Soạn bài thực hành tiếng Việt trang 45 sách chân trời sáng tạo 11 tập 2
Soạn bài thực hành tiếng Việt trang 45 sách chân trời sáng tạo 11 tập 2 dưới đây đã phân tích rất nhiều phép đối được tác giả Nguyễn Du sử dụng trong đoạn trích “Trao duyên”.
1. Soạn bài thực hành tiếng Việt trang 45 sách chân trời sáng tạo 11 tập 2
1.1 Câu 1 trang 45 SGK văn chân trời 11/2
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp đối trong các trường hợp dưới đây:
- Trường hợp a:
-
Biện pháp đối giữa “Dầu chong trắng đĩa” với “lệ tràn thấm khăn”
-
Tác dụng: Việc sử dụng phép đối “Dầu chong trắng đĩa” và “lệ tràn thấm khăn” đã giúp tạo sự đối lập cho bài thơ. Đó là sự đối lập trong cảm xúc đau thương cô độc của Thúy Kiều với sự hạnh phúc vui vẻ của những nhân vật khác. Phép đối này làm tác phẩm có hiệu ứng tâm lý mạnh mẽ và giúp tác giả dễ thuyết phục người đọc hơn.
- Trường hợp b:
-
Biện pháp đối giữa “người ngoài cười nụ” với “người trong khóc thầm”
-
Tác dụng: Việc sử dụng phép đối “người ngoài cười nụ” với “người trong khóc thầm” đã làm cho sự tương phản giữa cảm xúc của các nhân vật trong cùng một không gian được đẩy lên cao hơn. Từ đó giúp cho hình ảnh đối lập nổi bật hơn, giúp người đọc hiểu hơn về hoàn cảnh và tâm tư tình cảm của từng nhân vật
- Trường hợp c:
-
Biện pháp đối giữa “nhẹ như bấc” với “nặng như chì”
-
Tác dụng: Việc sử dụng phép đối “nhẹ như bấc” với “nặng như chì” đã nhấn mạnh được sự mâu thuẫn trong tình cảm và nội tâm của nhân vật Thúy Kiều. Nhờ đó ta có thể thấy được sự tương phản giữa một thứ nhẹ nhàng mong manh của chuyện nhân duyên với sự gắn bó nặng nề của duyên nợ.
Lộ trình khóa học PAS THPT sẽ được thiết kế riêng cho từng bạn học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm cao trong mọi kỳ thi chung và riêng.
1.2 Câu 2 trang 45 SGK văn chân trời 11/2
Liệt kê những dòng thơ có sử dụng biện pháp đối trong văn bản Trao duyên và nêu tác dụng của biện pháp này.
- Những dòng thơ có sử dụng biện pháp đối trong văn bản Trao duyên có thể kể đến:
“Nỗi riêng riêng những bàn hoàn
Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn”
- Tác dụng của biện pháp này là:
-
Giúp cho tác phẩm tăng tính gợi hình gợi cảm, giúp cho người đọc dễ có sự ấn tượng hơn, tiếp xúc bài thơ một cách dễ dàng hơn.
-
Biện pháp đối này khiến cho sự đau buồn trong tâm trạng của Thúy Kiều và sự hạnh phúc của các nhân vật khác được khắc họa rõ nét hơn.
-
Phép đối này còn thể hiện sự độc đáo trong cách chọn lựa và sử dụng ngôn ngữ của đại thi hào Nguyễn Du, là dấu ấn quan trọng cho nền văn chương Việt Nam.
>> Xem thêm: Soạn văn 11 chi tiết
1.3 Câu 3 trang 45 SGK văn chân trời 11/2
Theo bạn, cách sử dụng biện pháp đối trong các trường hợp dưới đây có gì giống và khác nhau?
- Giống nhau:
-
Đều có tác dụng khiến cho đoạn trích “Trao duyên” có tính thuyết phục hơn, tăng tính gợi hình gợi cảm của tác phẩm.
-
Tăng dấu ấn cho thế mạnh sử dụng ngôn từ của nhà thơ Nguyễn Du.
- Khác nhau:
+ Trường hợp a: Đối lập giữa hương và hoa
-
Nói lên sự tương phản giữa sự trang nhã quyến rũ của hương với sự thoáng qua chóng tàn của hoa.
-
Truyền tải thông điệp về sự thoáng qua nhanh chóng của thời gian cũng như nhấn mạnh hình ảnh sắc nét động lòng người.
Sổ tay Ngữ Văn tổng hợp các tips học văn hiệu quả giá chỉ bằng một cốc trà sữa. Nhanh tay đặt hàng thôi bạn ơi!!!
+ Trường hợp b: Đối lập giữa tình và duyên
-
Tạo lên hình ảnh tương phản giữa sự đau buồn của tình với sự yên bình hạnh phúc hoàn hảo của duyên.
-
Chỉ một phép đối đã có thể tạo dấu ấn trong lòng người đọc về cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả.
-
Trường hợp c: Đối lập giữa son phấn và văn chương
-
Phép đối tạo ra hiệu ứng tương phản giữa sự vô ích của son phấn và sự bất diệt với thời gian của văn chương.
-
Phép đối này giúp cho tác phẩm dễ chạm tới cảm xúc của người đọc hơn, lưu vết lâu hơn trong tâm trí người đọc.
2. Từ đọc đến viết trang 45 SGK văn chân trời 11/2
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) chia sẻ cảm nhận của bạn về vẻ đẹp tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du, trong đó chú ý đến những câu thơ có sử dụng biện pháp đối.
Một trong những tác giả nổi tiếng, là cây bút gạo cội tạo nên danh tiếng cho nền văn học Việt Nam có thể kể đến đại thi hào Nguyễn Du. Những tác phẩm của ông đều để lại dấu ấn trong lòng người đọc, Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng ngôn từ một cách có chọn lọc kỹ càng cùng với sự linh hoạt trong việc dùng các biện pháp nghệ thuật khác nhau. Đó chính là cách thể hiện vẻ đẹp của tiếng Việt của tác qua các sử dụng phép đối, sử dụng ẩn dụ, hoán dụ hay là chọn lọc từng âm thanh, hình ảnh, chau chuốt từng con chữ. Phép đối được sử dụng rất nhiều trong thơ Nguyễn Du, từ những hình ảnh đối lập thông thường đến những hình ảnh đối sang trọng hơn, sâu sắc hơn. Chính sự đa diện đó đã gợi lên vẻ đẹp của Tiếng Việt, sự phong phú trong ngôn ngữ Việt Nam. Các tác phẩm của ông chính là kho tàng văn học quý báu, có giá trị xuyên không gian thời gian mà chúng ta cần trân trọng và phát huy, truyền lại cho bao thế hệ con cháu sau này.
PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô
⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi
⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập
Đăng ký học thử miễn phí ngay!!
Vui học đã gửi đến các em Soạn bài thực hành tiếng Việt trang 45 sách chân trời sáng tạo 11 tập 2. Qua bài soạn trên hy vọng có thể giúp các em hiểu hơn về phép đối cũng như tác dụng của biện pháp nghệ thuật đối với tác phẩm văn học. Vuihoc sẽ liên tục mang đến những bài soạn, bài học chi tiết của các môn học khác nhau, các em hãy cùng theo dõi nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm: