữ văn 11/1 Chân trời sáng tạo):
Bạn hiểu như thế nào về động từ “òa thức”
Lời giải:
Òa thức là một động từ đã được tác giả sử dụng vô cùng khéo léo, gợi lên khung cảnh của con người và thiên nhiên khi tỉnh dậy sau chuỗi ngày đông giá rét, chào đón một mùa xuân vô cùng vui tươi và ấm áp.
Giải pháp học và ôn tập thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia - Khóa học PAS THPT
Câu 2 (trang 18, SGK Ngữ văn 11/1 Chân trời sáng tạo):
Cõi lá đã làm nổi bật lên nét đặc trưng gì trong cảnh sắc của Hà Nội
Lời giải:
Với bút pháp nghệ thuật vô cùng tài hoa và độc đáo cùng với những màu sắc khác lạ thông qua việc khắc họa những hình ảnh đời thường của người dân Thủ đô cũng chính là một trong những đặc điểm nổi bật nhất trong rất nhiều tác phẩm của họa sĩ Đỗ Phấn. Những mẩu chuyện nhỏ liên quan đến cảnh vật, về con người cũng như nét văn hóa riêng của Hà Nội đã được tác giả Đỗ Phấn thủ thỉ nhẹ nhàng bằng từng trang viết. Ông luôn thể hiện tình yêu thương, sự nhớ nhung về vẻ đẹp của thủ đô Hà Nội ngày xa xưa.
3.3 Trả lời câu hỏi sau khi đọc bài
Câu 1 (trang 18, SGK Ngữ văn 11/1 Chân trời sáng tạo):
Xác định bố cục của văn bản và hãy cho biết bố cục đó đã thể hiện đặc điểm gì trong thể loại tác phẩm.
Lời giải:
- Bố cục của văn bản: Mỗi đoạn sex thể hiện từng câu chuyện riêng cùng chất trữ tình khác nhau thông qua cây lá và con người Hà Nội.
+ Đoạn 1: Dấu hiệu chuyển mùa từ mùa xuân sang mùa hạ của thủ đô Hà Nội
+ Đoạn 2: Hình ảnh về thiên nhiên cùng với con người Hà Nội
+ Đoạn 3: Nét đẹp đặc trưng của thiên nhiên cây cối Hà Nội
+ Đoạn 4: Lá cây bàng màu đỏ và câu chuyện liên quan đến người em gái.
+ Đoạn 5: Sự thay đổi khi mùa mưa bão đã qua đi
+ Đoạn 6: Những trăn trở về mảnh đất Hà Nội và tâm tư của tác giả
- Từ bố cục của văn bản, ta nhận thấy tác phẩm thuộc vào thể loại tản văn.
+ Chất trữ tình trong tản văn và tùy bút chính là yếu tố được hình thành từ vẻ đẹp của suy nghĩ, cảm xúc, vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên để tạo nên sự rung động thẩm mỹ cho độc giả.
+ Cái tôi ở trong tản văn và tùy bút là yếu tố giúp thể hiện cảm xúc và suy nghĩ riêng của tác giả thông qua văn bản. Thông thường, có thể nhận thấy cái tôi đó qua những từ nhân xưng ngôi thứ nhất.
+ Ngôn ngữ tản văn và tùy bút thường vô cùng tinh tế, sống động và mang hơi thở đời sống, nhiều hình ảnh và đầy trữ tình.
Câu 2 (trang 18, SGK Ngữ văn 11/1 Chân trời sáng tạo):
Bạn hiểu thế nào về “cõi lá”? Qua “cõi lá” đó, tác giả đã phát hiện được ra điều gì trong mối liên hệ giữa cây, lá và con người?
Lời giải:
Trong thời tiết dịu mát ấy: “Những chiếc lá non đu đưa trong gió tưởng như có tiếng chuông chùa huyền hoặc vọng về từ cõi thanh cao u tịch, Những đứa trẻ tan trường ríu rít dưới gốc cây như những thiên thần bước ra từ lá, Nhiều người Hà Nội chẳng có việc gì cũng vòng xe qua đoạn phố đông mà chật chội, mà hỗn hào đi đứng này chỉ để ngắm nhìn một chút sắc lá ngọt ngào như mật chảy tháng giêng”. Không khí luôn trong lành và cảnh vật vui tươi, con người cũng rạng rỡ, Hà Nội ơi! Hà Nội tuyệt đẹp biết bao, làm cho ai đi xa đều phải nhớ đến. Trong khoảnh khắc thời tiết dịu ngọt ấy, tác giả đã nhớ đến người em gái đi xa: “Cô em gái của tôi sống xa Tổ quốc đã hai chục năm có lẻ. Mỗi lần gọi điện về nó lại hỏi con đường ven Hồ Gươm mùa này lá đã rụng? Lạ thế! Mùa nào cũng hỏi như vậy” . Không chỉ về cảnh vật, con người, mà còn những cây cổ thụ ở trên mảnh đất đó hàng nghìn năm, đã từng chứng kiến bao điều đổi thay cũng làm cho người ta phải nhớ về.
Chúng cứ ở đó mãi, đến mùa thì thay lá, những khoảnh khắc như vậy tuy đơn sơ, nhưng lại làm cho những người con Hà Nội xa quê phải nhớ tới. Thèm lắm cái cảm giác được nhìn thấy sự đổi thay của mỗi chiếc lá, mỗi hàng cây, điều ước chỉ nhỏ vậy thôi, nhưng biết bao giờ mới có thể thực hiện được. Vài người cũng nhận xét rằng, dường như những cây cổ thụ ở đất Hà Nội chẳng ưu ái cho con người lắm. Bằng chứng rõ ràng nhất, in hằn trên thân cây “Những thân cây u sần máu cục đầy thương tích do con người gây nên?”
Nhưng đối với tác giả thì điều đó chẳng bất ngờ gì cả, bởi chúng đã cùng với người Hà Nội trải qua biết bao gian khó, nếu “Những gốc sấu già Hà Nội lại nhẵn nhụi như những cây chò chỉ trên đường Hùng Vương?” Thì đó mới là một kỳ tích. Lang thang trên con đường vào khung cảnh mùa xuân ấy, tác giả cảm nhận được gương mặt ai cũng toát lên niềm vui, phấn khởi đặc biệt là trẻ ra, hay phải chăng tác giả cũng đang cảm thấy bản thân mình như thế?: “Hay tự nhận rằng mình như thế?” Chính nhà văn cũng phải thắc mắc điều đó nhưng thông qua sự thắc mắc đó cũng đã khắc họa rõ ràng hơn về mối quan hệ chặt chẽ giữa cây, lá cùng với con người Hà Nội.
Học văn dễ dàng hơn với cuốn sổ tay tổng hợp kiến thức Ngữ Văn đầy đủ nhất!
Câu 3 (trang 18, SGK Ngữ văn 11/1 Chân trời sáng tạo):
Phân tích một vài đoạn văn trong đó có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự với trữ tình/nghị luận hoặc miêu tả về thiên nhiên với miêu tả về con người sau đó làm rõ tác dụng của sự kết hợp đó trong văn bản.
Lời giải:
Mở đầu tác phẩm, một khung cảnh mùa xuân hiện ra, nhưng có vẻ mùa xuân năm nay đến chậm thì phải: “Bẽ bàng mùa xuân đến muộn. Khi cái nắng đã chao chát trên những lộc non báo hiệu mùa hè”. Mùa xuân tới lúc những tia nắng đã chiếu qua những mầm lộc non vừa mới nhú. Lòng người ai cũng đều náo nức, rộn ràng và “Òa thức cùng với xôn xao lá cành”. Òa thức là một động từ đã được tác giả sử dụng vô cùng khéo léo, gợi lên khung cảnh về con người và thiên nhiên tỉnh dậy sau chuỗi ngày đông giá rét, chào đón một mùa xuân đầy vui tươi và ấm áp. Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và chất trữ tình đã hình thành nên vẻ đẹp đầy chất suy tư trong vẻ đẹp Hà Nội.
Câu 4 (trang 18, SGK Ngữ văn 11/1 Chân trời sáng tạo):
Xác định về chủ đề, đánh giá về ý nghĩa của thông điệp rút ra từ văn bản.
Lời giải:
Chủ đề: Tình yêu của Đỗ Phấn với mảnh đất thủ đô Hà Nội.
Ý nghĩa của thông điệp rút ra từ văn bản: Đỗ Phấn - người con chứa đựng tình cảm tha thiết với mảnh đất Hà Nội. Với những tình cảm yêu thương và gắn bó, ông đã giữ gìn tình yêu đó để rồi thể hiện thông qua những trang giấy. “Cõi lá” đã thể hiện vô cùng rõ nét về tình cảm của tác giả dành cho mảnh đất Hà Nội, đồng thời cũng để lại cho người đọc biết bao nhiêu cảm xúc và niềm xao xuyến về một thủ đô để thương và để nhớ.
Câu 5 (trang 18, Ngữ văn 11/1 Chân trời sáng tạo):
Chỉ ra một số biểu hiện trong nét đẹp văn hóa được thể hiện thông qua văn bản.
Lời giải:
Những bút pháp nghệ thuật hết sức tài hoa và độc đáo kết hợp với những màu sắc khác lạ thông qua việc khắc họa hình ảnh đời thường của người dân Thủ đô chính là một trong những đặc điểm nổi bật nhất trong hầu hết những tác phẩm của tác giả Đỗ Phấn. Những mẩu chuyện nhỏ kể về cảnh vật, về con người cùng với nét văn hóa riêng của Hà Nội đã được tác giải Đỗ Phấn thủ thỉ rất nhẹ nhàng qua những trang viết. Tưởng như các chi tiết vụn vặt, nhỏ bé và cũ kỹ đó sẽ chẳng mang ý nghĩa gì, nhưng thực tế, đối với tác giả Đỗ Phấn từ chiếc vòi nước công cộng đến cửa hiệu giặt là hay cả cái chuyện đi phơi quần áo, hay cái nồi đất, đèn đường hoặc nước giải khát, bún đậu mắm tôm … đều có thể trở thành những chủ đề, trở thành nguồn cảm hứng bất tận giúp cho nhà văn viết được những câu chuyện Hà Nội tuyệt đẹp, với biết bao nhiêu cảm xúc lắng đọng trong từng trang giấy.
Để Đỗ Phấn có thể thư thả mà tâm sự thủ thỉ với người đọc chuyện xưa tới chuyện ngày nay, từ ở xa tới ở gần, từ hiện đại trở về với quá khứ. Và những “lát cắt ký ức” đó khi được nhìn tổng thể và bao quát, rộng lớn hơn lại khiến cho người đọc phải bất ngờ về khung cảnh Hà Nội thời chưa xa, thật đẹp đẽ, thật điềm đạm lại kín đáo biết bao.
Câu 6 (trang 18, SGK Ngữ văn 11/1 Chân trời sáng tạo):
Qua quá trình đọc tản văn Cõi lá, bạn hãy nêu lên một số lưu ý khi đọc hiểu những văn bản thuộc thể loại này.
Lời giải:
Khi đọc một văn bản thể loại tản văn, cần phải chú ý tới cách đọc như sau:
- Tìm hiểu về chất trữ tình, cái tôi của nhà văn đã thể hiện thông qua văn bản.
- Tìm hiểu về ngôn ngữ của văn bản ấy.
- Xác định được chủ đề mà văn bản muốn gửi gắm đến độc giả.
- Tìm kiếm những từ ngữ và hình ảnh thể hiện những tình cảm và cảm xúc của tác giả.
PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô
⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi
⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập
Đăng ký học thử miễn phí ngay!!
Không cần chủ đề quá to lớn và vĩ mô, Đỗ Phấn cũng khiến bao nhiêu độc giả phải thán phục bởi sự tài tình trong cách viết văn về những chủ đề đời thường trong cuộc sống. Cõi lá là một bức tranh Hà Nội với những hình ảnh bình dị của cuộc sống, nhưng lại ẩn chứa đựng biết bao ý nghĩa sâu sắc cùng giá trị nhân văn ai cũng đều cảm nhận được. Bởi vậy, VUIHOC đã soạn bài Cõi lá - soạn văn 11 chân trời sáng tạo một cách logic và dễ hiểu nhất thông qua bài viết phía trên.
Nếu muốn tham khảo về những tác phẩm khác thuộc chương trình ngữ văn 11 hay những môn học khác thì các em hãy truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký các khoá học để trải nghiệm học cùng thầy cô VUIHOC ngay nhé!
>> Mời bạn xem thêm:
Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông - Ngữ Văn 11 Chân trời sáng tạo