img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Ôn thi Hóa tốt nghiệp THPT Quốc Gia

Tác giả Minh Châu 10:17 17/05/2024 10,248 Tag Lớp 12

Hóa học thuộc một trong những môn học thuộc khối khoa học tự nhiên. Trong bài viết này, VUIHOC sẽ cung cấp cho các bạn học sinh về cấu trúc đề thi Đại học môn Hóa cùng một số những cách ôn hóa thi THPT Quốc gia sao cho hiệu quả, cùng theo dõi nhé!

Ôn thi Hóa tốt nghiệp THPT Quốc Gia
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Nắm chắc cấu trúc đề thi Đại học môn Hóa 2024

Hóa học luôn được các thí sinh thi THPT Quốc gia nhận định là một môn học vô cùng khó. Để có thể làm tốt môn thi này thì các bạn cần nắm chắc được cấu trúc đề thi đại học môn Hóa năm 2024. Đề thi bao gồm 40 câu hỏi và hoàn thành trong 50 phút. Các thí sinh có thể tham khảo bảng tổng hợp kiến thức dưới đây:

 

STT

Chương 

Nhận biết

Thông hiểu

VD thấp

VD cao

1

Sự điện li

0

1

0

0

2

Cacbon - Silic

1

0

0

0

3

Đại cương hóa hữu cơ và Hidrocacbon

0

1

2

0

4

Ancol - Phenol

0

0

1

0

5

Andehit - Axit Cacboxylic

0

0

0

1

6

Este - Lipit

1

0

3

1

7

Cacbohidrat

0

1

1

0

8

Amin, Aminoaxit, Peptit, Protein

1

1

0

1

9

Polime

1

1

0

0

10

Đại cương kim loại

1

1

1

2

11

Kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm

2

1

2

1

12

Sắt và Crom - Hợp chất của chúng

2

0

1

0

13

Phân biệt/Nhận biết

1

0

2

0

14

Tổng hợp hóa hữu cơ/vô cơ

1

0

1

0

15

Hình vẽ thí nghiệm

0

0

1

0

16

Bài toán đồ thị

0

0

1

0

 

>>>Xem thêm: Cấu trúc đề thi Hóa tốt nghiệp THPT

 

2. Kiến thức ôn thi Hóa tốt nghiệp THPT Quốc gia từ lý thuyết đến bài tập

Trong bài trước, nhà trường VUIHOC đã chia sẻ với các em những điểm cần chú ý về đề thi THPT Quốc gia môn Hóa 2023. Tiếp nối chủ đề đó, bài viết hôm nay sẽ tiếp tục chia sẻ với các em chi tiết về ôn hóa thi THPT Quốc gia:

2.1. Lý thuyết ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa

Các em cần phải học thật tốt lý thuyết, vì phần lý thuyết có điểm cao hơn phần bài tập. Ngoài ra, ở trong những phần bài toán, nếu các bạn không nắm chắc được những kiến ​​thức lý thuyết đã học và không viết đúng được các phương trình phản ứng thì không thể giải được bài.

Để hiểu một cách rõ ràng và ghi nhớ được lâu hơn, điều đầu tiên các em cần làm là hệ thống hóa kiến ​​thức bằng cách sơ đồ hóa mối quan hệ giữa các chất. Đồng thời, các em cần học kỹ các phương trình phản ứng và hiện tượng xảy ra và học thật kỹ và nắm rõ được tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên của chất, ứng dụng của chất đó trong thực tế. Qua tìm hiểu cho thấy,  ở ​​trong các phần này sẽ có thể có một số câu hỏi do học sinh thường bỏ qua và sẽ chỉ tập trung học tính chất hóa học.

Bên cạnh đó, các em cũng cần nắm vững các lý thuyết tổng quát: thuyết phản ứng hóa học, phản ứng oxi hóa khử, điện phân, thuyết cấu tạo hóa học… Tiếp đến là đi sâu vào những kiến ​​thức cơ bản thường gặp có mặt trong cấu trúc đề thi: hidrocacbon, ancol, phenol, anđehit, axit cacboxylic, este, chất béo, cacbohidrat, amin, aminoaxit, peptit, protein, polime, kim loại (IA, IIA), nhôm, sắt, crom) và hợp chất của chúng, phi kim loại (nitơ, photpho, cacbon, silic) và hợp chất của chúng.

Phần lý thuyết Hóa học có trong đề thi thường khá quan trọng, câu hỏi sẽ khá đa dạng cần nên lưu ý, các em phải chuẩn bị kiến ​​thức cụ thể (phản ứng thủy phân; tráng gương; chất lưỡng tính; phân loại polime; kim loại tác dụng với: nước, axit, dung dịch muối)...

Công thức (hidrocacbon, ancol, phenol, anđehit, axit, este, cacbohidrat, amin, aminoaxit, polime, nước cứng, thạch cao, phèn chua, criolit, boxit, hematit, manhetit, pirit sắt, xiđerit...); số lượng các đồng phân của (hiđrocacbon, ancol, anđehit, axit, este, amin, aminoaxit, peptit…); 

Tính chất vật lý chung của một số các kim loại (kim loại nào là kim loại dẻo nhất/ cứng nhất/mềm nhất/ khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt là tốt nhất…).

Một số câu mang tính chất tổng hợp, đòi hỏi phải hiểu và vận dụng nhiều kiến ​​thức (ví dụ: cho dãy chất, có bao nhiêu chất phản ứng với...? cho một số phát biểu, có bao nhiêu phát biểu đúng?). 

Học sinh cần nên biết cách hệ thống hóa được những nội dung ôn tập cùng  với các phần kiến ​​thức khác có liên quan (ví dụ: ôn tập về phần oxit lưỡng tính và nhôm hiđroxit → mở rộng đến những chất có tính chất lưỡng tính: muối axit: muối axit) d axit yếu; muối của bazơ yếu và axit yếu; oxit và hidroxit của: crom (III), kẽm, thiếc, chì; axit amin…).

Hiện nay, các câu hỏi lý thuyết thường được đưa ra khá là ngắn gọn, chủ yếu sẽ gắn với các kiến thức thực tiễn, ứng dụng nhiều ở trong đời sống (phân bón hóa học, hóa học và câu hỏi phát triển kinh tế, xã hội, môi trường …), trên những hình vẽ thí nghiệm thường có câu hỏi yêu cầu xem lại các hình vẽ có trong SGK 11, 12. 

Ngoài ra đề thi cũng hay cho ra một câu hỏi  lý thuyết về khả năng nhìn bảng dữ liệu để đưa ra những nhận xét và phân tích tính chất của chất.

 

Tham khảo ngay tài liệu tổng hợp kiến thức và phương pháp giải mọi dạng bài tập trong đề thi tốt nghiệp THPT độc quyền của VUIHOC

 

2.2. Các dạng bài tập Hóa trong đề thi tốt nghiệp THPT

Câu hỏi về phần bài tập tính toán sẽ đòi hỏi các thí sinh cần phải có kiến thức căn bản về các loại phản ứng hóa học, cũng như khả năng suy luận logic và khả năng tính toán nhanh nhạy, chính xác. Dự đoán có những câu toán quen thuộc dễ lấy điểm không phải suy nghĩ nhiều, phù hợp với các bạn học sinh không có mục tiêu đạt được điểm cao với môn hóa.

Các thí sinh cần phải biết được các phương pháp như lập sơ đồ phản ứng hóa học; phương pháp tăng hay giảm khối lượng; tính M trung bình; một số các định luật bảo toàn như: khối lượng, số mol của nguyên tố, số mol electron trao đổi ở trong những phản ứng oxi hóa khử, điện tích…

Trong quá trình ôn luyện, các em cần ôn luyện thật tốt kỹ năng giải các bài tập tính toán từ cơ bản cho tới nâng cao, từ dễ đến khó. Đồng thời, nắm thật vững các phương pháp giải bài tập nhanh hiệu quả, nhưng chính xác và đặc biệt là phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm như hiện tại: đường chéo, quy đổi hỗn hợp về một công thức trung bình, nguyên tố đặc trưng, tăng giảm khối lượng chất;

Giải toán dựa trên phương pháp đại số (công thức giải nhanh) hoặc bằng khả năng thực nghiệm, bằng đồ thị (bài toán chung cho bài toán đồ thị liên quan đến: CO2 trong dung dịch bazơ hay hidroxit lưỡng tính Al(OH)3...).

Có dạng toán yêu cầu tìm giá trị gần nhất để thí sinh nếu không giải ra đáp án mà thử nghiệm (đưa đáp án thế vào đề để tìm ra phương án) cũng không ra được.

Ngoài ra, các em cũng cần lưu ý một số dạng toán khá khó như peptit, nhiều kim loại  sẽ phản ứng với dung dịch chứa nhiều muối, kim loại hoặc oxit kim loại sẽ phản ứng với dung dịch (chứa H và NO3‑) tạo ra rất nhiều sản phẩm, đốt cháy những hỗn hợp chứa nhiều hợp chất hữu cơ, nhiều hiđro... 

