Soạn bài Tây Tiến sách văn 10 tập 2 chân trời sáng tạo
Soạn bài Tây Tiến sách văn 10 tập 2 chân trời sáng tạo của Vuihoc không chỉ là lời giải cho những câu hỏi trong sách giáo khoa mà còn tái hiện được khung cảnh sinh hoạt hàng ngày có vui có buồn của người lính Tây Tiến.
1. Soạn bài Tây Tiến sách văn 10 chân trời sáng tạo: Trước khi đọc
Bạn biết gì về vùng đất Tây Bắc và những người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp? Hãy chia sẻ với mọi người.
Mỗi khi nhắc đến vùng đất Tây Bắc và những người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp, điều đầu tiên em nghĩ tới chắc chắn là chiến dịch Điện Biên Phủ huyền thoại. Vùng núi rừng Tây Bắc tuy hùng vĩ, hấp dẫn ánh nhìn của những người đến nơi đây nhưng cũng đầy những nguy hiểm. Ở đây không chỉ con người mà cả cảnh vật thiên nhiên đã chung sức chung lòng để đánh đuổi quân giặc, giải phóng dân tộc. Chính vì vậy cả thiên nhiên Tây Bắc và những người lính đã chiến đấu nơi đây đều có những dấu ấn trong nền văn học nước nhà.
>> Xem thêm: Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo
2. Soạn bài Tây Tiến sách văn 10 chân trời sáng tạo: Trong khi đọc
1.1 Câu 1 Từ láy “chơi vơi” giúp bạn cảm nhận như thế nào về nỗi nhớ của nhà thơ?
Qua từ láy “chơi vơi” em có thể cảm nhận được sự thấp thỏm nhớ thương khắc khoải của tác giả. Nhớ mà không biết chính xác nỗi nhớ mang tên gì.
1.2 Câu 2 Đoạn thơ này giúp bạn hình dung như thế nào về hình ảnh thiên nhiên rừng núi?
Đoạn thơ đã mang đến khung cảnh thiên nhiên với rừng núi “Thăm thẳm, khúc khuỷu, thác gầm thét, cọp trêu người, Mai Châu thơm nếp xôi”. Từ những hình ảnh mang tính gợi cao này giúp ta thấy được hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ tráng lệ nhưng cũng đầy những nguy hiểm, hiểm trở, chông gai.
1.3 Câu 3 Bạn cảm nhận như thế nào về hình ảnh người lính được miêu tả trong đoạn thơ? Qua đó, tác giả đã thể hiện tình cảm gì đối với người lính Tây Tiến?
- Hình ảnh người lính được miêu tả trong đoạn thơ qua những hình ảnh: xanh màu lá dữ oai hùm, không mọc tóc, mơ Hà Nội dáng kiều thơm,...
- Những cụm từ trên tuy đơn giản nhưng lại giúp người đọc hình dung được sự khốc liệt của chiến tranh, sự gian truân nguy hiểm nơi chiến trường mà những người lính ngày ngày phải đối mặt.
- Nhưng tình yêu đất nước, sự nhớ nhung với gia đình người thương đã khiến họ vượt qua mọi khó khăn vất vả để vững bước chiến đấu với quân thù. Những người lính luôn giữ được ý chí kiên cường, không lùi bước trước bất kỳ thử thách nào.
Đăng ký ngay để được các thầy cô tổng hợp kiến thức Ngữ Văn và xây dựng lộ trình ôn thi THPT Quốc gia sớm và phù hợp nhất với bản thân
3. Soạn bài Tây Tiến sách văn 10 chân trời sáng tạo: Sau khi đọc
3.1 Câu 1 trang 9 SGK Văn 10/2 Chân trời sáng tạo
Xác định bố cục bài thơ và nội dung chính của từng đoạn. Từ đó, chỉ ra mạch cảm xúc của bài thơ.
- Có thể chia bài thơ thành bố cục 4 phần:
-
Phần 1: 14 câu thơ đầu tiên thuộc khổ 1 - Miêu tả vẻ đẹp nơi thiên nhiên Tây Bắc và chặng hành trình hành quân đầy gian truân của quân đoàn Tây Bắc.
