Soạn bài Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn| Văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài viết dưới đây chính là Soạn bài Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn| Văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo. Qua bài soạn này, các em sẽ có thêm những thông tin bổ ích về một địa danh tại thành phố Hồ Chí Minh.
Soạn bài Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn| Văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
1.Câu 1 trang 71 sgk văn 9/1 Chân trời sáng tạo
Mục đích viết của văn bản trên là gì? Những đặc điểm nào của văn bản giúp em nhận ra mục đích ấy?
- Văn bản này được viết ra với mục đích cung cấp những thông tin cơ bản về di tích cột cờ Thủ Ngữ. Những thông tin xuất hiện trong bài có thể kể đến nguồn gốc tên gọi, thời điểm ra đời, đặc điểm của cấu trúc, chức năng của cột cờ, những dấu mốc lịch sử gắn với địa danh này,...
- Qua những đặc điểm dưới đây của văn bản mà em đã nhận ra được mục đích đó:
-
Tác phẩm có đầy đủ và rõ ràng cấu trúc ba phần mở bài thân bài và kết bài. Phần mở bài đã cơ bản khái quát được những thông tin cơ bản nhất về cột cờ Thủ Ngữ. Đến phần thân bài là nội dung chi tiết của tác phẩm, là những thông tin rõ ràng hơn và những khía cạnh khác nhau của cột cờ. Đến phần kết bài, tác giả đã nêu lên những nhận xét của mình về cột cờ Thủ Ngữ.
-
Hình thức của tác phẩm khi các đề mục trong bài đã được đặt tên tương đương với các khía cạnh khác nhau của chủ thể được miêu tả. Tác giả đã sử dụng rất nhiều hình ảnh khác nhau để minh họa cột cờ Thủ Ngữ.
-
Tác giả đã trình bày thông tin theo trình tự thời gian, từng chi tiết sẽ tương ứng với từng năm và từng cột mốc của sự kiện.
2. Câu 2 trang 71 sgk văn 9/1 Chân trời sáng tạo
Chỉ ra cách trình bày thông tin của phần văn bản: “Cách mạng tháng Tám thành công… sự hy sinh anh dũng vì Tổ quốc của những người Việt Nam” và tác dụng của (các) cách trình bày thông tin này.
Phần văn bản: “Cách mạng tháng Tám thành công… sự hy sinh anh dũng vì Tổ quốc của những người Việt Nam” đã sử dụng phương pháp trình bày thông tin theo trình tự thời gian. Tác giả đã kết hợp thêm vào đó những yếu tố biểu cảm và tự sự nhằm mục đích tái hiện chân thân các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Qua đó sẽ có khả năng tác động mạnh hơn đến với người đọc.
Lộ trình khóa học DUO sẽ được thiết kế riêng cho từng nhóm học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm 9, 10 trong mọi bài kiểm tra.
3. Câu 3 trang 71 sgk văn 9/1 Chân trời sáng tạo
Xác định (những) thông tin cơ bản và chi tiết của phần văn bản: “Sau khi chiếm được Nam Kỳ, vào năm 1862, người Pháp tiến hành xây dựng khu thương cảng Sài Gòn… và đến năm 2011 thì được trùng tu với hình dáng kiến trúc như chúng ta đang thấy hiện nay”. Nhận xét vai trò của các chi tiết trong phần văn bản đã nêu.
- Những thông tin cơ bản và chi tiết của phần văn bản: “Sau khi chiếm được Nam Kỳ, vào năm 1862, người Pháp tiến hành xây dựng khu thương cảng Sài Gòn… và đến năm 2011 thì được trùng tu với hình dáng kiến trúc như chúng ta đang thấy hiện nay” chính là:
-
Cột cờ Thủ Ngữ khi đầu được hình thành dựa trên chính cột tín hiệu mà Pháp đã xây dựng.
-
Cột cờ đã được xây mới như là xây thêm công viên, nhà hàng hay các dịch vụ khác.
-
Dần theo thời gian, cột cờ đã được cải tạo thành hình dáng như hiện nay.
- Các chi tiết trong văn bản đã có tác dụng giúp cho người đọc có thể hiểu về quá trình xây dựng của cột cờ một cách dễ dàng hơn. Họ có thể hiểu thêm về kiến trúc xây dựng cũng như những đặc điểm các cột mốc lịch sử liên quan đến cột cờ.
>> Xem thêm: Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo
4. Câu 4 trang 71 sgk văn 9/1 Chân trời sáng tạo
Văn bản sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ nào? Nêu tác dụng của chúng.
- Văn bản đã sử dụng các hình ảnh minh họa là phương tiện phi ngôn ngữ.
- Việc sử dụng những hình ảnh này sẽ giúp cho tác phẩm trở nên hấp dẫn, sinh động và dễ hiểu hơn.
5. Câu 5 trang 71 sgk văn 9/1 Chân trời sáng tạo
Lý giải ý nghĩa của nhan đề Cột cờ Thủ Ngữ- di tích cổ bên sông Sài Gòn trong việc thể hiện (các) thông tin cơ bản của văn bản.
- Nhan đề Cột cờ Thủ Ngữ- di tích cổ bên sông Sài Gòn là sự kết hợp giữa một cụm danh từ chỉ địa danh là “Cột cờ Thủ Ngữ” với phần chú thích về nó là “di tích cổ bên sông Sài Gòn”.
- Việc kết hợp thêm phần phụ chú đã lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của địa điểm này với mảnh đất Sài Gòn.
- Nhan đề này không chỉ nhắc đến địa danh mà còn bao quát được gần như là toàn bộ những thông tin cơ bản sẽ được nhắc đến trong tác phẩm.
HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học
⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7
⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả
⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia
Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn| Văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ có thêm những thông tin cơ bản về địa danh Cột cờ Thủ Ngữ. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dõi các bài viết mới nhất của Vuihoc nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm: