img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 11:27 08/07/2024 2,864 Tag Lớp 9

Bài viết dưới đây chính là Soạn bài Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức mà Vuihoc gửi đến các em. Hy vọng qua bài soạn này các em sẽ hiểu thêm về tấn bi kịch của Vũ Nương cũng như số phận của phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Soạn bài Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người: Trước khi đọc 

1.1 Câu 1: Kể tên một vài tác phẩm văn học Việt Nam viết về số phận bi kịch của con người.

- Một vài tác phẩm văn học Việt Nam viết về số phận bi kịch của con người có thể kể đến: Vợ nhặt của tác giả Kim Lân, Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, Tự tình của nữ sĩ Hồ Xuân Hương,...

1.2 Câu 2: Trong bài 1, em đã được học tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương. Hãy chia sẻ cảm nhận về một chi tiết mà em ấn tượng nhất trong tác phẩm.

- Chi tiết mà em cảm thấy ấn tượng nhất trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương chính là chi tiết chiếc bóng.

- Chi tiết này chính là nút thắt trong tác phẩm, là chi tiết hình thành nên tấn bi kịch của Vũ Nương.

2. Soạn bài Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người: Đọc văn bản 

2.1 Cách đặt vấn đề của tác giả.

- Tác giả đã đặt vấn đề bằng cách giới thiệu qua về tác phẩm, về nhân vật chính Vũ Nương và đưa ra lời nhận xét của bản thân về số phận con người qua chính tác phẩm Người con gái Nam Xương.

- Đây chính là cách đặt vấn đề một cách gián tiếp để thể hiện suy nghĩ và tình cảm của bản thân mình qua một tác phẩm, một câu chuyện hoặc qua cuộc đời của người khác.

2.2 Nhận xét của tác giả về cuộc đời Vũ Nương.

- Cuộc đời của Vũ Nương được tác giả nhận xét là một đời ngắn ngủi của con người. Tuy vậy nhưng cô đã có thể hoàn thành được trách nhiệm mà một người phụ nữ phải gánh vác đó là làm con, làm con dâu, làm vợ và làm mẹ.

- Nhưng dù cô đã làm rất tốt mọi nghĩa vụ của mình nhưng vào ngày đáng lẽ cô sẽ là người hạnh phúc nhất khi chồng của cô đã trở về, cha của con trai cô đã quay lại thì cuộc đời nghiệt ngã đã khiến cô phải chịu mọi oan khuất, phải lìa xa gia đình của mình.

2.3 Nét tính cách của nhân vật Trương Sinh được tác giả tập trung phân tích.

- Tác giả đã tập trung phân tích tính ghen tuông mất kiểm soát cũng như sự đa nghi vô căn cứ của Trương Sinh.

2.4 Lí lẽ và bằng chứng được tác giả sử dụng để bày tỏ suy nghĩ về nhân vật Trương Sinh.

- Lý lẽ và bằng chứng đã được tác giả sử dụng để bày tỏ suy nghĩ về nhân vật Trương Sinh là:

  • Lý lẽ 1: Trong ba năm chiến đấu ngoài chiến trường đã khiến anh mệt mỏi, có cảm giác chán chường. Vậy mà khi về đến nhà, anh lại thấy được cảnh tượng đau lòng.

  • Bằng chứng 1: Lúc anh về thì mẹ mấy khiến cho anh rất đau khổ.

  • Lý lẽ 2: Là người cùng một làng, biết nhau từ rất lâu nên anh thừa hiểu được phẩm chất của vợ mình.

  • Bằng chứng 2: Chính vì yêu thích tính cách cũng như phẩm chất của Vũ Nương mà Trương Sinh đã xin mẹ mang trăm lạng vàng đến nhà để đem nàng về làm vợ.

  • Lý lẽ 3: Cơn ghen tuông của Trương Sinh đã bùng nổ.

  • Bằng chứng 3: Do câu nói vô tình của bé Đản nói về người đàn ông đêm nào cũng đến với vợ mình.

  • Lý lẽ 4: Do tính đa nghi của mình nên chàng đã không còn đủ tỉnh táo để phân tích lời con trẻ nói.

  • Bằng chứng 4: Cơn giận tăng lên khiến chàng không nghe cả những lời van xin giải thích của vợ mình.

