img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh| Văn 8 tập 2 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 11:58 19/03/2024 6,158 Tag Lớp 8

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh, cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Cánh diều lớp 8 tập 2 để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh| Văn 8 tập 2 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh: Chuẩn bị

1.1 Tìm hiểu về nhóm tác giả Ngô gia văn phái

Nhóm tác giả Ngô gia văn phái được hình thành từ dòng họ Ngô Thì, sinh sống tại làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay là một phần của huyện Thanh Trì, Hà Nội). Sáng lập và phát triển Văn phái (sau này được gọi là Ngô gia văn phái) là công cuộc của hai nhân vật chính là Ngô Chi Thất và Ngô Trân. Nhóm này bao gồm 20 tác giả thuộc 9 thế hệ, trong đó nổi bật hai nhà văn chính là Ngô Thì Chí (1753 – 1788), hoạt động trong thời kỳ Lê Chiêu Thống, và Ngô Thì Du (1772-1840), hoạt động dưới triều đại của nhà Nguyễn.

1.2 Bối cảnh ra đời của tác phẩm

Hoàng Lê nhất thống chí (Ghi chép về công cuộc thống nhất của vương triều nhà Lê) là một tác phẩm tiểu thuyết lịch sử được viết bằng chữ Hán, theo hình thức chương hồi. Tác phẩm này tập trung tái hiện một loạt sự kiện phức tạp, phản ánh nhiều khía cạnh của đời sống xã hội Việt Nam từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX. Nó bắt đầu từ thời Trịnh Sâm lên ngôi chúa (1767), tiếp đến giai đoạn Nguyễn Huệ - Quang Trung dẹp tan quân Thanh xâm lược ở Bắc Bộ, và kết thúc khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua (1802). Tác phẩm tái hiện một cách sinh động và chi tiết về những biến cố lịch sử quan trọng của đất nước trong thời kỳ này. Bộ tiểu thuyết đã miêu tả sống động nhiều nhân vật lịch sử. Mỗi nhân vật, đặc biệt là nhân vật chính, thường được kết nối với một câu chuyện và sự kiện cụ thể.

Bản trích dưới đây được lấy từ Hồi mười bốn, mô tả hành động của tướng Quang Trung dẫn quân vào Bắc đánh tan quân Thanh, cũng như việc Lê Chiêu Thống và Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy sang Trung Quốc.

- Truyện này tập trung vào sự kiện lịch sử quan trọng là cuộc chiến Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm 1789. Cốt truyện, bối cảnh và nhân vật chính được xây dựng dựa trên các sự kiện thực tế trong lịch sử dân tộc.

- Chủ đề: Sự kiện trong lịch sử Quang Trung đại phá quân Thanh (1789)

- Tư tưởng: Ngợi ca về tinh thần yêu nước chống lại giặc ngoại xâm và tài năng lãnh đạo tài tình vua Quang Trung

- Nội dung: Chiến thắng của Tây Sơn khi dưới sự lãnh đạo của vua Quang Trung trước quân xâm lược Thanh

- Sự kiện, nhân vật ở trong truyện là những sự kiện, nhân vật có thật ở trong lịch sử.

- Ngôn ngữ truyện mang một không khí và dấu ấn lịch sử, phù hợp đối với bối cảnh và thời đại.

- Tác giả đã thể hiện sự ngợi ca, tự hào với chiến thắng của nhà vua Quang Trung và nhà Tây Sơn trước đội quân Thanh.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 cánh diều

2. Soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh: Đọc hiểu 

Nội dung chính:

Thông qua đoạn trích này, người đọc cảm nhận được vẻ hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong cuộc chiến đại phá quân Thanh, đồng thời nhìn thấy sự thảm bại của đối thủ xâm lược và số phận bi thảm của những kẻ phản quốc, gây hại cho nhân dân.

2.1 Phần (1) kể về tuyến nhân vật nào?

Lời giải chi tiết:

Phần 1 kể về tướng ở nhà Thanh Tôn Sĩ Nghị.

