img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Mẹ và quả| Văn 7 tập 2 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 17:22 27/05/2024 4,694 Tag Lớp 7

Bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm trong chương trình Văn 7 sách Cánh diều không chỉ ngợi ca công lao to lớn của mẹ mà còn đánh thức tâm hồn người đọc về ý thức trách nhiệm, sự đền đáp công ơn sinh thành với mẹ, với cha. Cùng VUIHOC tìm hiểu bài soạn dưới đây để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi đến lớp nhé.

Soạn bài Mẹ và quả| Văn 7 tập 2 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Mẹ và quả: Chuẩn bị 

1.1 Tác giả Nguyễn Khoa Điềm

Phương pháp giải:

Đọc trước văn bản Mẹ và quả và tìm hiểu thông tin về tác giả Nguyễn Khoa Điềm.

Lời giải chi tiết:

- Tác giả Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, Thừa Thiên – Huế;

- Quê quán: làng An Cựu, xã Thủy An, thành phố Huế, Thừa Thiên – Huế.

- Sinh ra trong một gia đình tri thức, giàu tinh thần cách mạng và truyền thống yêu nước.

- Học tập và trưởng thành ở miền Bắc, sau đó ông vào miền Nam tham gia chiến đấu và học tập. 

- Thơ ông mang màu sắc trữ tình chính luận, giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén.

- Tác phẩm: Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974); Đất ngoại ô (thơ, 1973); Cửa thép (ký, 1972); Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986),…

1.2 Điều xúc động khi nghĩ về cha mẹ 

Phương pháp giải:

Chia sẻ một câu chuyện, kỷ niệm, suy nghĩ khiến em xúc động nhất khi nghĩ về cha mẹ với các bạn.

Lời giải chi tiết:

Khi nghĩ về cha mẹ, điều làm em xúc động nhất chính là sự hy sinh của cha mẹ dành cho con cái của mình. Gia đình em là một gia đình bình thường, như những gia đình khác, bố mẹ đều phải cố gắng buôn bán kinh doanh để kiếm tiền nuôi em và các em em ăn học, chúng một cuộc sống đầy đủ, ấm no. Nó là điều khiến em thực sự rất biết ơn và tự nhủ với bản thân phải học tập thật tốt và thật thành công để có thể lo cho cha mẹ có cuộc sống sung túc, hạnh phúc hơn.

>> Xem thêm: Soạn văn 7 Cánh diều 

2. Soạn bài Mẹ và quả: Đọc hiểu 

2.1 Từ “lặn” và “mọc ở đây nghĩa là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

- Số tiếng ở mỗi dòng thơ là không giống nhau, có dòng 8 tiếng và có dòng 7 tiếng.

- Bài thơ có vần và nhịp linh hoạt, không tuân theo các quy tắc thông thường (như gieo vần chân, vần lưng...). Cả bài thơ là lời tâm tình, thủ thỉ mà nhà thơ gửi gắm tới người mẹ của mình.

- Nhịp thơ: 3/4, 3/5 

- Từ “lặn” và “mọc” trong bài thơ chỉ những mùa quả đi rồi đến; “lặn” là hết mùa quả, “mọc” là bắt đầu một mùa ra trái mới, hết lứa quả này lại có lứa quả khác, hết mùa vụ này đến mùa vụ khác. Cặp từ “lặn” và “mọc” còn mang nghĩa bóng chỉ sự vun trồng vất vả, ngóng trông của người mẹ, nhưng cũng chất chứa một nỗi lo lắng của người con trước sự già đi của mẹ.

2.2 Hình ảnh này minh họa cho nội dung nào của bài thơ? 

Phương pháp giải:

Học sinh đọc kỹ văn bản và chú ý vào hình ảnh minh hoạ.

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh minh họa cho nội dung của bài thơ là hình ảnh một người mẹ tần tảo, chịu thương, chịu khó đang chăm chút cho vườn rau của mình:

“Còn những bí và bầu lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi”

2.3 Em hiểu các hình ảnh trong dòng thơ thứ hai và thứ ba của khổ 2 như thế nào?

Phương pháp giải:

Học sinh đọc kỹ dòng thơ thứ hai và thứ ba ở khổ 2

Lời giải chi tiết:

“Lớn lên” thể hiện hình ảnh những người con do mẹ nuôi dưỡng ngày càng cao lớn, trưởng thành. Còn “lớn xuống” chỉ sự to, nặng theo thời gian của những bí và bầu, khi quả ngày càng to sẽ ngày càng rủ xuống.

Hình ảnh trong câu thơ: 

“Còn những bí và bầu lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn” 

→ Tác giả dựa vào hình dáng quả bí quả bầu khi lớn lên, đã liên tưởng ngay đến những giọt mồ hôi của mẹ, thể hiện sự hy sinh thầm lặng, vất vả và đầy khó nhọc của mẹ. Biết bao giọt mồ hôi mặn của mẹ đã âm thầm, lặng lẽ nhỏ xuống đất để “kết nên” những quả bí, quả bầu ngày một to, đẹp.

2.4 Từ “quả” ở khổ 1 và từ “quả” ở khổ 3 có gì giống và khác nhau? 

* Giống nhau

- Chỉ sự kết tinh, cần phải trải qua một quá trình mới hình thành nên.

* Khác nhau

- Từ “quả” ở khổ thơ 1 mang nghĩa đen, chỉ quả trên cây do mẹ trồng, chăm bón, tưới tiêu từng ngày để đơm hoa, kết trái.

- Từ “quả” ở khổ 3 mang nghĩa bóng chỉ người con, đó là đứa trẻ được mẹ sinh ra, được chăm bẵm, nâng niu và dạy dỗ từng ngày để lớn khôn.

Khóa học DUO dành riêng cho các em bậc THCS từ nhà trường VUIHOC, các em sẽ được học cùng các thầy cô TOP trường điểm quốc gia với kinh nghiệm giảng dạy phong phú. Đăng ký học thử để được trải nghiệm buổi học trực tuyến hoàn toàn miễn phí nhé!

3. Soạn bài Mẹ và quả: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 29 SGK Văn 7/2 Cánh diều:

Bài thơ là lời của ai, nói với ai và về điều gì? Tâm trạng và thái độ của người nói như thế nào?

Phương pháp giải:

Học sinh đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

- Bài thơ Mẹ và quả được làm theo thể thơ tự do, không bị gò bó bởi luật thơ.

- Theo em, đây là lời nói của người con nói bày tỏ sự biết ơn của mình với mẹ, với sự hy sinh, chăm sóc, bảo ban và dạy dỗ của mẹ.

- Tâm trạng và thái độ của người con: Nguyễn Khoa Điềm thể hiện sự thấu hiểu những hy sinh vất vả, nhọc nhằn mà người mẹ đã trải qua. Từ đó ca ngợi công lao như trời biển của người mẹ, biết ơn, trân trọng mẹ của mình nhưng cũng chất chứa nỗi lo sợ, day dứt chưa kịp báo đáp ơn dưỡng dục của mẹ.

3.2 Câu 2 trang 29 SGK Văn 7/2 Cánh diều:

Người mẹ trong bài thơ không được miêu tả trực tiếp, nhưng người đọc vẫn nhận ra được phẩm chất của bà qua những dòng thơ nào?

Phương pháp giải:

Học sinh đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

- Phẩm chất tốt đẹp của người mẹ chủ yếu được thể hiện qua các câu thơ ở khổ 1 và 2.

- Qua hai khổ thơ đó, tác giả đã làm hiện lên những phẩm chất tốt đẹp của người mẹ: 

  • một người mẹ mạnh mẽ, tự lực cánh sinh, mong đợi mọi thành quả bằng đôi bàn tay lao động của mình, cần cù, chăm chỉ (mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng)

  • yêu thương, nuôi nấng, dạy dỗ các con; lặng lẽ chịu đựng những khó khăn, vất vả, một người mẹ lam lũ, tảo tần, hết lòng vì con (chúng tôi từ tay mẹ lớn, bí bầu mang dáng giọt mồ hôi, lòng thầm lặng)

3.3 Câu 3 trang 29 SGK Văn 7/2 Cánh diều:

Phân tích nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua một trong các yếu tố: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,...

Phương pháp giải:

Học sinh đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

- Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, gồm ba khổ, ngắt nhịp linh hoạt, gieo vần hỗn hợp.

