img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Hịch tướng sĩ văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 09:47 23/01/2024 5,602 Tag Lớp 10

Hịch tướng sĩ là một văn bản hào hùng và thể hiện mạnh mẽ hào khí Đông A của quân và dân nhà Trần. Để làm rõ cái hào khí Đông A oai hùng ẩn chứa trong Hịch tướng sĩ, VUIHOC trân trọng cung cấp đến với các em phần soạn bài Hịch tướng sĩ ngữ văn 10 tập 2 sách Chân trời sáng tạo.

Soạn bài Hịch tướng sĩ văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Hịch tướng sĩ văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo trước khi đọc 

1.1 Hào khí Đông A của quân dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

Hào khí Đông A (nghĩa gốc là sự kết hợp giữa chữ A và chữ Đông trong tiếng Hán khi ghép lại tạo thành chữ Trần - Dòng họ vua đang lãnh đạo Việt Nam đương thời) cũng chính là ám chỉ hào khí nhà Trần. Hào khí này thể hiện qua sự oai hùng, hào sảng, nhiệt huyết của nhà Trần. Hào khí Đông A cũng chính là sự kết tinh của lòng nồng nàn yêu nước được tạo nên bởi những con người, những vị anh hùng thời Trần.

Tinh thần yêu nước, hào khí Đông A cũng như lòng căm thù giặc sâu sắc của quân dân nhà Trần đã được thể hiện một cách oai hùng qua ba lần đánh bại quân Mông - Nguyên. Đây là một tinh thần chiến đấu đáng ngưỡng mộ, một tinh thần đoàn kết sắt son cùng chung ý chí một lòng đánh tan quân xâm lược. Những điều này chính là biểu hiện của hào khí Đông A.

>> Mời bạn tham khảo: Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo

1.2 Tài và đức của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

Cái tài và cái đức của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được thể hiện rõ nét và hào hùng nhất qua ba lần đánh tan quân Mông - Nguyên. Đồng thời, cái đức của ông còn được thể hiện qua sự nghiệp phụng sự đến bốn đời vua Trần: Trần Thái Tông (1226-1258), Trần Thánh Tông (1258 - 1278), Trần Nhân Tông (1278 - 1293), Trần Anh Tông (1293 - 1314).

Ông cũng rất mực quan tâm đến đời sống của binh sĩ và luôn trăn trở tìm cách hướng dẫn, thuyết phục khi binh lính trở nên sa đọa, vong ân bội nghĩa, mải mê chìm đắm trong cuộc sống xa hoa và thanh bình. Điều này đã được thể hiện rõ nét qua tác phẩm Hịch tướng sĩ. Qua đó, ông mong muốn binh sĩ của mình luôn nêu cao tinh thần chiến đẫu và sẵn sàng bảo vệ tổ quốc khi hiểm nguy.

2. Soạn bài Hịch tướng sĩ văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo trong khi đọc

2.1 Những nhân vật lịch sử được nêu ở phần 1 có điểm gì chung?

Những nhân vật được nêu ra ở phần 1 của tác phẩm Hịch tướng sĩ đều có điểm chung là tận trung với chủ, với vua, với đất nước. Họ sẵn lòng hi sinh thân mình để đổi lại vinh quang cho đất nước và dân tộc. Họ thà chết chứ nhất quyết không đầu hàng, không nối giáo cho giặc.

2.2 Trong phần 2, tác giả đã sử dụng từ ngữ, hình ảnh, câu văn nào để bày tỏ tình cảm của bản thân?

Khi nói về giặc, Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn trong tác phẩm Hịch tướng sĩ đã sử dụng những từ ngữ thể hiện thái độ căm phẫn, khinh thường, trước những hành động ngang nhiên làm nhục tổ quốc mình, mặc sức vơ vét các của cải như: thân dê chó, lưỡi cú diều,... Chúng còn giả hiệu Vân Nam Vương để thu lấy vàng bạc, vét sạch của kho có hạn, …

Những câu văn, hình ảnh so sánh trong Hịch tướng sĩ thể hiện sự canh cánh về nỗi lo cho sự an nguy của tổ quốc: “Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!”.