2.2 Tóm tắt ý chính lời dụ của Quang Trung.

Lời giải chi tiết:

Lời phủ dụ của Quang Trung nhấn mạnh sự khẳng định về chủ quyền dân tộc của quốc gia, đồng thời lên án tội ác của kẻ thù, thức tỉnh tinh thần yêu nước và lòng căm thù đối với giặc. Thông qua điều này, ông gợi lên sự đoàn kết của binh lính, đồng thời đề xuất các quy định quân đội một cách nghiêm ngặt.

2.3 Ý nào trong lời của Quang Trung thể hiện tầm nhìn, biết “lo xa”?

Lời giải chi tiết:

Quang Trung đã tiên đoán được rằng sau thất bại, quân Thanh sẽ không chịu đánh mất mặt mà sẽ âm thầm lập kế hoạch trả thù, làm cho nhân dân phải chịu đựng thêm nhiều khổ đau. Vì lẽ đó, ông đã quyết định giao cho Ngô Thì Nhậm, một nhà thông minh và khéo léo, trách nhiệm dẹp loạn và giải quyết vấn đề bằng lời nói thuyết phục hơn là binh đao.

2.4 Cách đánh giặc của Quang Trung có gì đặc biệt?

Lời giải chi tiết:

Nét độc đáo ở trong cách đánh giặc của vua Quang Trung:

  • Quân sự:

- Vua Quang Trung đã có chiến thuật hành quân rất thần tốc, tiến đánh bất ngờ.

- Trái với chiến lược thường thấy trong các cuộc kháng chiến, khi chúng ta thường phải bảo vệ và chờ đợi thời cơ để phản công khi kẻ địch yếu đi, vua Quang Trung lại lựa chọn chiến đấu tự do và chủ động. Ông quyết định đánh địch ngay từ khi chúng vẫn còn mạnh mẽ, không chờ đợi cho đối thủ suy giảm sức mạnh.

  • Chính trị:

- Nhanh chóng lấy lòng được nhân sĩ và nhân dân Bắc Hà.

- Lên ngôi hoàng đế sớm để có thể hiện tính chính danh.

2.5 Phần (3) có thể coi là một tuyến truyện không? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

Phần 3 có thể coi là một tuyến truyện bởi vì trong phần này đã tái hiện được những diễn biến rất phức tạp của nhân vật Vua Lê.

2.6 Hình dung thái độ và hành động của vua Lê.

Lời giải chi tiết:

Vua Lê lúc này trong lòng đầy sợ hãi đối với quân Tây Sơn sắp đuổi đến liền vội vã rồi cùng triều thần bỏ chạy.

3. Soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh: Trả lời câu hỏi cuối bài

3.1 Câu 1 trang 63 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh đã kể về những sự kiện gì? Các sự kiện ấy có liên quan đến những tuyến nhân vật nào?

Lời giải chi tiết:

Văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh đã kể về 3 sự kiện chính:

- Tướng giặc Tôn Sĩ Nghị rất chủ quan, hống hách, bắt nạt triều đình vua Lê

- Quang Trung thần tốc ra Bắc nhằm đánh tan quân Thanh

- Vua Lê cùng với một số triều thần chạy trốn lên trên biên giới phía bắc

⇒ Các sự kiện ấy có liên quan đến những tuyến nhân vật: Quang Trung, vua Lê Chiêu Thống, Ngô Thì Nhậm, tướng nhà Thanh như Tôn Sĩ Nghị, Sầm Nghi Đống ...

3.2 Câu 2 trang 63 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Đặt tên và nêu lên nội dung chính của mỗi phần ở trong đoạn trích.

Lời giải chi tiết:

- Phần 1: (từ đầu đến “...hôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân 1788”): được tin báo quân Thanh chiếm đến Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và thân chinh cầm quân đi dẹp giặc.

- Phần 2: (tiếp theo đến “… vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành”): Cuộc hành quân rất thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.

- Phần 3: (còn lại): Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm bại của bè lũ vua tôi Lê Chiêu Thống.

