img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Nội dung trọng tâm toán lớp 3 bảng đơn vị đo độ dài

Tác giả Minh Châu 09:45 17/03/2020 160,865 Tag Lớp 3

Toán lớp 3 bảng đơn vị đo độ dài là dạng toán mới với con. Cùng vuihoc.vn nhắc lại kiến thức trọng tâm và luyện các dạng bài tập của bảng đơn vị đo độ dài nhé.

Nội dung trọng tâm toán lớp 3 bảng đơn vị đo độ dài
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Toán lớp 3 bảng đơn vị đo độ dài là dạng toán mới. Con được tiếp xúc với những đơn vị đo lường toán học, những đơn vị trừu tượng ngoài thực tế. Vì thế đòi hỏi các con phải nắm chắc kiến thức gốc để có thể học tốt, có phương pháp học hợp lý để tiếp thu bài hiệu quả. Bí quyết để học tốt chính là việc hệ thống, nắm chắc lý thuyết và thường xuyên làm bài tập từ cơ bản đến nâng cao.

Xem thêm: 

1. Giới thiệu về bài học bảng đơn vị đo độ dài

1.1 Đơn vị là gì?

- Đơn vị là một đại lượng dùng để đo sử dụng trong toán học, vật lí, hóa học và được ứng dụng trong cuộc sống.

- Ví dụ như: đơn vị đo khối lượng là: tấn, tạ, yến, kilogam, gam…

  Con cá này nặng: 3 kilogam

1.2 Độ dài là gì?

- Độ dài là khoảng cách giữa hai điểm nằm trên một đường thẳng.

- Ví dụ: độ dài của bàn chân chính là khoảng cách từ đầu ngón chân cái và gót bàn chân. Xem hình minh họa

      Độ dài của bàn chân

1.3 Đơn vị đo độ dài là gì?

- Đơn vị đo độ dài là đại lượng dùng để đo giữa khoảng cách giữa hai điểm, để làm mốc so sánh về độ lớn cho     mọi độ dài khác.

- Ví dụ:

  • . Thước kẻ dài 20cm thì 20 là độ dài, cm là đơn vị dùng để đo
  • . Quãng đường từ A đến B dài 1km, chính là: 1 là độ dài, km là đơn vị dùng để đo.

2. Bảng đơn vị đo độ dài

Bảng đơn vị đo độ dài

2.1 Giới thiệu về đơn vị đo độ dài ki-lô-mét (km)

Ki-lô-mét là đơn vị đo độ dài. Được viết tắt là: km. 

1km = 1000m

2.2 Giới thiệu về đơn vị đo độ dài héc-tô-mét (hm)

Héc-tô-mét là đơn vị đo độ dài. Được viết tắt là hm. 

1hm = 100m

2.3 Giới thiệu về đơn vị đo độ dài đề-ca-mét (dam)

Đề-ca-mét là đơn vị đo độ dài. Được viết tắt là dam

1dam = 10m

2.4 Giới thiệu về đơn vị đo độ dài mét (m)

Mét là đơn vị đo độ dài. Được viết tắt là m

1m = 10dm

2.5 Giới thiệu về đơn vị đo độ dài đề-xi-mét (dm)

Đề-xi-mét là đơn vị đo độ dài. Được viết tắt là dm

1dm = 10cm

2.6 Giới thiệu về đơn vị đo độ dài cen-ti-mét (cm)

Cen-ti-mét là đơn vị đo độ dài. Được viết tắt là cm

1cm = 10mm

2.7 Giới thiệu về đơn vị đo độ dài mi-ni-mét (mm)

Mi-ni-mét là đơn vị đo độ dài. Được viết tắt là mm

1mm = 1/10cm

3. Học toán lớp 3 bảng đơn vị đo độ dài học sinh cần nhớ

Kiến thức cần nhớ của bảng đơn vị đo độ dài

4. Bài tập vận dụng bảng đơn vị đo độ dài

Để học tốt bảng đơn vị đo độ dài này, học sinh cần thường xuyên thực hành chuyển đổi các đơn vị đo độ dài. Học thuộc bảng đơn vị đo độ dài, các quy tắc chuyển đổi. Khi các em nắm chắc các kiến thức cơ bản rồi thì cần luyện thêm các bài toán nâng cao. Sau đây là một số dạng bài tập của bảng đơn vị đo độ dài dành cho phụ huynh và học sinh có thể tham khảo.

