img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Mùa xuân chín| Văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 10:52 30/09/2024 1 Tag Lớp 9

Bài viết là phần Soạn bài Mùa xuân chín| Văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo vô cùng chi tiết. Bài soạn nói về bức tranh mùa xuân đẹp, xanh tươi và đầy sức sống thông qua tình yêu tha thiết, mãnh liệt và một nỗi nhớ nhung vô cùng khắc khoải, da diết của nhân vật trữ tình về một thế giới tươi đẹp nhưng giờ chỉ còn ở trong kí ức.

Soạn bài Mùa xuân chín| Văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Mùa xuân chín: Chuẩn bị đọc 

a. Tác giả:

* Tiểu sử

-  Hàn Mặc Tử (sinh năm 1912, mất năm 1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ra tại Đồng Hới, Quảng Bình.

-  Sớm mất cha nên sống với mẹ tại Quy Nhơn.

- Năm 21 tuổi ông vào trong Sài Gòn lập nghiệp.

-  Đi làm công chức một thời gian ngắn rồi mắc bệnh phong rồi mất.

* Sự nghiệp văn học

- Tác phẩm chính: Những sáng tác của Hàn Mặc Tử, bao gồm có:

+ Lệ Thanh thi tập (bao gồm toàn bộ những bài thơ Đường luật)

+ Gái Quê (1936, tập thơ duy nhất được xuất bản khi tác giả chưa qua đời) 

+ Thơ Điên (hay Đau Thương, thơ bao gồm ba tập là Hương thơm; Mật đắng; Máu cuồng và hồn điên-1938)

+ Xuân như ý

+ Thượng Thanh Khí (thơ)

+ Chơi Giữa Mùa Trăng (tập thơ-văn xuôi) 

+ Cẩm Châu Duyên

+ Quần tiên hội (kịch thơ, viết dở dang-1940)

+ Duyên kỳ ngộ (kịch thơ-1939)

* Phong cách sáng tác

Hàn Mặc Tử là một hiện tượng thơ kì lạ vào bậc nhất trong phong trào Thơ mới. Đọc thơ Hàn thi sĩ ta bắt gặp được một tâm hồn thiết tha yêu cuộc sống, yêu thiên cảnh và yêu con người đến khát khao, cháy bỏng; một khát vọng sống vô cùng mãnh liệt đến đau đớn tột cùng. Trong thơ Hàn, nhiều bài thơ mang khuynh hướng siêu thoát về thế giới siêu nhiên, tôn giáo… nhưng đó chính là hình chiếu ngược của khát vọng sống và khát vọng giao cảm với đời. Một số bài thơ cuối đời của thi sĩ họ Hàn còn đan xen với những hình ảnh ma quái - dấu ấn về sự đau đớn, giày vò về mặt thể xác lẫn tâm hồn. Đó là sự khủng hoảng về tinh thần, bế tắc và tuyệt vọng trước cuộc đời. Nhưng dù được viết với khuynh hướng nào, thơ Hàn Mặc Tử vẫn là những vần thơ vô cùng trong sáng, lung linh, huyền ảo và có một ma lực với sức cuốn hút diệu kì đối với những người yêu thơ Hàn Mặc Tử.

b. Tác phẩm

* Thể thơ: thất ngôn (tức là 7 chữ)

* Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Chưa rõ thời điểm sáng tác của tác phẩm Mùa xuân chín, nhưng theo Trần Thanh Mại thì: "Qua cái năm bệnh hoạn đầu, nghĩa là vào cuối năm 1937, Hàn Mặc Tử gom góp xong tập thơ làm trên giường bệnh, theo một thể tài mới mà chàng gọi Thơ Điên", nghĩa là thi phẩm đã được sáng tác vào trước thời điểm ấy.

* Phương thức biểu đạt là Biểu cảm

* Nội dung chính:

Với màu sắc cổ điển hài hoà với chất dân dã vô cùng trẻ trung, bình dị, bài thơ “Mùa xuân chín” của tác giả Hàn Mặc Tử đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân rất trong sáng, rạo rực và say mê. Qua đó, nhà thơ đã gửi gắm niềm khát khao giao cảm với cuộc đời, nỗi nhớ làng quê da diết và bày tỏ về nỗi trăn trở trước sự hiện hữu của cái đẹp.

