img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 136 sách Cánh diều 11 tập 2

Tác giả Hoàng Uyên 14:56 30/11/2023 2,325 Tag Lớp 11

Một trong những lỗi thường gặp trong tiếng Việt chính là lỗi thành phần câu. Bởi vậy, chúng ta cần phải xem xét cẩn thận và tìm hiểu thật kỹ lỗi sai này để không bị mắc phải trong bài văn của mình. Để nối tiếp phần trước, VUIHOC đã giúp các em tổng hợp rất đầy đủ những câu hỏi Thực hành tiếng Việt: lỗi thành phần câu (tiếp theo).

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 136 sách Cánh diều 11 tập 2
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 136 sách Cánh diều 11 tập 2 

1. Câu 1 trang 136 sách Cánh diều 11 tập 2

 Dưới đây là một số lỗi sai trên báo chí đã được liệt kê trong sách Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục. Em hãy phân tích chúng và sửa những lỗi đó. 

Phương pháp giải: Gợi lại những kiến thức về lỗi thành phần câu, chỉ ra sau đó sửa lỗi sai.  

Lời giải chi tiết:

a) 

- Lỗi: Thiết lập quan hệ ngữ nghĩa chưa phù hợp với chủ ngữ. 

- Cách sửa: Là một người con của Kinh Bắc, ông luôn thể hiện được những giai điệu đậm đà của dân ca quan họ. 

b)

- Lỗi: Thiết lập quan hệ ngữ nghĩa chưa phù hợp với chủ ngữ. 

- Cách sửa: Ông là một họa sĩ chuyên về sơn mài, tranh của ông luôn mang cốt cách trang trọng nhưng cũng rất duyên dáng. 

c) 

- Lỗi: Ngắt nghỉ câu sai.

- Cách sửa: Đống trái cây vừa được mang đi hết, lại được chở ùn ùn từ trong rẫy ra. 

d) 

- Lỗi: Thiết lập quan hệ ngữ nghĩa chưa phù hợp với chủ ngữ. 

- Cách sửa: Trong đội hình có ba cầu thủ người Hàn Quốc, nơi đó vốn là một cường quốc bóng đá của Châu Á. 

>> Xem thêm: Soạn văn 11 Cánh diều 

2. Câu 2 trang 136 sách Cánh diều 11 tập 2

Hãy phân tích sau đó sửa những lỗi sau đây. 

Phương pháp giải: Gợi lại những kiến thức về lỗi thành phần câu sau đó chỉ ra và sửa lỗi đó.

Lời giải chi tiết:

a) 

- Lỗi: Thiết lập quan hệ ngữ nghĩa chưa phù hợp với chủ ngữ. 

- Cách sửa: Nhìn lên những câu đối được treo trang trọng, viết theo kiểu thư pháp. Mọi người lại nhớ tới hình ảnh đặc trưng trong bài thơ “Ông đồ” của tác giả Vũ Đình Liên. 

b) 

- Lỗi: Ngắt câu sai.

- Cách sửa: Tòa soạn đang phối hợp vận động thêm nhiều nguồn tài trợ khác, để tiếp tục hỗ trợ cho những chương trình từ thiện của Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo của thành phố. 

c) 

- Lỗi: Thiết lập quan hệ ngữ nghĩa chưa phù hợp với chủ ngữ. 

- Cách sửa: Nhà nước đã ra chính sách về kinh tế trang trại. Tưởng như mọi “rào chắn” đã được tháo dỡ thế nhưng bà con vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn. 

d) 

- Lỗi: Thiết lập quan hệ ngữ nghĩa chưa phù hợp với chủ ngữ. 

- Cách sửa: Chăm lo cho trẻ tới trường…Hãy xây dựng một môi trường học thật thân thiện cho học sinh nhằm giúp cho các em phát huy được tiềm năng trong học tập cũng như trong quá trình sinh hoạt và giao tiếp. 

Lộ trình khóa học PAS THPT sẽ được thiết kế riêng cho từng bạn học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm cao trong mọi kỳ thi chung và riêng.

3. Câu 3 trang 136 sách Cánh diều 11 tập 2

Lỗi chung của những câu dưới đây là gì, nêu cách sửa những lỗi sai đó.

Phương pháp giải: Gợi lại kiến thức về lỗi thành phần câu sau đó chỉ ra và sửa lỗi đó.  

Lời giải chi tiết:

Lỗi chung của các câu phía trên là ngắt câu sai và thiết lập quan hệ ngữ nghĩa chưa phù hợp giữa chủ ngữ với trạng ngữ.

Sửa:

a. Trong tai nạn giao thông ấy, chúng ta đã thấy rõ được tác hại của rượu bia.

b. Mới đây, điều tra chiều cao của các em học sinh trung học phổ thông cho thấy: nam cao 1,63 – 1,67 mét và nữ cao 1,53 – 1,55 mét.

c. Qua bài viết “Tôi có một giấc mơ”, Mác-tin Lu-thơ Kinh đã góp thêm một phần tiếng nói về quyền bình đẳng của những dân tộc trên thế giới.

d. Nhìn căn phòng chưa đầy 16 mét vuông nhưng được chia ra làm ba chỗ, một chỗ tôi đang ngồi có hai chiếc bàn dài sử dụng làm nơi nghỉ của giáo viên trong các giờ ra chơi.

4. Câu 4 trang 137 sách Cánh diều 11 tập 2

Tìm sau đó sửa những lỗi về thành phần câu xuất hiện trong đoạn văn dưới đây của học sinh. 

Phương pháp giải: Gợi lại kiến thức về lỗi thành phần câu sau đó chỉ ra và sửa lỗi đó.  

Lời giải chi tiết:

Sửa:

Chí Phèo là một hình tượng thể hiện tính bi kịch. Qua nhân vật Chí Phèo, ta có thể thấy được một hình tượng không chỉ là bi kịch thuần tuý, mà nó còn là bi kịch tăng tiến điển hình. Chí Phèo ngay từ thuở mới lọt lòng đã là một đứa trẻ không có ai nhận, không cha và cũng không mẹ. Hình ảnh cái “lò gạch cũ” xuất hiện trong tác phẩm gây ấn tượng mạnh cho người đọc do Chí Phèo đã được ra đời ở đây, đã trở thành một đứa con rơi theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Kết thúc tác phẩm, sau cái chết của nhân vật Chí Phèo,Thị Nở nhìn xuống bụng, nghĩ tới hình ảnh một cái “lò gạch cũ”. Nó ở trong dụng ý của tác giả về một vòng đời luẩn quẩn của các nạn nhân xấu số của xã hội thời bấy giờ.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây là toàn bộ soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 136 sách Cánh diều 11 tập 2. Các em hãy tham khảo và tự ôn tập thêm để tránh gặp phải những lỗi sai đáng tiếc này. Ngoài ra, để học thêm về những bài thực hành tiếng Việt khác thuộc chương trình ngữ văn 11 hay là những kiến thức của môn học khác nữa, các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn để đăng ký khoá học của VUIHOC và cùng trải nghiệm học tập với các thầy cô ngay nhé!

>> Mời bạn xem thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990