img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể sách văn 10 chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 12:00 12/01/2024 8,645 Tag Lớp 10

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể sách văn 10 chân trời sáng tạo không chỉ nói về cách phân tích một chuyện kể mà còn có thêm những ví dụ về một bài nghị luận văn học.

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể sách văn 10 chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể sách văn 10 chân trời sáng tạo: Ngữ liệu tham khảo: 

1.1 Câu 1 trang 26 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo

Mở bài, thân bài và kết bài của ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu của kiểu bài viết phân tích, đánh giá một truyện kể chưa? Vì sao?

- Mở bài, thân bài và kết bài của ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu của kiểu bài phân tích, đánh giá một truyện kể. Bởi vì ngữ liệu đã có đủ bố cục ba phần với mở bài, thân bài và kết bài rõ ràng:

  •  Mở bài: Ngay từ phần mở bài của ngữ liệu đã có thể giới thiệu được nội dung và phương hướng phát triển ý của bài viết.

  • Thân bài: Phân tích được rõ ý của chủ đề, cả về nội dung và những đặc sắc trong các phương thức nghệ thuật đã xuất hiện trong ngữ liệu.

  • Kết bài: Tóm lại được ý của toàn tác phẩm, có lời nhận xét về cả nội dung lẫn các phương thức nghệ thuật cùng với ý nghĩa của tác phẩm đối với chính người đọc.

- Cách lập luận: Rõ ràng, logic, chặt chẽ, dễ thuyết phục người đọc.

>> Xem thêm: Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo

1.2 Câu 2 trang 26 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo

Các luận điểm trong ngữ liệu được sắp xếp theo trình tự nào, có hợp lý không?

- Các luận điểm trong ngữ liệu được sắp xếp theo trình tự rõ ràng từ chủ đề đến những đặc sắc về mặt nghệ thuật.

- Cách sử dụng trình tự sắp xếp này rất hợp lý bởi ngữ liệu cần làm rõ chủ đề trước để phần nào giúp người đọc có thể hiểu được nội dung của ngữ liệu. Từ đó người viết có thể đi sâu hơn vào những điểm nổi bật trong nghệ thuật hỗ trợ văn bản trở nên thành công hơn, dễ đọng trong lòng người đọc hơn.

Sổ tay ngữ văn chính là bí kíp giúp các em học văn dễ dàng hơn. Rất nhiều tips học văn hiệu quả chỉ được bật mí trong cuốn sổ tay này thôi đấy. Đăng ký ngay để nhận thật nhiều ưu đãi nhé!

1.3 Câu 3 trang 26 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo

Trong mỗi luận điểm, ngữ liệu đã có sự kết hợp giữa lí lẽ, bằng chứng như thế nào? Nêu ví dụ.

- Trong từng luận điểm, ngữ liệu đã kết hợp chặt chẽ, hợp lý, logic giữa những lý lẽ với bằng chứng để tăng độ tin cậy thuyết phục người đọc dễ dàng hơn.

- Ví dụ trong luận điểm thứ hai nói về những đặc sắc trong các hình thức nghệ thuật:

  • Thay vì cách tổng hợp, ngữ liệu đã tách nhỏ từng hình thức nghệ thuật để lần lượt phân tích cụ thể từng phương thức một. Cách làm chi tiết chia nhỏ này không chỉ khiến người đọc dễ nhìn mà còn dễ hiểu từng hình thức nghệ thuật hơn.

  • Viết đến từng hình thức nghệ thuật khác nhau, ngữ liệu sẽ nêu rõ tên từng hình thức và phân tích kỹ càng từng hình thức một cả về cách sử dụng đến tác dụng của hình thức nghệ thuật đó.

  • Ngay sau những lý lẽ sẽ có bằng chứng cụ thể để khiến cho lý lẽ tăng tính thuyết phục

1.4 Câu 4 trang 26 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo

Bạn có nhận xét gì về cách người viết phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị của chủ đề?

- Cách người viết phân tích, đánh giá ý nghĩa và giá trị của chủ đề khá mạch lạc và chặt chẽ. Từng ý được người viết chọn lọc và sắp xếp kỹ càng để có thể liên kết với nhau. Từ đó giúp cho người đọc dễ hiểu tác phẩm hơn và cách viết chi tiết nhưng vẫn bao quát này phù hợp với tất cả các đối tượng khác nhau.