-
Phần 2: 8 câu thơ tiếp theo thuộc khổ 2 - Đến phần hai, nội dung thơ chuyển sang không khí vui tươi, là tình quân dân thắm thiết trong đêm liên hoan với khung cảnh non núi sông nước hữu tình.
-
Phần 3: 8 câu thơ tiếp theo thuộc khổ 3 - Bức tranh miêu tả hình ảnh người chiến sĩ Tây Tiến.
-
Phần 4: Khổ thơ cuối cùng: Lời thề nguyện gắn bó với chiến trường Tây Tiến của người chiến sĩ.
- Mạch cảm xúc trong bài thơ theo dòng thời gian hồi tưởng về một quá khứ đầy xúc cảm và trở lại với thực tại còn nhiều khó khăn gian khổ.
3.2 Câu 2 trang 9 SGK Văn 10/2 Chân trời sáng tạo
Liệt kê các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả và nêu tác dụng của chúng. Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
- Các dòng thơ đã trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả là:
-
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói.
-
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
-
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.
- Tác dụng của những dòng thơ thể hiện cảm xúc trực tiếp này là để nói lên được tình cảm sâu sắc của tác giả với thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ cùng với những người lính Tây Tiến kiên cường bất khuất.
- Chủ thể trữ tình của bài thơ: Người chiến sĩ Tây Tiến
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Một nguồn cảm hứng đầy lãng mạn cùng với tinh thần bi tráng.
3.3 Câu 3 trang 10 SGK Văn 10/2 Chân trời sáng tạo
Phân tích bức tranh thiên nhiên và hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trong đoạn 1. Chỉ ra một số nét đặc sắc trong cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ, vần, nhịp của đoạn thơ.
- Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ của nơi núi rừng Tây Bắc được hiện lên với những câu thơ miêu tả cảnh sương núi trập trùng, nơi dốc núi đầy hoang sơ và bí hiểm của núi rừng.
-
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”: Đây là hình ảnh vùng đất Sài Khao mờ sương khói. Sương khói nơi đây không chỉ bao trùm khắp núi rừng mà còn che lấp dấu vết của cả đoàn quân.
-
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mây súng ngửi trời/ Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”: Dốc núi nơi Tây Bắc đầu khúc khủy gian truân khi vừa vượt qua đỉnh núi cao lại gặp ngay dốc núi sâu thẳm. Đây chính là minh chứng rõ ràng nhất của sự hiểm trở mà tự nhiên mang lại cho quân dân ta.
-
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét – Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”: Không chỉ thiên nhiên nguy hiểm mà những loài động vật hoang dã trong khu rừng cũng là một bí ẩn mà con người cần thận trọng trong từng bước di chuyển. Nơi đây càng trở nên thần bí hơn khi đêm đêm có những tiếng hổ gầm, tiếng thác đổ, cùng với những tiếng động là mà những người lính lớn lên nơi thủ đô chưa bao giờ có cơ hội nghe thấy. Tự nhiên thống trị nơi đây, là nơi muôn loài đã ngự trị từ thử khai hoang.
- Vẻ đẹp nên thơ lãng mạn của nơi núi rừng Tây Bắc.
-
“Mường Lát hoa về trong đêm hơi”: Hoa nơi Mường Lát ngào ngạt tỏa hương để lại sự vương vấn giữa đêm khuya.
-
“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”: Những ngôi nhà ở thung lũng Pha Luông mờ ảo trong màn mưa mịt mù.
- Một số nét đặc sắc trong cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ, vần, nhịp của đoạn thơ:
-
Sử dụng toàn thanh trắc hoặc thanh bằng trong cùng một câu thơ khiến cho người đọc cảm giác được rõ ràng sự đối lập giữa sự bình yên khi ở với nhân dân và sự nguy hiểm khi ở nơi rừng núi đối phó với quân giặc.
-
Các từ có tính gợi cao, giàu hình ảnh được sử dụng khá nhiều như những từ chơi vơi, thăm thẳm, khúc khuỷu,...
-
Cách sử dụng vần điệu thơ rất linh hoạt, khi thì dùng vần chân khi thì chuyển sang vần lưng hay vần cách.
-
Chủ yếu sử dụng nhịp, chia câu thơ thành 4/3 hoặc 2/2/3.