Những từ ngữ, câu văn và hình ảnh thể hiện sự căm thù tột bậc với quân giặc: tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. 

Câu văn thể hiện sự quyết tâm sẽ chiến đấu tới cùng cho tổ quốc: Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.

2.3 Giọng điệu ở phần 3 là người trên nói với kẻ dưới hay là lời người đồng cảnh ngộ? 

Việc nhận định giọng điệu ở phần 3 sẽ cần xem xét kỹ và phụ thuộc vào ngữ điệu, hoàn cảnh, mục đích và vai vế các đối tượng.

  • Nếu xét theo vai vế thì phần 3 này là do Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn đang chia sẻ nỗi lòng với các tướng sĩ bên dưới. Vậy nên phần ba này là người trên nói với kẻ dưới.

  • Nếu xét theo lời văn, ngữ điệu và hoàn cảnh thì những lòi của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn nói với tướng sĩ giống như lời chia sẻ của những người đồng cảnh ngộ. Đồng cảnh ngộ ở đây là đều sinh vào thời loạn lac, đều đang chịu chung số phận canh cánh nỗi lo bị giặc xâm lược, đều phải chia sẻ chung vận mệnh với nước nhà. 

​​​​​Sổ tay ngữ văn chính là bí kíp giúp các em học văn dễ dàng hơn. Rất nhiều tips học văn hiệu quả chỉ được bật mí trong cuốn sổ tay này thôi đấy. Đăng ký ngay để nhận thật nhiều ưu đãi nhé!

3. Soạn bài Hịch tướng sĩ văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo sau khi đọc 

3.1 Câu 1 trang 95 SGK văn 10/2 Chân trời sáng tạo

Văn bản Hịch tướng sĩ được chia làm 4 phần với nội dung chính của từng phần như sau:

  • Phần 1: Tấm gương những trung thần nghĩa sĩ trong lịch sử dựng nước và giữ nước để qua đó khích lệ ý chí lập công danh và sẵn sàng xả thân vì nước.

  • Phần 2: Vạch rõ những dã tâm và tội ác của kẻ xâm lược để khơi lên lòng căm thù giặc trong mỗi binh sĩ.

  • Phần 3: Chấn chỉnh hành động, lối sống của tướng sĩ bằng cách chỉ ra phải trái, làm rõ đúng sai và hậu quả của từng hành động.

  • Phần 4: Liệt kê các nhiệm vụ cụ thể và tính cấp bách của chúng, khích lệ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.

TT

Luận điểm

Lý lẽ và bằng chứng

1

Trung thần được lưu danh sử sách đều là những bậc kỳ tài trung nghĩa, hết lòng phò tá quân vương bảo vệ đất nước.

Những tấm gương trung thần nghĩa sĩ: Kỷ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Kính Đức, Cảo Khanh, Vương Công Kiên, Nguyễn Văn Lập, Cốt Đãi Ngột Lang, Xích Tu Tư.

2

Nhất định phải đánh đuổi giặc ngoại xâm

Sự ngang ngược, tàn ác, tham lam của quân giặc.

3 Cần phải nhìn chủ nhục mà biết lo, thấy nước nhục mà biết nghĩ, luyện binh đánh giặc.
 
- Những thú vui tiêu khiển, sự giàu có cũng không thể chống lại quân giặc. Nếu để nước nhục thì chịu tiếng xấu muôn đời.
- Chỉ có luyện binh đánh giặc mới có thể chiến thắng, cửa nhà no ấm, tiếng thơm muôn đời.

 
4

Phải luyện theo Binh thư yếu lược để đánh thắng giặc mới được coi là phải đạo thần chủ, còn nếu khinh bỏ sách này thì là kẻ nghịch thù.