1.5 Câu 5 trang 26 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo

Người viết đã phân tích, đánh giá những nét đặc sắc nghệ thuật nào của truyện kể? Chúng có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của truyện kể?

- Trong truyện kể, người viết đã phân tích, đánh giá những nét đặc sắc nghệ thuật như:

  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật

  • Nghệ thuật tạo tình huống

  • Nghệ thuật kể chuyện bằng lối viết thơ

  • Nghệ thuật đối thoại để khắc họa tính cách của từng nhân vật

  • Người viết khéo léo sử dụng xen kẽ và liên tiếp những đặc sắc nghệ thuật này khiến cho người đọc dễ dàng hiểu được từng tính cách nhân vật. Qua đó chủ đề của tác phẩm được làm nổi bật hơn, rõ hơn và để lại điểm nhấn trong lòng người đọc.

1.6 Câu 6 trang 26 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo

Từ ngữ liệu trên, bạn rút ra được những lưu ý gì khi viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện kể?

- Từ ngữ liệu trên, em có thể rút ra được những lưu ý khi viết một bài nghị luận phân tích và đánh giá một tác phẩm truyện kể:

  • Lập dàn ý chi tiết trước khi bắt đầu viết bài

  • Phân tích rõ ràng theo một trình tự xác định 

  • Đầy đủ liên kết giữa các ý trong đoạn văn để đảm bảo sự chặt chẽ giữa các luận điểm

  • Ngay sau những lý lẽ luận điểm cần thêm ngay các dẫn chứng để có thể chứng minh 

2. Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể sách văn 10 chân trời sáng tạo: Thực hành viết

Đề bài: Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện kể (thần thoại, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện cổ tích) mà bạn yêu thích.

2.1 Bài viết tham khảo 1

Trong nghệ thuật tuồng của đất nước ta, vở hài kịch Nghêu, Sò, Ốc, Hến là vở tuồng hài (còn gọi là Tuồng Đồ) thuộc vào hàng đầu của nghệ thuật sân khấu tuồng. Nếu như thời kỳ hiện đại ngày nay người ta thường nói sân khấu tuồng đã trở nên lỗi thời, không còn khán giả nữa hay nhận xét sân khấu tuồng là nghệ thuật của chế độ Phong kiến đã lỗi thời thì đó là nói đến thể loại tuồng Pho. Đây là tên gọi khác của tuồng Thầy hay tuồng Cung đình được soạn bởi quan lại thời xưa. Chủ yếu nội dung của vở tuồng là để ca ngợi vua chúa thời xưa, nói đến những người anh hùng sẵn sàng hy sinh thân mình để chống lại giặc ngoại xâm, tiêu diệt bọn phản tặc. Các nhân vật trong Tuồng đồ thường là những người tận trung báo quốc một lòng vì nước vì dân. Đó là những tấm gương anh hùng, liệt nữ và phản diện là một vài tên gian thần, phản nghịch… chủ yếu diễn trong cung cho vua chúa và tầng lớp quan lại xem tại một nhà hát tuồng lớn ở trong khu vực Hoàng Cung. 

Còn thể loại Tuồng Hài như tác phẩm Nghêu, Sò, Ốc, Hến sẽ thuộc số lượng không nhiều như Tuồng Pho. Những vở tuồng hài này là do các nhà Nho sống trong dân gian sáng tác với đề tài chủ yếu lấy cảm hứng từ cuộc sống đời thường và để diễn cho dân chúng xem. Chính vì thế, vở Tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến dễ dàng đi vào lòng của công chúng và sống mãi với thời gian… Trong vở tuồng này, nhân vật Hến có phần đặc biệt hơn cả. Tất cả những người lấy tên Hến của Làng Đào Kép đều là con nhà khá giả nhưng sau khi trải qua vài lần gia đình gặp khổ nạn, hay qua vài cuộc tình ngang trái, éo le thì đều bỏ nhà ra ở riêng và sống độc thân với nghề Cầm đồ. Trong mọi thời điểm, dù thuận lợi hay khó khăn, nghề cầm đồ tuy có thăng trầm nhưng không bao giờ mất đi mà vẫn luôn tiếp tục, dưới nhiều hình thức và cách thức hoạt động khác nhau. Nhân vật Hến của cuốn tiểu thuyết này, có một nhan sắc hơn người dễ dàng gây ấn tượng cho mọi người. Ngoài vẻ đẹp trời ban, Hến còn thừa hưởng tài diễn tuồng của mẹ mình. Chỉ với vai Đào Lẳng, Hến đã khiến khán giả hoàn toàn bị mê hoặc. Làng Đào Kép tuy không còn biểu diễn tuồng nhưng thỉnh thoảng Hến vẫn cùng với một số người thành lập đoàn và biểu diễn một số đoạn tuồng khi được khán giả yêu cầu. 