Học sinh cần phải đọc kỹ câu hỏi đối với những bài toán khó xem là phản ứng xảy ra hoàn toàn hay không hoàn toàn, từ đó có thể dự đoán được các chất sau phản ứng.

 

3. Bí quyết ôn thi môn Hóa cho thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

3.1. Vững vàng các phần lý thuyết tổng quát

Nếu là bài tập lý thuyết thì phải xem lại phần lý thuyết trong sách hướng dẫn. Một điều khá là chắc chắn chính là đề thi sẽ không được phép ra ngoài chương trình sách giáo khoa nên học sinh không cần quá sa đà vào những kiến ​​thức khó ngoài sách giáo khoa.

3.2. Tự làm đề cương các phần hóa vô cơ và hóa hữu cơ

Đề thi sẽ thường chứa những câu hỏi có trong sách giáo khoa hoặc các bài tập có phần tính toán nhỏ có chứa nội dung của kiến thức về vô cơ - đại cương. Để có thể lấy điểm một cách trọn vẹn, các bạn thí sinh phải nắm thật chắc những kiến thức có trong sách giáo khoa và làm bài thi thật chính xác.

Với những câu hỏi phần này, nội dung sẽ thường nằm ở các phần sau: cấu tạo của nguyên tử - bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học; phản ứng oxy hóa - khử, chuyển dịch cân bằng, dung dịch - sự điện ly, các bài toán về độ pH, tính chất hóa học của một số chất thuộc các nguyên tố nhóm halogen S, O, N, P, Al, Fe...

Những câu có phần nội dung là hóa học hữu cơ sẽ thường có nội dung thuộc trong các bài tiêu biểu thuộc các nhóm nguyên tố chính như (C, H); (C, H, O) và (C, H, O, N), kết hợp với nhóm halogen với các cách ra đề thường gặp như là viết phản ứng hóa học, nêu hiện tượng của thí nghiệm, hoàn thành các sơ đồ phản ứng hóa học, phản ứng điều chế, nhận biết và phương pháp tách chất.

Về những bài tập hóa học vô cơ, chủ yếu sẽ là các bài toán về phần kim loại và hợp chất của các kim loại, phản ứng của kim loại và hợp chất kim loại với axit; muối; phản ứng nhiệt luyện, những phản ứng của kim loại và hợp chất trong dung dịch. Ở những câu hỏi này, yêu cầu dành cho thí sinh sẽ cao hơn, để lấy được điểm tối đa thì thí sinh cần làm tốt các bài tập phần này, thường phải là các thí sinh có khả năng khá giỏi.

 

Lộ trình khóa học PAS THPT sẽ được thiết kế riêng cho từng bạn học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm cao trong mọi kỳ thi chung và riêng.

3.3. Tránh vận dụng phương pháp giải toán không hợp lý và chưa triệt để

Phản ứng oxi hóa - khử là kiến ​​thức rất quan trọng, xuyên suốt chương trình hóa học vô cơ, là kiến ​​thức kiểm tra kiến ​​thức trong các kỳ thi ra trường, từ đại học đến các kỳ thi chọn học sinh giỏi các tỉnh, thành phố. , trong các kỳ thi quốc gia hầu hết đều kiểm tra kiến ​​thức về phản ứng oxi hóa khử, việc hiểu và vận dụng kiến ​​thức về phản ứng oxi hóa khử không hề đơn giản và dễ dàng.

Học sinh thường mắc một số lỗi sai phổ biến như: Khi thí sinh tính toán theo phương trình hóa học hoặc tính theo sơ đồ phản ứng mà lại quên cân bằng phương trình hoặc cân bằng chưa đúng, hiểu sai những công thức tính toán ở trong hoá học;

Sử dụng đơn vị không thống nhất, không chú ý đến hiệu suất của các phản ứng cho trong bài, không biết chất hết hay chất dư trong phản ứng, hiểu sai tính chất của các chất nên viết phương trình hóa học không chính xác, thiếu sót kỹ năng cơ bản khi sử dụng các phương pháp giải quyết vấn đề,…

3.4. Tránh sai lầm về cách hiểu và vận dụng lý thuyết hóa học trong giải bài tập

Một số các sai sót của học sinh trong quá trình giải bài tập đó là do thiếu kiến ​​thức lý thuyết căn bản, phiến diện, thiếu kiến ​​thức thực hành.