  • Lý lẽ 5: Sự ghen tuông của một người nông dân nóng tính vốn không được học hành đầy đủ đã nóng lên rồi biến thành cơn day dứt không thể biến mất.

  • Bằng chứng 5: Không quan tâm đến lời nói và thái độ của mình, Trương Sinh la hét ầm lên cho hả cơn giận và rồi mắng nhiếc đuổi vợ mình ra khỏi nhà.

2.5 Cách tác giả phân tích chi tiết chiếc bóng trên vách - chi tiết mang tính thắt nút - mở nút.

- Tác giả đã phân tích chi tiết mang tính thắt nút mở nút của câu chuyện chính là chi tiết chiếc bóng:

  • Nhà văn Nguyễn Dữ khéo léo ví hình ảnh chiếc bóng như tình cảm khăng khít của đôi vợ chồng vừa dùng nó để tô đậm sự ân hận của Trương Sinh khi vợ mình lựa chọn cái chết để chứng tội. Cái bóng còn là minh chứng cho lỗi lầm của cả vợ và chồng.

  • Chi tiết chiếc bóng trên vách này còn đặc biệt đến mức không thể tìm thấy chi tiết tương tự trong các tác phẩm truyện truyền kỳ kể cả ở trong kho tàng văn học Việt Nam hay Trung Quốc.

2.6 Vì sao tác giả cho rằng “bi kịch của Vũ Thị Thiết một phần là do nàng?”

  • Tác giả cho rằng “bi kịch của Vũ Thị Thiết một phần là do nàng?” bởi vì:

  • Cô vốn là người hiểu rõ tính cách đa nghi, ghen tuông của chồng mình nhất nhưng lại tạo ra sai lầm khó giải thích.

=> Do quá thương con, muốn con cảm nhận được tình cha mà cô lại lựa chọn nói dối con. Chính việc không giải thích này cùng với việc đứa trẻ tuổi còn quá nhỏ để có thể suy nghĩ trước khi nói đã tạo ra tấn bi kịch của cuộc đời cô. Sau này khi con cô trưởng thành, nếu nó biết nguyên nhân gây ra cái chết của mẹ mình sẽ khiến nó ân hận và đau khổ khôn cùng.
>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức 

2.7 Nhận định của người viết về nét độc đáo của truyện truyền kì Nguyễn Dữ.

- Tác giả Nguyễn Dữ đã sử dụng tài hoa của mình để tạo nên nét độc đáo mà không tác giả nào có thể làm ra trong tác phẩm truyện truyền kỳ.

- Nguyễn Dữ đã có thể dung hòa được cả hiện thực nghiệt ngã cùng với ước mơ và khát vọng sống, giữa cả cái ảo ảnh cùng với điều trong thực tế.

- Ông đã sử dụng sự thần kỳ khi đưa Vũ Nương trở lại nhân gian để minh oan cho chính bản thân mình nhưng nó cũng chỉ tồn tại trong giây lát và rồi biến mất đi mãi mãi.

- Tạo ra khát vọng cho Trương Sinh, để anh ta có cơ hội nhận lỗi với vợ mình nhưng cũng chính tác giả là người đưa anh ta trở lại với hiện thực nghiệt ngã không thể thay đổi.

2.8 Cách tác giả kết thúc vấn đề.

Tác giả đã lựa chọn kết thúc vấn đề bằng cách nêu lên những đặc điểm nổi bật của nhân vật chính Vũ Nương cũng như số mệnh của những người phụ nữ trong thời phong kiến. Qua đó khẳng định một lần nữa sức hấp dẫn cũng như giá trị nhân văn của tác phẩm.

Lộ trình khóa học DUO sẽ được thiết kế riêng cho từng nhóm học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm 9, 10 trong mọi bài kiểm tra.

3. Soạn bài Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người: Sau khi đọc 

3.1 Câu 1 trang 93 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Xác định vấn đề được bàn luận và bố cục của bài nghị luận.

- Vấn đề được nghị luận trong toàn tác phẩm là tấn bi kịch của cuộc đời Vũ Nương.

- Có thể chia tác phẩm thành bố cục 5 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “Miếu vợ chàng Trương” - Giới thiệu về nội dung của tác phẩm.

  • Phần 2: Tiếp theo đến “hàm hồ và mù quáng” - Nhận xét về cuộc đời của Vũ Nương qua lời tác giả.