Tiếng cười của vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến mang ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống ngày nay. Là một vở hài kịch dân gian nên tiếng cười không chỉ là để giải trí mà trong vở tuồng tiếng cười còn có tính nhắc nhở, mang cho chúng ta những bài học đáng suy ngẫm trong cuộc sống.

Lộ trình khóa học PAS THPT sẽ được thiết kế riêng cho từng bạn học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm cao trong mọi kỳ thi chung và riêng. 

2.2 Bài viết tham khảo 2

Nhắc đến tác phẩm ngụ ngôn nước ngoài, chúng ta không thể bỏ qua câu chuyện của nhà văn nổi tiếng Hy Lạp Aesop với tên gọi Con cáo và chùm nho. Nó được coi là một trong những tác phẩm truyện cổ tích nước ngoài hay nhất và độc đáo cả về chủ đề lẫn các hình thức nghệ thuật được sử dụng. Câu chuyện kể về một ngày nọ, có một con cáo nhìn thấy trước mặt mình có một vườn nho ngon mọng nước, khiến nó đã đói lại càng đói hơn đến mức không ngừng chảy nước miếng. Chính vì thế mà con cáo đã tìm mọi cách để có thể hái được số nho đó xuống ăn. Nhưng sự thật lại phũ phàng. Dù dùng cách nào con cáo vẫn không thể nhảy lên để hái được những chùm nho chín mọng đó. Ngay cả chùm nho thấp nhất con cáo cùng không thể chạm đến được. Sau khi thử một lúc, con cáo đã tự huyễn hoặc bản thân rằng những chùm nho vỏ xanh đó chắc hẳn chưa chín, có vị chua, chát và không thể ăn được. 

Cốt truyện tuy rất đơn giản và ngắn gọn nhưng lại chứa đựng những bài học cuộc sống rất sâu sắc và thực tế. Tác giả đã sử dụng hình ảnh con cáo để hình tượng hóa để cập đến những sự biện hộ mà mỗi bản thân tự nghĩ ra khi gặp vấn đề khó khăn không thể giải quyết được. Câu chuyện muốn nhắc nhở mọi người đừng đánh giá quá cao bản thân, phải  biết năng lực của mình đến đâu, biết mình đang ở vị trí nào. Có thể tự tin vào bản thân nhưng không được quá tự cao. Khi mắc sai lầm hoặc thất bại, hãy cố gắng thừa nhận sai lầm của mình, rút ​​kinh nghiệm để lần sau không vướng phải nữa và đừng bao giờ đổ lỗi cho hoàn cảnh. Đây cũng chỉ đơn thuần là một câu chuyện cổ tích, thường dành cho đối tượng đọc là các bạn nhỏ nhưng “Con cáo và chùm nho” đã mượn câu chuyện về một con vật để liên tưởng đến lối sống của con người. Chủ đề của câu chuyện mang tính rộng rãi vì nó không chỉ áp dụng cho nơi tạo ra tác phẩm, là đất nước hay con người Hy Lạp mà nó là một thông điệp, lời cảnh báo cho tất cả mọi người trên thế giới. Chúng ta đừng giống như con cáo đó và nghĩ rằng mình là nhất vì có nhiều người giỏi hơn và nếu mình thất bại thì cũng đừng đổ lỗi cho bất kỳ ai hay bất kỳ điều gì; Hãy sử dụng điểm mạnh của mình, khắc phục điểm yếu và học hỏi từ những thất bại để thành công.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể sách văn 10 chân trời sáng tạo mà Vuihoc mang đến không chỉ giúp các em hiểu thêm về cách đánh giá một tác phẩm nghị luận văn học mà còn giúp các em biết cách bắt đầu một tác phẩm nghị luận văn học.

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990