img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Giới Hạn Của Dãy Số Lớp 11: Lý Thuyết, Các Dạng Toán Và Bài Tập Có Lời Giải

Tác giả Cô Hiền Trần 10:43 06/12/2023 93,185 Tag Lớp 11

Trong chương trình toán học lớp 11, giới hạn của dãy số là một phần kiến thức khó và dễ sai, vì vậy bài viết mang đến kiến thức bao gồm lý thuyết về giới hạn dãy số và các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao như: Tính giới hạn của dãy số hữu tỉ; tính giới hạn dãy số cho bởi công thức, bởi hệ thức truy hồi; tính giới hạn của dãy số chứa căn thức, lũy thừa - mũ.

Giới Hạn Của Dãy Số Lớp 11: Lý Thuyết, Các Dạng Toán Và Bài Tập Có Lời Giải
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1.  Lý thuyết giới hạn của dãy số

1.1. Dãy số có giới hạn 0

Định nghĩa: Nếu với mỗi số dương nhỏ tùy ý  mọi số hạng của dãy số, kể từ một số hạng nào đó trở đi, đều có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn số dương đó thì dãy số (un) đó có giới hạn 0.

Tính chất:

$lim \frac{1}{n}=0; lim\frac{1}{n^{\alpha}}=0(\alpha>0); limq^{n}=0(\left | q \right |<1)$

Định lý:

$u_{n},v{n}:\left\{\begin{matrix} \left | u_{n} \right | \leq v_{n}\\ lim(v_{n})=0 \end{matrix}\right. \Rightarrow lim \, u_{n}=0$

1.2. Dãy số có giới hạn hữu hạn

Định nghĩa: Dãy số có giới hạn hữu hạn là dãy số lim (un – L) = 0(L là số thực) 

Tính chất:  

  • $u_{n}=c$, có giới hạn là c;

  • $lim \,u_{n}=L \Leftrightarrow \left | u_{n}-L \right |$ trên trục số thực từ điểm $u_{n}$ đến L trở nên nhỏ bao nhiêu cũng được miễn là n đủ lớn

Nói một cách hình ảnh khi N tăng thì các điểm $u_{n}$ “chụm lại” 

  • Không phải dãy số nào cũng có giới hạn hữu hạn

Định lý:

  • Với $lim(u_{n})=L$ thì ta có định lý:

$lim\left | u_{n} \right |=\left | L \right |$ và $lim\sqrt[3]{u_{n}}=\sqrt[3]{L}$.

Nếu $u_{n}\geq 0$ với $\forall n$ thì $L\geq 0$ và $lim\sqrt{u_{n}}=\sqrt{L}$

  • Nếu $lim\, u_{n}=L, lim\, v_{n}=M$ và c là một hằng số thì ta có thể suy ra

$lim(u_{n}+v_{n})=L+M$

$lim(u_{n}-v_{n})=L-M$

$lim(u_{n},v_{n})=LM$

$lim(cu_{n})=cL$

$lim\frac{u_{n}}{v_{n}}=\frac{L}{M}$(nếu $M\neq 0$)

1.3. Dãy số có giới hạn vô cực

1.3.1. Dãy số có giới hạn $+\infty$

Định nghĩa: Nếu với mỗi số dương tuỳ ý cho trước, mọi số hạng của dãy số, kể từ một số hạng nào đó trở đi, đều lớn hơn số dương đó thì ta gọi đó là dãy số $(u_{n})$ có giới hạn $+\infty$

Hay ta có thể hiểu, $lim \, u_{n}=+\infty$ trong trường hợp $u_{n}$ có thể lớn hơn một số dương lớn tuỳ ý, kể từ số hạng nào đó trở đi

Tính chất: 

$lim\sqrt{u_{n}}=+\infty$

$lim\sqrt[3]{u_{n}}=+\infty$

$lim\,n^{k}=+\infty$ với một số nguyên dương k cho trước

Trường hợp đặc biệt: $lim \, q^{n}=+\infty$

$lim \, q^{n}=+\infty$ nếu q > 1

1.3.2. Dãy số có giới hạn $-\infty$

Định nghĩa: Nếu với mỗi số âm tuỳ ý cho trước, mọi số hạng của dãy số, kể từ một số hạng nào đó trở đi, đều nhỏ hơn số âm đó thì ta nói đó là dãy số có giới hạn $-\infty$

Ký hiệu:  $lim \, u_{n}=-\infty$

Hay t có thể hiểu, $lim \, u_{n}=-\infty$ nếu un có thể nhỏ hơn một số âm nhỏ tùy ý.