* Bố cục:

- Khổ 1: Khung cảnh của mùa xuân

- Khổ 2+3: Tình xuân

- Khổ 4: Tâm trạng của nhân vật khách

* Tóm tắt

Với màu sắc cổ điển hài hoà cùng với chất dân dã trẻ trung và bình dị, bài thơ “Mùa xuân chín” của tác giả Hàn Mặc Tử đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân hết sức trong sáng, rạo rực và say mê. Qua đó, nhà thơ đã gửi gắm niềm khát khao giao cảm với cuộc đời cũng như nỗi nhớ làng quê da diết và bày tỏ về nỗi trăn trở trước sự hiện hữu của cái đẹp.

* Giá trị nội dung:

- Thể hiện vẻ đẹp của mùa xuân đẹp đẽ và tươi mới.

- Niềm vui của con người khi xuân tới, tình yêu đời bà khao khát giao hoà với cuộc đời cùng với nỗi nhớ làng quê da diết.

* Giá trị nghệ thuật:

- Tác giả đã sử dụng thành công những phép tu từ.

- Ngôn ngữ thơ da diết và giàu sức sống, rộn ràng.

c. Câu hỏi phần chuẩn bị

Nếu cần chọn một tính từ có thể khái quát được đúng nhất đặc tính của mùa xuân, em sẽ lựa chọn từ nào? Hãy chia sẻ với các bạn về lí do lựa chọn của mình.

Trả lời:

- Tính từ để nói về mùa xuân đó là rực rỡ

- Mùa xuân là một trong những mùa đẹp nhất ở trong năm. Đây là thời điểm mà thiên nhiên tràn đầy sự sống, cây cỏ bắt đầu mọc và hoa nở rộ khắp nơi. Mùa xuân cũng là thời gian để mọi người có thể tận hưởng không khí trong lành và tươi mát ngay sau một mùa đông lạnh giá. Bạn có thể đi dạo ở trong công viên, ngắm hoa anh đào nở rực rỡ, hoặc tham gia vào các hoạt động ở ngoài trời thú vị. Mùa xuân thực sự là một thời điểm rất đáng mong chờ và tươi vui.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

2. Soạn bài Mùa xuân chín: Trải nghiệm cùng văn bản 

2.1 Em hình dung như thế nào về bức tranh thiên nhiên mùa xuân cùng với con người ở trong ba khổ thơ đầu?

* Bức tranh mùa xuân hiện lên với diện mạo vô cùng tươi tắn:

– Dấu hiệu báo hiệu xuân sang:

+ Khói mơ.

+ Làn nắng ửng.

+ Mái nhà tranh bên giàn thiên lý.

-> Thanh tĩnh, duyên dáng, bình dị mà lại đằm thắm yêu thương.

– Cảnh vật thôn quê đẫm hơi thở mùa xuân:

+ Làn mưa xuân tưới thêm sức sống.

+ Niềm vui của con người khi xuân đến.

+ Cỏ cây xanh tươi” gợn tới trời”.

– Niềm hạnh phúc của đôi lứa.

– Tiếng thơ ngây sao khiến cho lòng người bâng khuâng và xao xuyến.

=> Xuân mang theo vị “chín” của lòng người và của đời người.

⇒ Thiên nhiên mùa xuân được miêu tả như một người thiếu nữ đang ngập tràn tình xuân rạo rực.

2.2 Hình ảnh thiên nhiên mùa xuân cùng với con người trong khổ thơ cuối là hình ảnh hiện tại hay là quá khứ?

Khách xa" gợi nhớ đến những người con xa quê, nhớ về mùa xuân ở quê hương. "Chị ấy, năm nay còn gánh thóc/ Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?" là một câu hỏi tu từ, thể hiện nỗi nhớ về hình ảnh người phụ nữ đang gánh thóc trên bờ sông quê hương vào mùa xuân chín.

3. Soạn bài Mùa xuân chín: Suy ngẫm và phản hồi 

3.1 Câu 1 trang 124 sgk văn 9/2 chân trời sáng tạo

Theo cảm nhận của em, bức tranh thiên nhiên mùa xuân ở làng quê Việt Nam được gợi tả trong khổ thơ thứ nhất là quen thuộc hay là mới lạ? Tại sao? 

