img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn| Sách Ngữ Văn lớp 7 chương trình mới

Tác giả Hoàng Uyên 09:13 08/05/2024 2,107 Tag Lớp 7

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn trong sách Ngữ văn lớp 7 chương trình mới cùng trả lời các câu hỏi trong các sách giáo khoa đó để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn| Sách Ngữ Văn lớp 7 chương trình mới
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài: Kể lại một truyện ngụ ngôn trong sách ngữ văn lớp 7 kết nối tri thức

1.1 Bài viết tham khảo số 1: 

Cuối tuần mẹ em thường đưa em đi chơi nhà sách để chọn một quyển sách mà em yêu thích nhất. Và hôm nay, em đã chọn được cho mình một cuốn truyện ngụ ngôn vô cùng thú vị. Đặc biệt là câu chuyện "Ếch ngồi đáy giếng" mang đến cho em rất nhiều cảm xúc.

Chuyện kể rằng có một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Ở trong giếng lâu ngày, nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời đối với nó chỉ là chiếc vung. Cho đến một ngày nọ trời mưa to, nước ngày càng dâng lên cao và đưa ếch ra khỏi giếng. Vì cái tính ngông nghênh sẵn có của ếch khi còn ở trong giếng mà khi ra khỏi giếng, nó không để ý đến những thứ xung quanh, nên con ếch đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp. 

Câu chuyện” Ếch ngồi đáy giếng” đã phê phán thói sống huênh hoang, kiêu ngạo, đã có tầm hiểu biết hạn hẹp, bản thân lại không coi ai ra gì. Từ đó đã dạy cho em một bài học vô cùng to lớn về đức tính khiêm nhường, không được chủ quan, tự cao về bản thân và bản thân luôn luôn phải tự tìm tòi, học hỏi và mở rộng tầm hiểu biết. Chính bởi bài học lớn ấy mà em rất thích câu chuyện này và em sẽ chia sẻ nó đến các bạn của em, để các bạn cùng hiểu nhiều hơn về những đức tính nên có vô cùng tốt đẹp ấy.

1.2 Bài viết tham khảo số 2: 

Bản thân em luôn được gia đình dạy rằng cần phải trân trọng công sức của mọi người. Truyện ngụ ngôn “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” là một câu chuyện nói đến và em vô cùng yêu thích.

Từ trước đến nay, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng sống với nhau vô cùng hòa thuận. Vào một ngày nọ, cô Mắt  chạy đến và than thở với cậu Chân, cậu Tay rằng:

- Bác Tai, tôi và cả hai anh đều làm việc vất vả bao năm nay, còn lão Miệng chỉ ngồi ăn không. Nay chúng ta đừng làm bất cứ một việc nữa, thử xem lão Miệng lão có sống được nếu chúng ta không làm gì không.

Cậu Chân, cậu Tay nghe thấy cô mắt nói cũng hợp lý, hai cậu liền cùng nhau nói:

- Cô Mắt nói đúng đấy, bây giờ chúng ta cùng nhau đến nói cho lão Miệng để lão  biết đường tự lo lấy thân hắn.

Cô Mắt, cậu Tay, cậu Chân cùng nhau kéo đến nói với lão Miệng. Trên đường đi lại đi ngang qua nhà bác Tai, họ nhìn thấy bác đang ngồi im lặng như nghe ngóng một điều gì. Cả ba cùng nhau chạy vào và liền nói với bác Tai:

- Bác Tai ơi, chúng cháu đang định đến nhà lão Miệng, bác có đi đến nhà lão cùng với chúng cháu không? Chúng cháu muốn đến để nói cho lão biết rằng chúng cháu đã làm việc vất vả bao lâu nay rồi, và bây giờ chúng cháu cần được nghỉ ngơi. Từ nay trở đi, lão hãy tự làm lấy mà ăn, chúng cháu sẽ không làm gì để cho lão ngồi không mà vẫn được ăn nữa. 