- Binh thư yếu lược là binh pháp do Trần Quốc Tuấn chọn hợp lại một quyển.

- Dựa vào đạo thần chủ, trước sự xâm lược của quân Mông - Nguyên, Trần Quốc Tuấn coi giặc là kẻ thù không đội trời chung.

- Nếu không rửa nhục cho chủ, cho nước thì muôn đời để thẹn, không còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa.
 

 

3.2 Câu 2 trang 95 SGK văn 10/2 Chân trời sáng tạo

- Giọng điệu:

  • Khi thể hiện tấm lòng trung thành với chủ hay với nước: giọng điệu tha thiết.

  • Khi nói lí lẽ với binh sĩ: rõ ràng rành mạch, giọng điệu mang tính khuyên bảo và răn đe.

  • Khi liệt kê tội ác của kẻ thù: căm phẫn, coi thường, khinh bỉ,.

  • Hình ảnh so sánh: So sánh việc để quân giặc ngang nhiên lộng hành ở trên đất Đại Việt không khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói.

  • Ẩn dụ: coi quân giặc là cú diều, dê chó để thể hiện sự khinh thường.

- Tương phản:

  • Hình ảnh các trung thần nghĩa sĩ xả thân vì chủ, vì nước và hình ảnh tướng sĩ Đại Việt ngang nhiên nhìn quân giặc hống hách mà vẫn lo ăn chơi hưởng lạc, không màng chuyện thế sự

  • Sự tương phản giữa việc không biết nhục mà đánh giặc và việc biết rửa nhục cho nước, để đánh giặc.

3.3 Câu 3 trang 95 SGK văn 10/2 Chân trời sáng tạo

Mục đích phần 1: Nêu lên nỗi nhục mất nước, khích lệ lòng căm thù giặc. 

Mục đích phần 2: Khích lệ tấm lòng ân nghĩa thủy chung và lòng trung quân ái quốc của các binh

Mục đích phần 3: Khích lệ tinh thần xả thân vì nước và ý chí lập công danh.

Mục đích phần 4: Chỉ rõ cái đúng cái sai để qua đó chấn chỉnh hành vi, khích lệ lòng tự trọng và liêm sỉ của từng tướng sĩ

=> Khơi gợi lòng yêu nước ẩn chứa trong từng con người để giúp nâng cao sĩ khí. Giúp tướng sĩ đề cao cảnh giác và luôn sẵn sàng xả thân vì nước, quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.

Lộ trình khóa học PAS THPT sẽ được thiết kế riêng cho từng bạn học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm cao trong mọi kỳ thi chung và riêng.

3.4 Câu 4 trang 96 SGK văn 10/2 Chân trời sáng tạo

Cách sắp xếp các luận điểm trong văn bản Hịch tướng sĩ có tác dụng rất lớn trong việc thực hiện mục đích của văn bản. Cụ thể, cách sắp xếp này có các tác dụng sau:

  • Khích lệ tướng sĩ từ nhiều mặt để tập trung vào một hướng:

Trần Quốc Tuấn đã kích lệ tướng sĩ bằng nhiều phương thức khác nhau, từ việc nêu gương các bậc trung thần nghĩa sĩ, đến những lời lẽ chí lý, hùng hồn, đến cả những hình ảnh mang tính răn đe. Cách sắp xếp này giúp cho tướng sĩ có cái nhìn toàn diện về trách nhiệm của mình đối với đất nước, từ đó có được sự đồng lòng, quyết tâm chiến đấu.