  • Phần 3: Tiếp theo đến “muốn nói với người đời” - Những nhận xét về tính cách của Trương Sinh cũng như lý do chủ quan dẫn đến bi kịch của Vũ Nương.

  • Phần 4: Tiếp theo đến “bi kịch gia đình” - Những độc đáo trong nghệ thuật sáng tác truyện truyền kỳ của tác giả Nguyễn Dữ.

  • Phần 5: Phần còn lại - cách tác giả kết thúc vấn đề của tác phẩm.

3.2 Câu 2 trang 93 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Từ luận đề, tác giả đã triển khai các luận điểm theo trình tự nào?

- Từ luận đề, tác giả đã triển khai các luận điểm theo trình tự từ cụ thể chi tiết đến bao quát, từ nguyên nhân dẫn đến bi kịch dẫn đến hậu quả của nó.

- Trình tự của các luận điểm lần lượt: (1)Nêu lên những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Thị Thiết - (2)tập trung phân tích tính ghen tuông, đa nghi của Trương Sinh - (3)Nguyên nhân dẫn đến bi kịch và nói lên hậu quả của chúng - (4)Phân tích chi tiết quay trở lại của Vụ Nương càng nổi bật lên tấn bi kịch của gia đình - (5)Ý nghĩa của tác phẩm mà tác giả muốn truyền tải.

3.3 Câu 3 trang 93 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Đọc phần (2) và cho biết, theo tác giả, bi kịch của nhân vật Vũ Nương là gì. Tác giả đã làm sáng tỏ bi kịch ấy qua những lí lẽ và bằng chứng nào?

- Bi kịch lớn nhất của Vũ Nương chính là dù cô đã hết lòng yêu thương lo lắng cho hai người thân nhất trong gia đình nhưng chính họ lại là người gây ra nỗi oan trái khiến cô phải lựa chọn cái chết.

- Tác giả đã làm sáng tỏ bi kịch đó qua:

  • Lý lẽ: Cuộc đời Vũ Nương tuy ngắn ngủi nhưng nàng đã kịp làm trọn nghĩa vụ của một kiếp đàn bà: làm con, làm dâu, làm vợ, làm mẹ.

  • Bằng chứng: Trong thời gian ba năm chồng đi chiến đấu cô đã hết lòng lo cho mẹ già, vừa làm cha vừa làm mẹ để chăm sóc đứa con trai bé bỏng.

  • Lý lẽ: Hai người thân thương nhất, gần gũi nhất lại là kẻ gây ra oan trái cho đời nàng.

  • Bằng chứng: Do đứa trẻ ngây thơ cùng lời trẻ con vô tình và người chồng ghen tuông mù quáng không chịu nghe vợ nói lời giải thích.

3.4 Câu 4 trang 93 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Đọc phần (3) và cho biết, theo tác giả, điều gì đã khiến Vũ Nương nhảy xuống sông tự tử. Em có suy nghĩ gì về cách lý giải của tác giả?

- Theo tác giả, nguyên nhân khiến cho Vũ Nương lựa chọn nhảy xuống sông tự tử chính là do cô muốn chứng minh sự trắng của mình với chồng, với xã hội.

- Cách lý giải này của tác giả rất hợp lý do ông đã dựa vào từng chi tiết trong truyện cũng như dựa vào tính cách của cả hai nhân vật chính để lựa chọn cách kết thúc đau thương này.

3.5 Câu 5 trang 93 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Những nét đặc sắc nào trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ được làm rõ ở phần (4)?

- Những nét đặc sắc trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ được làm rõ ở phần (4):

  • Sự dung hòa của hiện thực với ước mơ, giữa điều tồn tại trong thực tế với những ảo ảnh.

  • Chủ nghĩa hiện thực được dung hòa một cách trọn vẹn với chủ nghĩa hiện thực.

3.6 Câu 6 trang 93 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Đọc phần (3) và phần (5), cho biết tác giả đã làm nổi bật nét độc đáo trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ bằng cách nào. Những câu văn nào giúp em hiểu rõ về nét độc đáo đó?

- Tác giả đã làm nổi bật lên nét độc đáo trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ bằng cách phân tích chi tiết những hình tượng và chi tiết mang tính biểu tượng.