Bác Tai cũng đồng ý và nói:

- Phải, phải… Bác sẽ đi cùng các cháu!

Bốn người họ cùng nhau hăm hở đến nhà lão Miệng. Khi đến nơi, họ chẳng thèm chào hỏi gì. Cậu Chân, cậu Tay nhanh mồm nhanh miệng mà nói thẳng luôn với lão:

- Chúng tôi hôm nay đến đây không phải để chào hỏi hay thăm hỏi gì lão đâu, mà hôm nay chúng tôi đến đây để nói cho lão biết rằng: Từ nay, chúng tôi sẽ không làm bất cứ việc gì để nuôi cho cái miệng của ông nữa. Bao nhiêu lâu nay, chúng tôi đã vất vả, cực khổ vì ông quá nhiều rồi.

Nghe xong lão Miệng lấy làm ngạc nhiên vô cùng. Lão cố gắng lựa lời nói cho họ bớt giận, và cùng ngồi lại với nhau để nói chuyện:

- Bao nhiêu lâu nay chúng ta vẫn sống hòa thuận, vui vẻ đấy mà. Sao hôm nay mọi người bỗng dưng nóng nảy rồi lại có những suy nghĩ như vậy? Nếu có điều gì mọi người cảm thấy không hài lòng hay khó chịu về tôi, mọi người hãy bình tĩnh lại, ngồi lại với nhau và cùng nhau nói ra những khó chịu ấy để chúng ta có thể cùng nhau ngồi lại bàn bạc.

Nhưng cô Mắt, cậu Tay, cậu Chân, bác Tai đều cùng nhau lắc đầu và nói rằng:

- Không, chúng tôi suy nghĩ kỹ rồi, chẳng có gì cần bàn bạc lại ở đây cả. Chúng tôi đã quyết định như vậy rồi. Kể từ nay trở đi, ông đi mà tự lo lấy cái thân mình mà sống. Còn chúng tôi, từ nay trở đi cũng sẽ không làm gì nữa hết. Từ trước đến nay, chúng tôi làm gì biết đến cái vị ngọt bùi, ngon lành gì đâu mà phải làm việc cho cực!

Nói rồi cả bốn người bọn họ cùng kéo nhau về. Kể từ ngày hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm bất cứ một việc gì nữa. Và rồi ngày một, ngày hai, ngày ba trôi qua, tất cả bọn họ đều bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay không còn muốn tung tăng chạy nhảy vui đùa như trước nữa. Còn cô Mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng cảm thấy lờ đờ, hai mi mắt của cô ấy nặng trĩu như buồn ngủ lắm mà lại không thể ngủ được. Bác Tai trước kia ngày nào cũng đi nghe hò nghe hát, nghe tiếng gì cũng thấy rõ, mà giờ đây ngày nào cũng cảm thấy ù ù như tiếng xay lúa ở trong vậy. Cuối cùng, cả bốn người đều lờ đờ mệt mỏi và đến ngày thứ bảy thì họ không thể chịu được nữa, họ đành phải ngồi họp lại với nhau để bàn. Bác Tai cố gắng nói với cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay:

- Các cháu ạ, chúng ta đều đã nghĩ sai và hiểu lầm cho lão Miệng rồi. Nếu chúng ta chỉ ngồi im và không làm việc để cho lão Miệng được ăn gì thì tất cả chúng ta đều sẽ bị tê liệt cả. Lão Miệng không đi làm gì, nhưng nghĩ lại thì lão có công việc là nhai. Trước kia chúng ta sống với nhau thân thiết như thế, nay tự dưng chúng ta lại dưng gây nên chuyện, lão Miệng có cái ăn thì tất cả chúng ta mới có cơ thể khỏe khoắn được. Hay là chúng ta cùng nhau đến nói chuyện lại với lão, các cháu có muốn đi cùng với bác không?

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay nghe bác Tai nói cũng phải, liền cùng nhau cố gắng gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Khi đến nơi, họ thấy lão Miệng cũng nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm răng thì khô như rang, cũng chẳng buồn nhếch mép. Bác Tai, cô Mắt cùng vực lão Miệng tỉnh dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay vội vã rủ nhau đi tìm thức ăn. Lão Miệng sau khi ăn xong, dần dần tỉnh lại hơn. Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai cũng thấy cơ thể của họ khỏe hơn, đỡ mệt nhọc và thấy bản thân khoan khoái, nhanh nhẹn trở lại như trước. Từ đó, Bác Tai, cô Mắt, lão Miệng, cậu Tay, cậu Chân lại trở lại cuộc sống thân thiết với nhau như trước, mỗi người làm một việc, không ai tị nạnh nữa.

Câu chuyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” đã phê phán lối sống tị nạnh, không trân trọng công sức của người khác. Từ đó đã dạy cho em một bài học vô cùng to lớn về sự tôn trọng, trân trọng những thành quả của người khác. Chính bởi bài học lớn ấy mà em rất thích câu chuyện này và em sẽ chia sẻ nó đến các bạn của em, để các bạn cùng hiểu nhiều hơn về những đức tính nên có vô cùng tốt đẹp ấy.

>> Xem thêm: Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo 

2. Soạn bài: Kể lại một truyện ngụ ngôn trong sách ngữ văn lớp 7 chân trời sáng tạo

2.1 Bài viết tham khảo số 1: 

Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải đối diện trước vô vàn ý kiến khác nhau của nhiều người. Chúng ta đôi khi cần phải đưa ra ý kiến cá nhân, việc có chính kiến với ý kiến của mình là rất quan trọng. Truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” đã thể hiện được điều này.

Xưa có một người thợ mộc trong một gia đình nọ dốc hết ba trăm quan tiền vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày mà bán. 

Cửa hàng anh ta mở nằm ở ngay bên đường. Người qua, kẻ lại ai ai đi qua cũng ghé vào quán để xem anh ta đẽo cày.

Một hôm, có ông cụ đến và nói với anh ta rằng:

- Phải đẽo cày cho cao, cho to thì mới dễ cày được cậu ạ.

Người thợ mộc cho là phải, cũng thấy hợp lý và liền đẽo cày theo ông cụ bảo. Sau mấy hôm, lại có bác nông dân ghé vào, bảo với anh ta rằng:

- Phải đẽo cày thấp hơn, nhỏ hơn thì mới dễ cày được chứ.

Anh ta lại nghe vậy cũng cho là có lý, rồi lại đẽo cày vừa nhỏ, vừa thấp. Thế rồi lại có người đi qua và đến bảo với anh ta rằng:

- Giờ ở miền núi người ta toàn phát hoang đồng ruộng và cày bằng voi cả, anh có đẽo cày thì phải đẽo cày thật to vào, to gấp đôi, gấp ba voi mới cày được, đẽo xong bày ra bán hàng thì kiểu gì cũng bán hết rồi là tính ra lãi nhiều vô vàn.

Nghe xong, người thợ mộc liền đem hết số gỗ còn lại để đẽo một lúc bao nhiêu cái cày to gấp năm, gấp bảy để cho voi cày.

 Nhưng rồi ngày qua tháng lại, bao nhiêu năm tháng, chẳng có bóng ai đến mua cho anh ta một cái cày nào, cũng chẳng thấy có ai nói voi đi cày ruộng cả.Cuối cùng, bao nhiêu gỗ của anh ta dùng để đẽo cày đều hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá. Bao nhiêu vốn liếng gia đình dành dụm đều đi đời nhà ma hết sạch.

Người thợ mộc bây giờ mới hiểu ra dễ nghe người là dại dột. Nhưng bây giờ đã quá muộn rồi, làm sao mà có thể chữa lại được nữa!