Tính chất: 

$lim\, u_{n}=-\infty \Leftrightarrow lim(-u_{n})=+\infty$

Nếu $lim\left | u_{n} \right |=+\infty$ thì un trở nên lớn bao nhiêu cũng được miễn n đủ lớn. Do đó $\left | \frac{1}{u_{n}} \right |=\frac{1}{\left [ u_{n} \right ]}$ trở nên nhỏ bao nhiêu cũng được, miễn n đủ lớn. Nói cách khác, nếu limun=+ thì lim 1un=0

  • Định lý: Nếu $lim\left | u_{n} \right |=+\infty$ thì $lim\frac{1}{u_{n}}=0$

 
Tham khảo ngay bộ tài liệu ôn tập kiến thức và tổng hợp phương pháp giải mọi dạng bài tập trong đề thi Toán THPT Quốc gia
 

2. Các dạng toán về giới hạn của dãy số và ví dụ

2.1. Dạng 1: Tính giới hạn dãy số được cho bởi công thức.

Ví dụ 1: Tìm $lim(n^{3}-2n+1)$?

Lời giải:

Ta có: $n^{3}-2n+1=n^{3}(1-\frac{2}{n^{2}}+\frac{1}{n^{3}}$

Vì $lim\, n^{3}=+\infty$ và $lim(1-\frac{2}{n^{2}}+\frac{1}{n^{3}}=1>0$ nên theo quy tắc 2, $lim(n^{3}-2n+1)=+\infty$

Ví dụ 2: Tìm $lim\sqrt[3]{\frac{8n^{2}-3n}{n^{2}}}$

Lời giải:

$lim\sqrt[3]{\frac{8n^{2}-3n}{n^{2}}}=lim\sqrt[3]{8-\frac{3}{n}}=\sqrt[3]{8}=2$

Ví dụ 3: 

a. Tìm $A=lim\frac{2n^{2}+3n+1}{3n^{2}-n+2}$

b. Tìm $B=\frac{n^{3}-3n^{2}+2}{n^{4}+4n^{3}+1}$

Lời giải:

Giải bài toán giới hạn của dãy số

2.2. Dạng 2: Tính giới hạn của dãy số cho bởi hệ thức truy hồi

Ví dụ 1: Cho dãy số $(u_{n})$ được xác định bởi $u_{1}=1, u_{n+1}=\frac{2(2u_{n}+1)}{u_{n}+3}$ với mọi n ≥ 1. Biết dãy số $(u_{n})$ có giới hạn hữu hạn, tính $lim\, u_{n}$

Lời giải:

Đặt $lim\, u_{n}=L \Rightarrow L=lim\frac{2(2u_{n}+1)}{u_{n}+3}$ 

$\Rightarrow L^{2}-L-2=0\Rightarrow L=2$ hoặc L = -1( loại)

Vậy $lim\, u_{n}=2$

Ví dụ 2: Cho $(u_{n})$ có $u_{1}=1, u_{n+1}=\frac{1}{2}(u_{n}+\frac{2}{u_{n}})$ với $\forall n\geq 1$. Tìm $lim \, u_{n}$?

Lời giải:

Sử dụng phương pháp quy nạp ta chứng minh được $u_{n}>0 \forall n$

Tuy đề bài không cung cấp dữ liệu là dãy số $(u_{n})$có giới hạn hữu hạn hay không nhưng nhìn đáp án đề bài cho đều là các giới hạn hữu hạn. Nhớ đó, ta thể khẳng định được dãy số $(u_{n})$ có giới hạn hữu hạn.

Đặt $lim\, u_{n}=L\geq 0$

$lim\, u_{n+1}=lim\frac{1}{2}(u_{n}+\frac{2}{u_{n}})$

Hay $L=\frac{1}{2}(L+\frac{2}{L})\Rightarrow L=\frac{2}{L}\Rightarrow L^{2}=2\Rightarrow L=\sqrt{2}$

Vậy $lim\, u_{n}=\sqrt{2}$ 

Ví dụ 3: Cho dãy số $(u_{n})$ xác định bởi $u_{1}=1$ và $u_{n+1}=2u_{n}+\frac{1}{2}$ với $\forall n\geq 1$. Tìm $lim \, u_{n}$?