3.3 Câu 3 trang 63 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Phân tích về một số chi tiết ở trong văn bản để làm rõ đặc điểm tính cách của hai nhân vật Quang Trung và Lê Chiêu Thống.

Lời giải chi tiết:

  • Vua Quang Trung:

- Nhận tin Thăng Long bị quân giặc chiếm đóng, vua Nguyễn Huệ của nhà Tây Sơn không bao giờ lúng túng hay do dự. Ngay lập tức, ông tỏ ra phẫn nộ và quyết định tự mình dẫn binh ra trận. Nhưng nhờ vào lời khuyên của các tướng sĩ, ông dừng lại, lắng nghe và tìm ra giải pháp khôn ngoan hơn. Sau cuộc hội họp bàn bạc kỹ lưỡng, kế sách đánh giặc được hoàn thiện và triển khai ngay. Trong thời gian ngắn hơn một tháng, Nguyễn Huệ đã thực hiện hàng loạt công việc quan trọng: từ việc tế cáo trước trời đất, đến việc lên ngôi vua để củng cố lòng tin của nhân dân và chiêu mộ nhân tài hỗ trợ cho đất nước. Mạnh dạn tiến quân, ông còn tự mình dẫn đầu quân đội, tiến vào vùng Bắc để đối phó với thế lực giặc ngoại xâm.

- Mỗi nơi ông đến, Nguyễn Huệ đều tìm kiếm binh sĩ để gia nhập quân đội của mình. Chính sách của ông luôn mang tính hài hòa, coi trọng dân chúng và không bao giờ áp đặt lên họ. Nguyễn Huệ nghe tin về Nguyễn Thiếp, một nhân tài tại Hà Tĩnh, và liên tục cử người đi mời ông đến tham gia. Trước khi ra quân tiến công Bắc Hà, ông đã tổ chức một cuộc duyệt binh toàn quân để củng cố sức mạnh, điều chỉnh đội hình, và đưa ra kế hoạch thu hút tướng lĩnh, tăng cường tinh thần chiến đấu và quyết tâm đánh bại giặc xâm lược.

⇒ Mỗi hành động của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ đều rất là quả quyết, mạnh mẽ phi thường khiến cho tất cả tướng sĩ tin tưởng hết sức.

- Khi Sở và Lân đưa gươm ra chịu trách nhiệm vì bị quân giặc xâm chiếm Tam Điệp, ông tỏ ra rất tức giận. Tuy nhiên, ông hiểu rõ khả năng và vai trò của họ trong tình hình đó, do đó ông không chỉ trích mà còn khen ngợi họ về quyết định và hành động đúng đắn của họ.

⇒ Nguyễn Huệ rất sáng suốt ở trong việc xét đoán và dùng người.

- Mới khởi binh, chưa lấy được tấc đất nào, vậy mà Quang Trung đã tuyên bố chắc nịch “phương lược tiến đánh đã có sẵn”, “Chẳng qua mươi ngay có thể đuổi được người Thanh”. => Quang Trung có tầm nhìn vượt thời đại, thật hiếm có trên đời.

- Ông đã suy nghĩ xa hơn về chiến lược ngoại giao của đất nước sau cuộc chiến lớn: khu vực phía Bắc có quy mô lớn gấp mười lần so với nước ta, và một trận thua "sẽ làm thẹn và kích động tình thù" của đối phương, làm cho tình trạng xung đột không bao giờ chấm dứt. Sau chiến thắng, ông đề xuất dành thời gian để "ổn định và củng cố lực lượng", từ đó làm cho đất nước trở nên mạnh mẽ hơn trong quân sự.

⇒ Ông có trí tuệ của một bậc quân vương biết lo xa, nhìn rõ toàn cục, định liệu như thần.

- Hành quân vượt bão của quân Tây Sơn do vua Quang Trung tự chỉ huy. Từ Thanh Hóa đến Bắc Hà, dù gặp nhiều khó khăn về khí hậu, trang thiết bị và sức người, nhưng vẫn phải đối mặt với cuộc chiến đánh giặc, chiếm đóng thành trì. Điều đặc biệt là Quang Trung chỉ định thời gian cho mục tiêu này trong vòng bảy ngày.