Câu chuyện “Đẽo cày giữa đường” đã phê phán thói sống thiếu kiên định, không có chính kiến của nhiều cá nhân trong xã hội. Từ đó đã dạy cho em một bài học vô cùng to lớn trong việc đưa ra quyết định, ý kiến cá nhân.
 

2.2 Bài viết tham khảo số 2: 

Truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” là câu chuyện hay nói về sự tự cao của một số cá nhân. Sự huênh hoang, tự cao tự đại sẽ khiến cho mỗi chúng ta gặp nhiều vấn đề với cuộc sống và truyện ngụ ngôn này đã nói lên được điều đó.

Hằng ngày, mỗi khi con ếch cất tiếng kêu của mình lên là lại tạo ra một âm thanh vang vọng quanh cái giếng. Những người bạn của con ếch ở xung quanh nghe tiếng kêu vang lên của nó mà cảm thấy vô cùng hoảng sợ. Bởi lẽ đó mà nó tự cho mình là chúa tể. Mỗi khi nó ngước đầu nhìn lên trên cao, con ếch lại cảm thấy và nghĩ bầu trời chỉ bé đúng bằng chiếc vung.

Vào một năm nọ, khi trời mưa tầm tã suốt mấy ngày liền. Nước mưa chảy xuống giếng, và dần dần nước dâng cao lên đến tận miệng giếng. Ếch theo đó mà có thể thoát ra khỏi cái giếng nhỏ bé kia. Khi ra khỏi giếng, cảnh vật bên ngoài thật khác lạ. Nhưng ếch vẫn quen thói cũ, cứ bước đi huênh hoang trên đường, không thèm để ý những thứ xung quanh. Nhìn lên bầu trời, ếch lại cảm thấy ngạc nhiên vô cùng. Khi ở trong chiếc giếng, bầu trời mà nó nhìn thấy đúng chỉ bé bằng một chiếc vung. Nhưng lúc này sau khi thoát ra được nó lại cảm thấy bầu trời rộng lớn biết bao nhiêu. Vì quá mải ngắm nhìn bầu trời mà ếch không thèm để ý những thứ xung quanh và không để ý thấy có một bác trâu đang đi ngang qua. Bác trâu thấy vậy liền nhắc nhở:

- Kìa, cái cậu ếch kia. Mau tránh đường cho ta đi nào!

Ếch nghe bác Trâu nói vậy xong, liếc nhìn bác trâu một cái, rồi chẳng thèm mảy may có chút sợ hãi gì mà cứ vậy huênh hoang bước tiếp. Thế rồi, nó bị bác Trâu đi qua giẫm chết lúc nào không hay.

Từ đó, câu chuyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” đã gửi gắm đến chúng ta một bài học rằng: Sống trên đời, chúng ta không nên chủ quan bất cứ một điều gì, kiêu ngạo hay coi thường những người xung quanh. Mỗi người trong chúng ta cần phải biết nhìn xa trông rộng cho dù hoàn cảnh và môi trường sống có giới hạn hay khó khăn như thế nào đi chăng nữa.

Lộ trình khóa học DUO dành riêng cho cấp THCS sẽ được thiết kế riêng cho từng em học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước tăng 3 - 6 điểm trong bài thi của mình.

3. Soạn bài: Kể lại một truyện ngụ ngôn trong sách ngữ văn lớp 7 cánh diều

3.1 Bài viết tham khảo số 1: 

Em rất yêu thích truyện ngụ ngôn “Một trí khôn hơn trăm trí khôn” bởi nó để lại cho em bài học triết lý sâu sắc. Truyện kể về Gà Rừng và Chồn là một đôi bạn thân. Nhưng Chồn vẫn luôn ngầm coi thường bạn thân của mình. 

Gà Rừng và Chồn là một đôi bạn thân. Nhưng Chồn vẫn luôn ngầm coi thường bạn thân của mình. Một hôm nọ, Chồn hỏi Gà Rừng:

- Này Gà Rừng, cậu có bao nhiêu trí khôn?

- Mình chỉ có một thôi.