Lời giải: 

$v_{n}=u_{n}+\frac{1}{2}$. Ta có: $v_{n+1}=u_{n+1}+\frac{1}{2}+\frac{1}{2}=2u_{n}+\frac{1}{2}+\frac{1}{2}=2(u_{n}+\frac{1}{2})=2v_{n}$

$\Rightarrow (v_{n})$ là cấp số nhân có $v_{1}=\frac{3}{2}$ và q = 2. Vậy $v_{n}=\frac{3}{2}.3^{n-1}=3.2^{n-2}$

Do đó $lim\, v_{n}=lim(3.2^{n-2})=+\infty$

2.3. Dạng 3: Tính giới hạn của dãy số chứa căn thức

Ví dụ 1: Tính $lim\sqrt{n^{2}+2n}-n$ 

Lời giải: 

$lim(\sqrt{n^{2}+2n-n}=lim\frac{(\sqrt{n^{2}+2}n)+(\sqrt{n^{2}+2n}-n)}{(\sqrt{n^{2}+2n}+n)}=lim\frac{n^{2}+2n-n^{2}}{\sqrt{n^{2}+2n}+n}$

$=lim\frac{2n}{\sqrt{n^{2}+2n}+n}=lim{2}{\sqrt{1+\frac{2}{n}}+1}=\frac{2}{1+1}=1$

Ví dụ 2: Tính giới hạn của $I=lim(\sqrt{n^{2}-2n+3}-n)$

Lời giải: 

$I=lim(\sqrt{n^{2}-2n+3}-n)$
$=lim\frac{(\sqrt{n^{2}-2n+3}-n)(\sqrt{n^{2}-2n+3}-n)}{\sqrt{n^{2}-2n+3}-n}$
$=lim\frac{(n^{2}-2n+3)-n^{2}}{\sqrt{n^{2}-2n+3}+n}$
$=lim\frac{-2n+3}{\sqrt{n^{2}-2n+3}+n}$
$=lim\frac{-2+\frac{3}{n}}{\sqrt{1-\frac{2}{n}+\frac{3}{n^{2}}}+1}$
$=\frac{-2}{\sqrt{1}+1}=-1$

Ví dụ 3: Tìm $lim(n-\sqrt[3]{n^{3}+3n^{2}+1}$

Lời giải:

Giải bài toán giới hạn của dãy số

2.4 Dạng 4: Tính giới hạn của dãy số hữu tỉ

Ví dụ 1: Cho a = 2.151515..., số a còn được biểu diễn dưới dạng $a=\frac{m}{n}$, (m,n là các số nguyên dương). m + n =?

Lời giải: 

Ta có: $a=2,151515...=2+\frac{15}{100}+\frac{15}{100^{2}}+\frac{15}{100^{3}}+...$

Vì $\frac{15}{100}+\frac{15}{100^{2}}+\frac{15}{100^{3}}+...$ là tổng của csn lùi vô hạn với $u_{1}=\frac{15}{100},q=\frac{1}{100}$

$\Rightarrow a=2+\frac{\frac{15}{100}}{1-\frac{1}{100}}=\frac{71}{33}$

Vậy $m=71, n=33 \Rightarrow m+n=104$

Ví dụ 2: Bài cho số thập phân vô hạn tuần hoàn có dạng 0,32111... Cũng được viết dưới dạng phân số tối giản là $\frac{a}{b}$ (a,b là các số nguyên dương). a - b =?

Lời giải:

Ta có:

$0,3211...=\frac{32}{100}+\frac{1}{10^{3}}+\frac{1}{10^{4}}+\frac{1}{10^{5}}+...=\frac{32}{100}+\frac{\frac{1}{10^{3}}}{1-\frac{1}{10}}=\frac{289}{900}$
Vậy a = 289, b = 900 Do đó, a - b = -611

Ví dụ 3: Tính $lim\left [\frac{1}{1.3}+\frac{1}{3.5}+...+\frac{1}{(2n-1)(2n+1)} \right ]$

$\frac{1}{1.3}+\frac{1}{3.5}+...+\frac{1}{(2n-1)(2n+1)}=\frac{1}{2}(1-\frac{1}{3}+\frac{1}{3}-\frac{1}{5}+....+\frac{1}{2n-1}-\frac{1}{2n+1})=\frac{1}{2}(1-\frac{1}{2n+1})$