Sổ tay tổng hợp kiến thức môn Ngữ Văn giúp các em đạt điểm cao thi tốt nghiệp THPT. Đăng ký đặt hàng để nhận ưu đãi giảm giá cực tốt từ VUIHOC nhé!
3.4 Câu 4 trang 10 SGK Văn 10/2 Chân trời sáng tạo
Phân tích vẻ đẹp của hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3. Vẻ đẹp của người lính trong đoạn này có gì khác so với đoạn 2?
- Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến trong đoạn 3:
-
Hình ảnh người chiến sĩ Tây Tiến hiện lên qua hai nét khắc họa “không mọc tóc” và “quân xanh màu lá”. Người lính Tây Tiến lúc đó không thể giữ được vẻ lịch lãm thư sinh như khi còn ở quê nhà. Qua bao nắng mưa gian khổ cùng với đủ thứ bệnh để khiến họ xanh xao gầy gò với một thân chưa không biết bao thứ bệnh.
-
Nhưng dù có yếu về mặt thể xác nhưng tinh thần họ luôn giữ được thế chủ động. “Không mọc tóc” nhưng vẫn “dữ oai hùm”, dù hình tượng có phần kỳ lạ nhưng lại càng khiến cho người chiến sĩ mạnh mẽ hơn, dữ dằn hơn khi chiến đấu với quân thù.
-
Họ lên đường ra chiến trường với tất cả tình yêu nước, không màng đến sức khỏe hay tính mạng của bản thân. Một khi đã ra đi sẽ vững vàng với tinh thần “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.
-
Dữ dằn là thế, kiên cường là thế nhưng trong lòng họ luôn in đậm một bóng hồng, là động lực là hậu phương là sự dịu dàng của họ. Đó chính là hình ảnh người con ngày họ ngày nhớ đêm mong, là người ở nhà luôn chờ họ về “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.
- So sánh vẻ đẹp người lính trong đoạn ba và đoạn hai:
-
Trong đoạn hai người lính xuất hiện trong đêm liên hoan của quân dân với những thanh âm vui vẻ của bữa tiệc với những màu sắc tươi sáng đậm tình người.
-
Đến với đoạn ba chính là thực tế cuộc sống vất vả hàng ngày của người chiến sĩ. Lúc này là hình ảnh họ hành quân ra chiến trường đầy khốc liệt nhưng cũng rất chân thật.
3.5 Câu 5 trang 10 SGK Văn 10/2 Chân trời sáng tạo
Đề bài: Bài thơ Tây Tiến giúp bạn hiểu thêm những gì về:
a. Hình ảnh anh bộ đội và con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp?
b. Vai trò, ý nghĩa của kí ức và kỷ niệm trong đời sống tinh thần của con người cũng như trong sáng tác thơ ca?
- Chỉ qua bài thơ Tây Tiến, em đã hình dung ra hình ảnh người chiến sĩ và toàn bộ nhân dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Họ không chỉ chịu đựng nạn đói nghèo mà hàng ngày còn phải đối mặt với bom đạn chiến tranh, với bệnh tật hoành hành. Nhưng họ vẫn giữ vẫn được lòng tin, lòng dũng cảm để vượt qua mọi khó khăn đánh đuổi quân thù.
- Vai trò và ý nghĩa của ký ức và kỷ niệm trong đời sống tinh thần con người là nơi họ lưu giữ và khơi nguồn cảm xúc giúp đời sống tinh thần họ phong phú hơn. Còn với những tác giả sáng tác thơ ca thì đó sẽ là nguồn cảm hứng, là chất liệu sáng tác ra những tác phẩm văn học để đời.
PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô
⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi
⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập
Đăng ký học thử miễn phí ngay!!
Bài viết trên chính là Soạn bài Tây Tiến sách văn 10 tập 2 chân trời sáng tạo. Hy vọng qua bài soạn này các em sẽ có thêm nhiều góc nhìn về tác phẩm cũng như một lần tưởng nhớ đến những anh hùng Tây Tiến đã hy sinh thân mình cho hòa bình dân tộc.
>> Mời bạn tham khảo thêm:
Soạn bài Viết một bản nội quy nơi công cộng