- Bài thơ có tứ thơ độc đáo, mang tính phát hiện đầy ám ảnh về người mẹ và những công lao, thành quả mà mẹ tạo ra.

- Vần, nhịp thơ linh hoạt: 3/4, 4/3, 4/4,…

- Từ ngữ, hình ảnh của bài thơ vừa giản dị, quen thuộc và giàu tính tượng hình. Trong bài, nhà thơ sử dụng một loạt các biện pháp tu từ như đối lập (lặn - mọc, lớn lên - lớn xuống), điệp ngữ (những mùa quả), so sánh (quả - như Mặt Trời, như Mặt Trăng; quả - mang dáng giọt mồ hôi mặn), nói giảm – nói tránh (ngày bàn tay mẹ mỏi), ẩn dụ (chúng tôi, một thứ quả trên non xanh).

- Những yếu tố nghệ thuật này có tác dụng giúp tác giả thể hiện cảm xúc chân thành, đồng thời nêu được những triết lí, suy ngẫm, thâm trầm, sâu lắng của tác giả về người mẹ.

3.4 Câu 4 trang 29 SGK Văn 7/2 Cánh diều:

Ở hai dòng thơ cuối, vì sao nhà thơ lại “hoảng sợ” khi nghĩ mình vẫn còn là “một thứ quả non xanh”? (Gợi ý: “Quả non xanh” chỉ điều gì? Tại sao điều ấy làm tác giả “hoảng sợ”?). Bài thơ thể hiện được vẻ đẹp gì trong suy nghĩ, tình cảm của nhà thơ?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải chi tiết:

- Quả non xanh: nghĩa đen ý chỉ quả chưa chín; nghĩa bóng ý chỉ người con chưa trưởng thành, chín chắn, chưa báo đáp được ơn sinh thành và dưỡng dục của mẹ, hoặc rộng hơn có thể là chưa làm được những điều xứng đáng với sự mong mỏi của mẹ. 

Trong khi đó người mẹ “bàn tay mỏi”, sự mòn mỏi đợi chờ, không chịu đựng được nữa. Tác giả hoảng sợ khi nghĩ đến lúc mẹ già yếu, gần đất xa trời mà mình vẫn chưa khôn lớn, trưởng thành hoặc chưa đáp đền được công ơn của mẹ.

Bài thơ cho thấy sự trân trọng, tình yêu thương của nhà thơ đối với mẹ; đồng thời, bộc lộ sự day dứt, nuối tiếc khi chưa làm cho mẹ được thanh thản lúc cuối đời.

Qua đó chúng ta thấy được sự băn khoăn của tác giả về trách nhiệm của bản thân, vừa là nỗi lo lắng về một điều tất yếu; sự lo lắng sâu sắc là biểu hiện cao của ý thức trách nhiệm phải báo đáp công ơn người đã nuôi nấng dạy dỗ mình. 

3.5 Câu 5 trang 29 SGK Văn 7/2 Cánh diều:

Em thích dòng thơ, khổ thơ nào nhất? Bài thơ nói giúp em được điều gì khi nghĩ về cha mẹ mình?

Phương pháp giải:

Học sinh chọn ra khổ thơ/câu thơ mà em thích nhất và lí giải vì sao.

Lời giải chi tiết:

Em thích nhất hai câu thơ:

“Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi”

Có thể nói đây là hai câu thơ tài hoa nhất trong bài, khắc sâu sự hy sinh âm thầm, lặng lẽ của mẹ và lòng cảm kích, biết ơn vô bờ của người con về công dưỡng dục sinh thành của mẹ hiền. Hình ảnh “chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn” là một hình ảnh so sánh độc đáo, ví von dáng bầu bí như giọt mồ hôi mặn của mẹ. Đó là hình tượng giọt mồ hôi đầy vất vả, nhọc nhằn, kết tụ những hy sinh thầm lặng của mẹ. Câu thơ “Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi” gợi lên dáng vẻ âm thầm trong cực nhọc của mẹ để thu được những mùa vụ cây trái tốt tươi.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Mẹ và quả Văn 7 tập 2 Cánh diều. Bài học này đã mang đến thức tỉnh, thấu hiểu những công lao, hy sinh của người mẹ dành cho con. Để học nhiều hơn các kiến thức của bất kỳ môn học nào, các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 7
| đánh giá
Hotline: 0987810990