Vậy $lim\left [\frac{1}{1.3}+\frac{1}{3.5}+...+\frac{1}{(2n-1)(2n+1)} \right ]=lim\frac{1}{2}(1-\frac{1}{2n+1})=\frac{1}{2}$

2.5 Dạng 5: Tính giới hạn của dãy số chứa lũy thừa - mũ 

Ví dụ 1: $lim\frac{4^{n+1}+6^{n+2}}{5^{n}+8^{n}}=?$

Lời giải:

$lim\frac{4^{n+1}+6^{n+2}}{5^{n}+8^{n}}=lim\frac{4(\frac{4}{8})^{n}+36(\frac{6}{8})^{n}}{(\frac{5}{8})^{n}+1}=0$

Ví dụ 2: $lim\frac{2^{n}-3^{n}}{2^{n}+1}=?$

Lời giải:

Giải bài toán giới hạn của dãy số

Ví dụ 3: $lim(3.2^{n}-5.3^{n}+7n)=?$

Lời giải:
$lim(3.2^{n}-5.3{n}+7n)=3^{n}(-5+6(\frac{2}{3})^{n}+7)=-\infty$

 

Đăng ký ngay để được các thầy cô ôn tập và xây dựng lộ trình ôn thi THPT môn Toán sớm đạt 9+

 

 

3. Một số bài tập về giới hạn của dãy số từ cơ bản đến nâng cao (Có lời giải)

Ví dụ 1: Xác định các giới hạn cho lưới đây:

a. $lim\frac{6n-1}{3n+2}$

b. $lim\frac{3n^{2}+n-5}{2n^{2}+1}$

Lời giải:

a. $lim\frac{6n-1}{3n+2}=lim\frac{n(6-\frac{1}{n})}{n(3+\frac{2}{n})}=lim\frac{6-\frac{1}{n}}{3+\frac{2}{n}}=\frac{6-9}{3-0}=2$

b. $lim\frac{3n^{2}+n-5}{2n^{2}+1}=limn23+1n-5n2n23+2n=lim{3+\frac{1}{n}-\frac{5}{n^{2}}}{2+\frac{1}{n^{2}}}=\frac{3}{2}$

Ví dụ 2: lim(5- 2n)

Lời giải:

Ta có: $5^{n}-2^{n}=5^{n}(1-(\frac{2}{5}^{n})$

Vì $lim5^{n}=+\infty$ và $lim(1-(\frac{2}{5}^{n})=1>0$ nên theo quy tắc 2, $lim(5^{n}-2^{n})=+\infty$

Ví dụ 3: Tìm lim(3.2n+1 - 5.3+ 7n) =?

Lời giải: 

$lim(3.2^{n+1}-5.3^{n}+7n)=3^{n}(-5+6(\frac{2}{3})^{n}+7\frac{n}{3^{n}}=-\infty$
Ví dụ 4: Cho dãy số (un) xác định u1=0, u2=1, un+1=2un-un-1+2 với mọi $n\geq 2$. Tìm lim un?

Lời giải: 

Giả sử dãy số trên có giới hạn hữu hạn gọi  là L

$\Rightarrow lim\,u_{n}=2lim\,u_{n}-lim\,u_{n-1}+2\Leftrightarrow L=2L-L+2\Leftrightarrow 0=2$ ( Vô lý)

Vậy có thể dự đoán dãy số có giới hạn vô cực. Nhìn vào đáp án ta thấy có hai đáp án vô cực ($-\infty$ và $+\infty$), vậy chưa thể đoán là đáp án nào. Ta xem hai cách giải sau.

Ta có: u= 0, u= 1, u= 4, u= 9. Vậy ta có thể dự đoán un = (n - 1)2 với $\forall n\geq 1$. Khi đó, 

un+1 = 2u- un-1 +2 = 2(n - 1)- (n - 2+ 2) = n2

= [(n - 1) - 1]2

Vậy $u_{n}=(n-1)^{2}$ với $\forall n\geq 1$. Do đó, $lim\,u_{n}=lim(n-1)^{2}=+\infty$

Ví dụ 5: Cho dãy số (un) với $u_{n}=\frac{1}{2}-\frac{1}{4}+\frac{1}{8}+...+\frac{(-1)^{n+1}}{2}$. Tìm lim un

Lời giải:

ulà tổng n số hạng đầu tiên của một cấp số nhân có $u_{1}=\frac{1}{2}$ và $q = \frac{-1}{2}$

Do đó $u_{n}=\frac{1}{2}.\frac{1-(\frac{1}{2})^{n}}{1-(\frac{1}{2})}=\frac{1}{3}(1-(\frac{1}{2})^{n}\Rightarrow lim\,u_{n}=lim\frac{1}{3}(1-(\frac{1}{2})^{n})=\frac{1}{3}$

Ví dụ 6: Tìm $lim\, u_{n}$, với $u_{n}=\frac{1+2+...+n}{n^{2}+1}$.