Ví dụ như một hợp chất hữu cơ có khả năng xảy ra phản ứng tráng gương thì học sinh lại chỉ nghĩ rằng đó là một Anđehit nhưng lại quên xét tới những trường hợp khác như HCOOH, HCOOR, HCOOM,...

Hay khi xảy ra sự thuỷ phân este, học sinh lại chỉ nghĩ rằng tạo ra sản phẩm là axit (hoặc muối) và ancol nhưng không nghĩ tới các trường hợp tạo nhiều muối, anđehit hay kể cả xeton,...

Tránh tình trạng  không xét đủ các trường hợp dẫn tới việc thiếu chất → giải sai

Một số học sinh thường bị mắc vào các “bẫy” của người ra đề khi giải toán đó là không chú ý tới một số các tính chất đặc biệt của nhiều chất trong phản ứng cũng như ở các chất sản phẩm, hay tính lưỡng tính của một số các oxit, hidroxit lưỡng tính, quá trình hoà tan một số kết tủa của các oxit axit ví dụ như hoà tan CaCO3 bởi CO2, ..., vì thế học sinh thường xét thiếu trường hợp.

 

4. Một số kỹ năng thí sinh cần lưu ý trong quá trình ôn thi Đại học môn Hóa để đạt điểm cao

Để đạt điểm 9-10, điều đầu tiên cần làm là làm đúng tuyệt đối các câu nhận – hiểu – ứng dụng với thời gian tối đa 25 – 30 phút và cầm chắc 9 điểm. Những sinh viên này có thể tự đánh giá thông qua giai đoạn cuối cùng trước kỳ thi.

Như vậy, với 4 câu vận dụng cao sẽ tiêu tốn khoảng 15-20p để có thể xử lý. Các câu vận dụng cao thuộc những dạng bài khó như hỗn hợp chứa este (kèm theo phương pháp quy đổi và các yếu tố biện luận), những bài toán đốt cháy một hỗn hợp chứa amin kèm thêm hiđrocacbon, bài toán vận dụng cao về phần hóa học vô cơ sẽ nhiều quá trình (sơ đồ hóa kèm theo một số định luật bảo toàn trong hóa học: định luật bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng, bảo toàn điện tích, bảo toàn electron và cùng các quan hệ về số mol, một số công thức tính nhanh), một số những dạng bài không thấy xuất hiện ở trong đề minh họa của Bộ Giáo dục nhưng hoàn toàn vẫn có khả năng có mặt ở trong đề thi chính thức, nên nếu các bạn đặt mục tiêu là điểm 9+ thì vẫn nên cần phải ôn tập thêm các phần học như : bài toán biện luận muối amoni, bài toán về peptit, bài toán về than ướt, bài toán điện phân có hoặc không kết hợp đồ thị...

Khi luyện đề cũng cần hình dung tâm lý, giống như khi đi thi cần chú trọng thời gian và phân bổ thời gian hợp lý. Tốt nhất là làm câu lý thuyết trước rồi làm bài tập sau, nhớ làm câu dễ trước, cố gắng lấy cho chắc điểm 9 và để câu vận dụng cao sau cùng.

Với các câu từ 1 đến 36 phải đúng tuyệt đối, tức là đã chọn đáp án thì phải chắc chắn mình đúng và không cần mất thời gian ôn lại. Nếu bạn đang luyện đề và luôn gặp phải tình huống có những câu không chắc chắn và phải đoán đáp án thì bạn cần học để bổ sung ngay kiến ​​thức, phương pháp làm bài và tốc độ làm bài.

Đăng ký ngay để được các thầy cô tư vấn và xây dựng lộ trình ôn thi THPT Quốc gia sớm

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây, VUIHOC đã cung cấp cho các bạn về những thông tin về môn thi Hóa học của kỳ thi THPT Quốc gia cùng phương pháp ôn hóa thi THPT Quốc gia. Các em cũng đừng quên bỏ lỡ bài viết chia sẻ phương pháp ôn thi tổ hợp Khoa học tự nhiên thi THPTQG đã được nhà trường VUIHOC chia sẻ trong bài trước. Để học nhiều hơn các kiến thức các môn học của THPT thì các em hãy truy cập vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô VUIHOC ngay bây giờ nhé!

 

>>> Tham khảo bài viết liên quan:

Ôn thi Lý tốt nghiệp THPT

Ôn thi tiếng Anh tốt nghiệp THPT

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990