4.1 Dạng 1: Đổi đơn vị đo độ dài

Bài toán đổi đơn vị đo độ dài

4.1.1 Bài tập

Bài 1: Đổi các đơn vị độ dài sau ra m

a) 1km = ?m

b) 12km = ?m

c) 10hm = ?m

d) 1dam = ?m

Bài 2: Đổi các đơn vị độ dài sau

a) 1000m = ?km

b) 100dm = ?m

c) 100cm = ?m

d) 100m = ?hm

e) 10mm = ?cm

4.1.2 Đáp án

Bài 1:

Áp dụng bảng đơn vị đo độ dài ta có:

a) 1km = 1000m

b) 12km = 12000m

c) 10hm = 10hm x 100 = 1000m

d) 1dam = 10m

Bài 2:

Áp dụng bảng đơn vị đo độ dài ta có:

a) 1000m = 1km

b) 100dm = 10m

c) 100cm = 1m

d) 100m = 1hm

e) 10mm = 1cm

4.2 Dạng 2: Thực hiện phép tính đối với toán lớp 3 bảng đơn vị đo độ dài

bài toán thực hiện phép tính

4.2.1 Bài tập

Bài 1: Thực hiện các phép tính sau

a)  10km + 5km = ?

b)   24hm - 18hm = ?

c)   13mm + 12mm = ?

d)   6m x 7m = ?

e)   15cm : 3 = ?

Bài 2: Tính theo mẫu

a) 15km x 3 = ?

b) 24m : 4 = ?

c) 35cm : 7  = ?

d) 16mm x 5 = ?

Bài 3. An và Hoa cùng đi đến trường, biết An đi được quãng đường là 3 km còn Hoa đi được quãng đường là 500m. Hỏi cả An và Hoa đi được tổng số quãng đường là bao nhiêu m?

4.2.2 Đáp án

Bài 1:

Thực hiện phép tính và giữ nguyên đơn vị đo ở kết quả. ta có

a)  10km + 5km = 15km

b)   24hm - 18hm = 6hm

c)   13mm + 12mm = 25mm

d)   6m x 7m = 42m

e)   15cm : 3 = 5cm

Bài 2:

Giải bài toán này các em cần chú ý: đối với phép nhân, phép chia đơn vị đo độ dài thì thừa số(phép nhân), số chia (phép chia) không phải là số đo

a) 15km x 3 = 45km

b) 24m : 4 = 6m

c) 35cm : 7  = 5cm

d) 16mm x 5 = 80mm

Bài 3:

Đề bài hỏi tổng quãng đường mà An và Hoa đi được là bao nhiêu m. do đó các đơn vị tính ở bài chúng ta phải đổi ra đơn vị chung là m

An đi được quãng đường là: 3km mà đổi ra m là: 3000m

Hoa đi được quãng đường là 500m, đơn vị đúng rồi nên không cần phải đổi.

Vậy tổng số quãng đường mà cả hai đi được là: 3000m + 500m = 3500m

4.3 Dạng 3: So sánh các đơn vị đo

bài toán so sánh đơn vị đo

4.3.1 Bài tập

Bài 1: Điền các dấu “>” “<” hoặc “=” vào chỗ thích hợp

a) 4m5cm … 500cm

b) 5000m … 5km

c) 3dm4cm … 15cm

d) 500mm … 50cm

e) 100m … 20dam

f) 30dam5m ...35hm

4.3.2 Đáp án

Bài 1

Áp dụng bảng đơn vị đo ta có:

a) 4m5cm được đổi ra cm là: 400cm + 5cm = 405cm

Nên 4m5cm < 500cm

b) 5000m được đổi ra km là 5000m : 1000 = 5km

Nên 5000m = 5km

c) 3dm4cm được đổi ra cm là: 30cm + 4cm = 34cm

Nên 3dm4cm > 15cm

d) 500mm được đổi ra cm là: 500mm : 10 = 50cm

Nên 500mm = 50cm

e) 20dam được đổi ra m là: 20dam x 10 = 200m

Nên 100m < 20dam

f) Ở phép so sánh này do có 3 đơn vị đo nên khi thực hiện ta cần phải lựa chọn 1 đơn vị chung để đổi các giá trị về cùng 1 đơn vị đo thì mới thực hiện được phép so sánh.

30dam5m được đổi ra m là: 300m + 5m = 305m

35hm được đổi ra m là 35hm x 100 = 350m

Nên 30dam5m < 35hm

Nắm chắc kiến thức toán lớp 3 bảng đơn vị độ dài các con sẽ tự tin học toán hơn. Các bậc phụ huynh theo dõi vuihoc.vn để cùng con chinh phục môn toán!

 

| đánh giá
Hotline: 0987810990