Lời giải:

Ta có: $1+2+..+n=\frac{n(n+1)}{2}\Rightarrow \frac{1+2+...+n}{n^{2}+1}=\frac{n(n+1)}{2(n^{2}+1)}$

$\Rightarrow lim\, u_{n}=lim\frac{n(n+1)}{2(n^{2}+1)}=\frac{1}{2}$

Ví dụ 7: Tìm $lim\frac{1+5+9+...+4n-3}{2+7+12+...+5n-3}$

Lời giải:

Tử thức là tổng của n số hạng đầu tiên của cấp số cộng (un) với n = 1, un = 4n -3 và công bội d = 4

Do đó 1+ 5 + 9 +....+ 4n - 3 = \small \frac{n(1 + 4n -3)}{2} = \frac{n(4n - 2)}{2}

Tương tự ta cũng có 2 + 7 + 12 +...+ 5n - 3 = \small \frac{n(2 + 5n - 3)}{2} = \frac{n(5n - 1)}{2}

Như vậy \small lim\frac{1+ 5 + 9 +...+ 4n - 3}{2 + 7 + 12 +...5n - 3} = lim\frac{n(4n - 2)}{n(5n - 1)} = \frac{4}{5}

 

Ví dụ 8: Tìm $D=lim\sqrt{n^{2}+2n}-\sqrt[3]{n^{3}+2n^{2}}$ 

Lời giải:

Ta có: 

D = \small lim (\sqrt{n^{2} + 2n} - n) - lim (\sqrt[3]{n^{3} + 2n^{2}} - n)

\small lim \frac{2n}{\sqrt{n^{2} +2n} + n} - lim\frac{2n^{2}}{\sqrt[3]{(n^{3} + 2n^{2})} + n\sqrt[3]{n^{3} + 2n^{2}} + n^{2}}

\small lim \frac{2}{\sqrt{1 + \frac{2}{n}} + 1} - lim \frac{2}{\sqrt[3]{(1 + \frac{2}{n})^{2}} + \sqrt[3]{1 + \frac{2}{n}} + 1} = \frac{1}{3}

 

Ví dụ 9: Thực hiện trang trí lại ngôi nhà của mình, chú mèo Tom quyết định tô màu một miếng vải hình vuông cạnh bằng 1, mèo Tom tô màu xám các hình vuông nhỏ được đánh số lần lượt là 1, 2, 3,., n,.., Biết cạnh của hình vuông trước gấp đôi cạnh hình vuông sau nó (Giả sử quy trình tô màu của mèo Tom có thể diễn ra vô hạn).

a. Xác định u1,u2,u3 và un

b. Tính lim $S_{n}$ với Sn=u1+u2+u3+...+un

Lời giải:

a. $u_{1}=\frac{1}{4}, u_{2}=\frac{1}{4}.(\frac{1}{4})=\frac{1}{4^{2}},..., u_{n}=\frac{1}{4^{n}}$

b. $lim S_{n}=lim14+142+...+14n=141-14=13$

Ví dụ 10: Tìm $lim(\frac{1}{n^{2}+1}+\frac{2}{n^{2}+2}+...+\frac{n}{n^{2}+n})$

Lời giải: 

Giải bài toán giới hạn của dãy số

 

Tham khảo ngay một số dạng bài tập thường gặp về giới hạn hàm số cùng các thầy cô VUIHOC ngay

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

 Bài viết trên đã giới thiệu cho các em phần lý thuyết cơ bản và các dạng bài về giới hạn của dãy số. Đây là một phần kiến thức khó và quan trọng trong chương trình toán 11 nên để đạt được kết quả tốt nhất các em học cần phải nắm rõ lý thuyết và rèn luyện thêm các dạng bài tập. Các em học sinh có thể truy cập nền tảng Vuihoc.vnđăng ký tài khoản để luyện đề ngay hôm nay nhé!

 

Bài viết tham khảo thêm:

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990