Trả lời:

- Bức tranh thiên nhiên mùa xuân ở làng quê Việt Nam được gợi tả trong khổ thơ thứ nhất là quen thuộc.

- Vì nó được thể hiện thông qua những dấu hiệu báo xuân sang:

+ Khói mơ

+ Làn nắng ửng

+ Mái nhà tranh bên giàn thiên lý

3.2 Câu 2 trang 124 sgk văn 9/2 chân trời sáng tạo

Hai dòng thơ: Ngày mai trong đám xuân xanh ấy/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi... là lời của ai và thể hiện quan niệm, thái độ gì trước sự thay đổi của con người cùng với mùa xuân?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ hai câu thơ để có thể nhận xét đúng về quan niệm thái độ trước sự thay đổi của con người cùng với mùa xuân.

Lời giải chi tiết:

Hai dòng thơ "Ngày mai trong đám xuân xanh ấy/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi..." là lời của tác giả Hàn Mặc Tử, thể hiện về sự tiếc nuối và bâng khuâng trước sự thay đổi của con người cùng với mùa xuân, thể hiện quan niệm về cuộc đời ngắn ngủi và mau tàn, bộc lộ về niềm yêu mến và trân trọng vẻ đẹp của mùa xuân cũng như tuổi trẻ.

Lộ trình khóa học DUO dành riêng cho cấp THCS sẽ được thiết kế riêng cho từng em học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước tăng 3 - 6 điểm trong bài thi của mình.

3.3 Câu 3 trang 125 sgk văn 9/2 chân trời sáng tạo

Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, vần, nhịp,... có tác dụng như thế nào ở trong việc gợi tả cảnh sắc thiên nhiên cùng với hình ảnh con người ở trong ba khổ thơ đầu?

Trả lời:

- Hình ảnh thơ gợi hình gợi cảm: làn nắng ửng, bóng xuân sang, khói mơ tan, sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.

- Biện pháp tu từ:

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác về bóng xuân sang.

+ Đảo ngữ Sột soạt gió trêu tà áo biếc nhằm miêu tả âm thanh của gió thổi tình tứ và như trêu đùa tà áo biếc.

+ Nhân hóa tiếng ca - vắt vẻo và hổn hển

+ So sánh tiếng ca - lời của nước mây

- Cách ngắt nhịp có sự thay đổi vô cùng linh hoạt: đoạn 1: 4/3; đoạn 2: 2/2/3; đoạn 3: 4/3 và đoạn 4: 2/2/3

- Cách gieo vần: Gieo vần chân tại câu thơ 2,4; 5,8; 10,12; 14;16.

- Hình ảnh thơ giàu sức gợi: tiếng ca vắt vẻo, đám xuân xanh, khách xa

- Nhịp thơ cũng có sự thay đổi giúp phù hợp hơn với tâm trạng nuối tiếc của nhân vật trữ tình.

→ Ngôn từ của bài thơ gợi ra khung cảnh của một mùa xuân đang bước vào giai đoạn đẹp nhất, rực rỡ và tràn đầy sức sống. Trong khung cảnh mùa xuân, con người hiện ra với tiếng ca trong trẻo và ngây thơ.

3.4 Câu 4 trang 125 sgk văn 9/2 chân trời sáng tạo

Phân tích tâm trạng và cảm xúc của nhân vật “khách xa” đã được thể hiện ở trong khổ thơ thứ tư.

Trả lời:

Hình ảnh những cô thôn nữ hòa cùng với nhịp sống để lại cho người đọc một diện mạo mới về mùa xuân tươi tắn và căng tràn sức sống. Còn hình ảnh kẻ khách đang lưu luyến trước cảnh sắc của mùa xuân, luyến tiếc cảnh đẹp, hình ảnh ấy lay động tâm hồn họ với nỗi nhớ da diết và bâng khuâng. Hình ảnh mùa xuân mang đến cảm giác thân thuộc với người con gái gánh thóc vào năm nay và bên bờ sông nắng vẫn đang chang chang soi rọi vào trong tâm trí của con người, để lại trong lòng người bao nhiêu cảm xúc lưu luyến trước khung cảnh thiên nhiên vô cùng thơ mộng và tươi đẹp.