⇒ Nguyễn Huệ là một người có tài dụng binh như thần.

  • Lê Chiêu Thống:

- Ở trong phần 3 của văn bản đã có chi tiết khắc họa về nhân vật Lê Chiêu Thống là: Vua Lê ở thành Thăng Long không nghe được tin cấp báo nên trong ngày Tết mọi người chỉ chăm chú vào tiệc yến mừng, không lo chi đến việc bất trắc.

- Sau khi biết tin: Vua Lê ở trong điện, nghe tin có việc biến ấy, vội vã cùng bọn Lê Quỳnh, Trịnh hiến đưa thái hậu ra ngoài. Cả bọn chạy đến bến sông thì thấy cầu phao đã đứt, thuyền bè cũng không, bèn gấp rút chạy đến Nghi Tàm, gặp được chiếc thuyền đánh cá vội cướp lấy rồi chèo sang bờ Bắc.

⇒ Vua Lê Chiêu Thống được xem là một vị vua thiếu hiệu quả, ưu tiên lợi ích cá nhân hơn lợi ích của đất nước. Bằng việc liên minh với nhà Thanh, ông đã giao phó đất nước cho kẻ thù phương Bắc. Hành động này đã khiến ông phải chịu những hậu quả nặng nề. Ông đã phải chạy trốn, đối mặt với cảnh đói khát và tìm kiếm sự sống ở mọi nơi, thể hiện sự hối hận và ân hận qua những nước mắt rơi.

3.4 Câu 4 trang 63 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Hãy làm sáng tỏ được đặc điểm của một truyện lịch sử có cốt truyện đa tuyến qua đoạn trích (chú ý các yếu tố nhân vật và sự kiện chính).

Lời giải chi tiết:

- Tác giả đã mô tả một chuỗi các sự kiện quan trọng từ cuộc xâm lược của quân Thanh cho đến sự trỗi dậy của Nguyễn Huệ, khi ông lên ngôi vua và dẫn dắt quân đội tiêu diệt quân Thanh. Cuộc tháo chạy của vua Lê Chiêu Thống và các quan thần cũng được đề cập trong bối cảnh này.

- Đoạn trích đã tái hiện được những diễn biến phức tạp của nhiều nhân vật khác nhau:

+ Suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật Tôn Sĩ Nghị

+ Các cảm xúc, suy nghĩ và hành động của nhân vật Quang Trung

+ Diễn biến tâm trạng, cảm xúc và những hành động của vua Lê Chiêu Thống

3.5 Câu 5 trang 63 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Theo em, qua đoạn trích, tác giả đã muốn gửi gắm đến người đọc những thông điệp gì? Thông điệp ấy đã có giá trị với cuộc sống hôm nay như thế nào?

Lời giải chi tiết:

- Tác giả đã muốn gửi gắm đến người đọc một thông điệp về lòng yêu nước và tôn trọng lịch sử dân tộc.

-  Thông điệp: Luôn nêu cao nên tinh thần yêu nước, chống lại giặc ngoại xâm.

-  Giá trị: Tinh thần yêu nước và lòng tự hào của dân tộc vẫn còn được lưu giữ và phát huy cho đến ngày nay.

3.6 Câu 6 trang 63 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Để viết được bài giới thiệu về nhân vật Quang Trung trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh, em sẽ nêu lên những ý chính nào?

Lời giải chi tiết:

Để có thể viết một bài giới thiệu về nhân vật Quang Trung trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh, em sẽ nêu lên những ý chính sau:

- Giới thiệu khái quát về thông tin về nhân vật (tên, bối cảnh lịch sử…)

- Phẩm chất của con người của ông. (Tính cách, tài năng)

- Những chiến công của ông (chiến công tiêu biểu)

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết bài soạn bài Quang Trung đại phá quân Thanh trong sách Cánh diều 8 tập 2. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 8
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990