- Ít thế thôi sao. Mình có tới cả hàng trăm trí khôn luôn kìa!

Một buổi sáng nọ, đôi bạn đang dạo chơi trong rừng. Bỗng họ thấy có một người thợ săn, chúng cuống quýt rủ nhau nấp vào một cái hang. Nhưng người thợ săn đã thấy được dấu chân của bọn chúng. Người thợ săn mừng rỡ reo lên: "Có mà trốn đằng trời!". Nói xong rồi, ông ta lấy gậy thọc vào trong hang.

 Gà Rừng thấy nguy cấp quá, liền bảo nhỏ với bạn Chồn rằng:

- Cậu bảo cậu có đến trăm trí khôn cơ mà, cậu hãy nghĩ kế gì đi chứ!

Chồn buồn bã đáp lại Gà Rừng:

- Nhưng lúc này, trong đầu mình chẳng có một trí khôn nào cả.

Suy nghĩ đắn đo một lúc, Gà Rừng mới nghĩ ra một kế và ghé tai bảo lại Chồn:

- Mình sẽ làm như thế, còn cậu cứ thế nhé!

Mọi chuyện xảy ra đúng như Gà Rừng dự đoán. Khi người thợ săn lôi Gà Rừng ra khỏi hang, thấy gà cứng đờ, ông tưởng Gà Rừng đã chết. Ông ta quẳng nó xuống mộ phát xuống bãi cỏ, rồi thọc gậy vào hang để bắt Chồn. Bất thình lình, Gà Rừng tỉnh lại và vùng chạy. Người thợ săn liền giật mình đuổi theo. Chỉ chờ cơ hội như thế, Chồn ở trong hang mới chạy vọt ra và chạy trốn một mạch vào trong rừng.

Ngày hôm sau, khi cả hai gặp lại nhau. Chồn bảo với Gà Rừng:

- Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình.

Qua truyện, em học được bài học về việc phê phán những người có thói quen huênh hoang, khinh người. Khuyên con người chúng ta phải biết khiêm tốn và không nên coi thường người khác.

3.2 Bài viết tham khảo số 2: 

Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” là câu chuyện vô cùng quen thuộc với lứa tuổi học sinh. Truyện đã phê phán những con người đánh giá người khác qua cái nhìn phiến diện, không bao quát và dạy ta cách nhìn mọi việc từ nhiều phía, tổng quát hơn.

Một ngày nọ, nhân một buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi xúm lại nói chuyện tán gẫu với nhau. Các thầy ông nào cũng đều phàn nàn không biết hình thù con voi trông như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi đứng lại để họ cùng nhau xem.

Mỗi thầy mỗi người sờ một bộ phận khác nhau của con voi. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi. 

Sau khi sờ xong, năm thầy ngồi lại với nhau và bán tán rất sôi nổi.

Đầu tiên, thầy sờ vòi hào hứng nói trước:

- Tưởng con voi thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Sau lại đến thầy sờ ngà bảo:

- Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn ấy.

Đến thầy sờ tai lại bảo:

- Đâu có đâu! Nó bè bè như cái quạt thóc mà.

Thấy thế, thầy sờ chân nhảy lên cãi:

- Ai bảo mấy ông! Nó sừng sững như cái cột đình ấy.

Cuối cùng, đến ông thầy sờ đuôi nói:

- Các thầy đều nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn.

Năm ông thầy ông nào cũng cho rằng mình đúng, không ai chịu nhường ai, thành ra đánh nhau đến toác đầu, chảy máu. 

Qua đó, câu chuyện” Thầy bói xem voi” đã phê phán một cái nhìn phiến diện, chủ quan của năm ông thầy bói. Từ đó, ông cha ta muốn khuyên con người chúng ta khi muốn hiểu biết về một sự vật sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết bài Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn trong sách Ngữ văn lớp 7 chương trình mới. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm:

Banner after post bài viết tag lớp 7
| đánh giá
Hotline: 0987810990