3.5 Câu 5 trang 125 sgk văn 9/2 chân trời sáng tạo

Nhận xét về cách mà tác giả đặt nhan đề cho bài thơ.

Trả lời:

- Ngay từ nhan đề bài thơ đã gợi ra một vẻ đẹp mùa xuân rực rỡ và tròn đầy.

- Động từ trạng thái chín kết hợp với danh từ mùa xuân gợi cho ta liên tưởng về một mùa xuân đang bước vào giai đoạn đẹp nhất và căng tràn sức sống nhất.

- Đồng thời, bộc lộ về sự tiếc nuối của thi nhân trước cái đẹp không thể nào níu giữ, kéo dài vĩnh viễn.

3.6 Câu 6 trang 125 sgk văn 9/2 chân trời sáng tạo

Theo em, vị trí cũng như thời điểm quan sát, miêu tả “mùa xuân chín” của tác giả ở trong khổ thơ cuối so với ba khổ thơ đầu tiên có sự thay đổi hay không? Điều đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện hình ảnh con người và thiên nhiên của mùa xuân?

Trả lời:

- Vị trí và thời điểm quan sát, miêu tả “mùa xuân chín” của tác giả ở trong khổ thơ cuối so với ba khổ thơ đầu có sự thay đổi như sau:

 

Ba khổ thơ đầu

Khổ cuối

Vị trí quan sát

Tác giả đã quan sát mùa xuân từ vị trí gần gũi và hòa mình vào thiên nhiên.
 

Tác giả đã quan sát mùa xuân từ vị trí xa xôi, giống như một người khách xa quê.

Thời điểm quan sát

Buổi sáng sớm, khi mà cảnh vật còn đang ươm đượm sương mai.

Mùa xuân vào buổi trưa, khi mà nắng chang chang

Cách miêu tả

Trực tiếp

Gián tiếp
 

 

Tác dụng của sự thay đổi vị trí cũng như thời điểm quan sát, miêu tả “mùa xuân chín”:

+ Thể hiện được sự chuyển biến ở trong tâm trạng của tác giả 

+ Nhấn mạnh về vẻ đẹp của mùa xuân 

+ Thể hiện sự gắn bó của tác giả đối với quê hương

3.7 Câu 7 trang 125 sgk văn 9/2 chân trời sáng tạo

Nêu một trong những biểu hiện về sự phù hợp của những yếu tố hình thức ở trong việc biểu đạt nội dung của văn bản.

Trả lời:

Biểu hiện của sự phù hợp của yếu tố nội dung với hình thức:

- Sự lựa chọn và kết hợp sử dụng độc đáo những từ láy kết hợp với tính từ và danh từ.

- Cách ngắt nhịp trong mỗi khổ thơ cũng có sự biến hóa.

- Ngôn từ được tác giả sử dụng ở trong bài thơ giản dị, mộc mạc, lại gần gũi.

3.8 Câu 8 trang 125 sgk văn 9/2 chân trời sáng tạo

Nhận xét về cách tác giả cảm nhận bước đi của thời gian thông qua hình ảnh thiên nhiên và con người ở trong bài thơ.

Trả lời:

Tác giả đã cảm nhận bước đi của thời gian thông qua trạng thái “chín” của mùa xuân ở trong bài thơ bằng những từ ngữ như làn nắng ửng, lấm tấm vàng, bóng xuân sang, khói mơ tan, sóng cỏ xanh tươi, mùa xuân chín.

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Trên đây, VUIHOC đã Soạn bài Mùa xuân chín| Văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo vô cùng chi tiết. Thông qua bài viết, tác giả muốn thể hiện niềm vui của con người khi mùa xuân đến, tình yêu đời và khao khát giao hoà với cuộc đời cùng với nỗi nhớ làng quê da diết. Ngoài phần Soạn bài Mùa xuân chín| Văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo ở trên ra, nếu các em có nhu cầu tham khảo về những bài soạn văn khác hoặc là bất kỳ bài soạn nào thuộc chương trình của những môn học khác thì cần phải nhanh tay truy cập vào website chính thức của VUIHOC là vuihoc.vn để có thể đăng ký khoá học nhanh chóng nhất, lại được giải đáp những thắc mắc từ các thầy cô giáo của VUIHOC vừa tâm huyết lại có trình độ chuyên môn cao.

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 9
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990