  • Khích lệ từ ý chí lập công danh, lòng tự trọng cá nhân, tự tôn dân tộc đến lòng căm thù giặc, tinh thần trung quân ái quốc, nghĩa tình cốt nhục:

Trước hết, Trần Quốc Tuấn đã khơi gợi khao khát của từng cá nhân trước khi gợi lên cái khao khát chung của dân tộc. Đối với mỗi cá nhân thì điều họ quan tâm chưa hẳn là sự an nguy của đất nước dân tộc, mà là lợi ích của bản thân họ.  Vì vậy, Hưng Đạo đại vương đã khích lệ ý chí lập công danh và đánh vào lòng tự trọng cá nhân để khích lệ ý chí phấn đấu của từng binh sĩ. Sau đó, ông mới hướng mọi người đến cái lợi ích to hơn đó là bảo vệ tổ quốc, khơi gợi lòng căm thù giặc. Điều này giúp cho binh sĩ cảm thấy sự phấn đấu của họ nhất định sẽ đem lại thành quả và đạt được lợi ích mà họ mong muốn. Do đó mà họ sẽ có ý chí chiến đấu cao để vượt qua mọi khó khăn thử thách.

3.5 Câu 5 trang 96 SGK văn 10/2 Chân trời sáng tạo

Trách nhiệm của tướng sĩ với đất nước trong việc chống quân Mông - Nguyên được Trần Quốc Tuấn thể hiện qua ba yếu tố: lòng trung quân ái quốc, lòng căm thù giặc và lòng yêu nước, quyết tâm chống giặc.

Lòng trung quân ái quốc là yếu tố quan trọng nhất, biểu hiện ở lòng trung thành với vua, yêu nước, sẵn sàng hi sinh bản thân để bảo vệ đất nước. Lòng căm thù giặc là yếu tố thúc đẩy tướng sĩ ra trận đánh giặc, biểu hiện ở sự căm phẫn, uất hận đối với kẻ thù xâm lược. Lòng yêu nước và quyết tâm chống giặc là yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến, biểu hiện ở sự kiên cường, bất khuất, sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc.

3.6 Câu 6 trang 96 SGK văn 10/2 Chân trời sáng tạo

Hịch tướng sĩ là một bài văn thể hiện tinh thần yêu nước, chí khí hào hùng của quân dân nhà Trần. Tác phẩm đã thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết chiến quyết thắng và tinh thần sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đất nước. Đó chính là hào khí Đông A của dân tộc Việt Nam.

3.7 Câu 7 trang 96 SGK văn 10/2 Chân trời sáng tạo

Tình yêu nước là tình cảm xuất phát từ bản năng tự nhiên của con người, là tình cảm gắn bó, yêu thương, trân trọng đất nước, quê hương của mình. Tình yêu nước được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ những hành động nhỏ bé như chăm chỉ học tập, lao động, góp phần xây dựng đất nước đến những hành động lớn lao như hy sinh bản thân để bảo vệ Tổ quốc. Đối với người Việt Nam, tình yêu nước là một truyền thống quý báu, được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử.

Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta đã phải chống lại nhiều cuộc xâm lược của các thế lực ngoại bang. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, tinh thần yêu nước của dân tộc ta lại sôi sục hơn bao giờ hết. Lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết chiến quyết thắng, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc đã trở thành động lực tinh thần to lớn, giúp dân tộc ta giành thắng lợi trong nhiều cuộc kháng chiến oanh liệt. Trong văn bản Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện một cách sâu sắc lòng yêu nước, tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân dân nhà Trần. Ông đã vạch trần âm mưu xâm lược của giặc Nguyên, đồng thời khơi dậy lòng căm thù giặc, ý chí quyết tâm chiến đấu của các tướng sĩ. Qua đó, ta càng cảm thấy biết ơn công lao to lớn của những người đã cống hiến cho Tổ quốc. Chính nhờ tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm chiến đấu của họ mà đất nước ta đã được bảo vệ vững chắc.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết phần soạn bài Hịch tướng sĩ ngữ văn 10 tập 2 chân trời sáng tạo. Mong rằng phần soạn bài này có thể giúp các em hiểu  được những ý chính cũng như học hỏi thêm các nội dung kiến thức mà bài học này đem lại. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990