- Những câu văn giúp em hiểu rõ về nét độc đáo đó là:

  • “Lấy hình tượng cái bóng người và lời nói ngây thơ của đứa con để đẩy câu chuyện tới đỉnh điểm là nét độc đáo riêng của Nguyễn Dữ, không thể tìm thấy trong bất cứ truyện truyền kì nào của Việt Nam cũng như các nước Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc…”

  • “Vũ Nương không phải là hình tượng một trang liệt nữ, nàng chỉ là một người đàn bà bình thường như bao người vợ, người mẹ trong đời thực.”

3.7 Câu 7 trang 93 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Phần (5) có vai trò gì trong bài nghị luận? Câu văn nào giúp em xác định được vai trò ấy?

- Phần (5) có vai trò nhấn mạnh bi kịch của số phận con người trong tác phẩm “Người con gái Nam Xương” và giúp khẳng định lại ý nghĩa và điểm nổi bật khiến tác phẩm khác với các truyện truyền kỳ khác.

- Câu văn giúp em xác định được vai trò ấy là:

  • “Có thể nói, với Người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã vượt khỏi những công thức thông lệ về hình tượng người phụ nữ trong truyện truyền kì.”

  • “Phản ánh số phận Vũ Thị Thiết, Nguyễn Dữ đã đề cập tới cái bi kịch muôn thuở của con người.”

  • “Có lẽ vì vậy mà Người con gái Nam Xương vẫn có sức hấp dẫn đối với người đọc ngày nay.”

3.8 Câu 8 trang 93 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Một số chi tiết và nhân vật trong tác phẩm Người con gái Nam Xương không được tác giả bài nghị luận phân tích, chẳng hạn như chi tiết người mẹ dặn dò trước khi Trương Sinh ra trận, các nhân vật Linh Phi, Phan Lang… Từ đó, em có suy nghĩ gì về việc sử dụng lí lẽ và bằng chứng trong văn bản nghị luận văn học?

- Những suy nghĩ của em về việc sử dụng lí lẽ và bằng chứng trong văn bản nghị luận văn học là:

  • Lý lẽ và dẫn chứng có tác dụng giúp cho luận đề được rõ ràng nhất, cần phải sử dụng những lý lẽ và dẫn chứng có liên quan mật thiết đến luận đề.

  • Lý lẽ phù hợp có thể nói lên được một phía cạnh nào đó của luận đề.

  • Không nên liệt kê các bằng chứng dài dòng như kể chuyện mà cần phân tích theo suy nghĩ của mình.

4. Kết nối đọc viết trang 93 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Em có đồng tình với những phân tích của tác giả bài viết "Người con gái Nam Xương" - một bi kịch của con người về chi tiết chiếc bóng trên vách không? Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) để trả lời câu hỏi trên.

Chi tiết hình ảnh chiếc bóng trên vách tường trong Truyện "Người con gái Nam Xương" của tác giả Nguyễn Dữ là một chi tiết độc đáo và có ý nghĩa rất quan trọng trong mạch truyện. Hình ảnh chiếc bóng của Vũ Nương phản chiếu trên tường chơi đùa cùng con trai là một yếu tố quan trọng vừa là nút thắt cho câu truyện cũng là chi tiết hóa giải mọi vấn đề. Có thể thấy rõ hình ảnh cái bóng là hiện thân của tình yêu thương tình mẹ con và đạo đức làm vợ. Cái bóng cũng là nguyên nhân dẫn tới bi kịch của Vũ Nương và gia đình nhỏ của cô. Cái bóng đã khiến Trường Sinh ghen tuông nghi ngờ vợ nhưng cũng chính nó đã thức tỉnh ảnh và giúp anh nhận ra nỗi oan của vợ mình. Qua hình ảnh chiếc bóng, tác giả đã truyền tải được những triết lý sâu sắc, đầy tính nhân văn. Cuộc sống luôn đầy rẫy những sự bất công mà con người không thể đoán trước hay kiểm soát được. Có thể nói tác phẩm "Người con gái Nam Xương" chính một bi kịch của con người từ chi tiết cái bóng trên vách tường.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người Văn 9 tập 1 kết nối tri thức. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ có thêm những gợi ý và hướng dẫn trọng điểm cho tác phẩm, giúp các em hiểu tác phẩm một cách chi tiết hơn. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dõi các bài viết mới nhất của Vuihoc nhé.

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

 

Banner after post bài viết tag lớp 9
| đánh giá
Hotline: 0987810990