img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thi nói khoác| Văn 8 tập 1 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 17:10 22/04/2024 1,106 Tag Lớp 8

Dưới đây là phần Soạn bài Thi nói khoác chương trình Ngữ Văn 8 tập 1 sách cánh diều. Văn bản viết về câu chuyện các ông quan thi nhau nói khoác đồng thời phê phán những thói hư tật xấu của những kẻ có chức quyền trong xã hội xưa.

Soạn bài Thi nói khoác| Văn 8 tập 1 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Thi nói khoác: Chuẩn bị

- Tìm hiểu về truyện cười dân gian Việt Nam: Truyện cười dân gian Việt Nam là một phần quan trọng của văn hóa dân gian đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Truyện cười thường mang tính chất hài hước, mỉa mai về cuộc sống, con người xung quanh. Các nhân vật trong truyện thường là những người dân thuộc tầng lớp lao động, phản ánh cuộc sống thực tế của người nông dân xưa. Truyện cười giúp tạo nên không khí vui vẻ, giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống. Ngoài mục đích giải trí, truyện cười cũng mang tính giáo dục, truyền đạt những giá trị về lòng tự trọng, trí tuệ và sự khôn ngoan của con người. 

- Một số truyện cười về đề tài nói khoác: 

Câu truyện 1: 

Cái chết oan của con trâu

Nhà ông Thực có cây bưởi năm nào cũng sai trĩu quả. Nhà ông lại cũng có con trâu to đùng. Sáng nào cũng vậy, hễ dắt trâu vào vườn là ông cột cổ nó vào gốc bưởi. Bình thường thì nào có chuyện gì.

Nhưng vào một buổi trưa, nó bị ve đố‌t, đỉa cắ‌n, con trâu lồng lên, cọ cổ vào thâ‌n bưởi, cả thâ‌n bưởi rung lên, một chùm bưởi 3 quả rụng tá‌ng vào đầu trâu. Con trâu bấ‌t giác lăn đùng ra chế‌t không kịp ngáp.

Câu truyện 2: 

Vì sao chồng nhảy cẫng lên khi thấy vợ?

Một anh chàng nhác nên giả ốm, kêu mệt rồi nằm nhà. Nhưng chị vợ vừa đi làm, anh ta đã vùng dậy rang ngô chén. Ngô vừa chín đã thấy tiếng vợ nheo nhéo gọi ngoài cổng. Thì ra vì chị vợ bỏ quên cái nón nên quay về lấy. Bí quá, anh chồng đổ tất ngô đang nóng vào túi quần. Bỏng quá, anh chàng vừa chạy ra mở cổng vừa nhảy tâng tâng.

Chị vợ thấy lạ bèn hỏi: “Phải gió hay sao mà cứ nhảy cẫng lên thế?”. Anh chàng nhăn nhở cười: “Hay chửa, thấy mẹ mày về, chó còn mừng nữa là tao”.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 cánh diều 

2. Soạn bài Thi nói khoác: Đọc hiểu

2.1 Nói khoác là gì?

- Nói khoác là nói những điều quá xa sự thật hoặc không thể có trong thực tế để khoe khoang hoặc để đùa vui tính.

2.2 Vì sao quan thứ nhất chịu thua quan thứ hai?

Vì quan thứ nhất biết quan thứ hai nói xỏ mình, ông ấy biết quan thứ nhất nói dối.

2.3 Tranh minh họa cho biết gì về bối cảnh cuộc thi nói khoác?

 Bối cảnh cuộc thi nói khoác: trên tấm sập lớn, các quan ngồi ăn uống rượu chè no say, bên cạnh là lính đứng gác. Các quan nói chuyện mà ai cũng cười như nghe thấy chuyện rất thú vị. 

2.4 Vì sao quan thứ ba chịu thua quan thứ tư?

Vì ông biết quan quan thứ tư đang chọc ngoáy lại ông. Cái cây mà quan thứ tư nói là dùng để làm cây cầu mà ông nói khoác.

2.5  Kết thúc truyện có gì bất ngờ?

Anh lính canh nói với các quan rằng họ đang nói khoác khi anh dám hét “Đồ nói láo cả! Lính đâu? Trói cổ chúng nó lại cho ta!” . Anh coi đó như là một cách nói khoác để hùa theo các quan.

Khóa học DUO cung cấp cho các em nền tảng kiến thức vững chắc, bứt phá điểm 9+ trong mọi bài kiểm tra trên lớp.

3. Soạn bài Thi nói khoác: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 102 SGK Văn 8/1 Cánh diều 

Nhan đề gợi mở cho em biết rằng nội dung của văn bản sẽ nói về một cuộc thi nói khoác. 

3.2 Câu 1 trang 102 SGK Văn 8/1 Cánh diều

Lý giải: 

- Độ dài văn bản: Ngắn gọn. 

- Cốt truyện: Đơn giản, xoay quanh cuộc nói chuyện của các vị quan. 

- Ít nhân vật:  4 vị quan và 1 anh lính canh. 

3.3 Câu 1 trang 102 SGK Văn 8/1 Cánh diều

- Vì qua cách nói của ông thứ nhất, ta hình dung ra một con trâu rất to, để trói được nó thì cần một cái dây to giống với chiếc dây mà ông quan thứ hai nói. 

- Còn trong câu nói của ông quan thứ ba về cây cầu rất to bắc qua sông, người đứng bên cầu không thấy đuo9wjc nhau, người cha mất bên kia cầu mà con sang đến nơi đã đoạn tang được ba năm. Lúc này ông thứ tư kể về quả trứng chim rơi từ trên cây xuống đến khi chưa rơi xuống đất đã đủ lông cánh bay đi, cái cây này dùng để làm cái cầu mà ông thứ ba kể. 

3.4 Câu 1 trang 102 SGK Văn 8/1 Cánh diều

Điều khiến chúng ta buồn cười là cuộc đối thoại giữa các ông quan. Ông nào cũng nói khoác và phóng đại sự thật, không ai chịu thua ai. Cuối cùng chính họ lại phải chịu thua câu nói của anh lính canh. 

3.5 Câu 1 trang 102 SGK Văn 8/1 Cánh diều

Theo em, cuộc thi nói khoác nhằm mục đích châm biếm, đả kích và phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. 

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Trên đây là toàn bộ phần Soạn bài Thi nói khoác văn 8 tập 1 cánh diều mà VUIHOC muốn gửi đến các em tham khảo. Thông qua phần soạn bài này, chắc hẳn các em có thể biết thêm thông tin về truyện cười dân gian Việt Nam.

Ngoài bài soạn này ra, khi muốn tham khảo về những bài soạn khác thuộc chương trình ngữ văn THCS nói riêng hay những bài soạn khác của những môn học khác nói chung, các em hãy truy cập nhanh với website của VUIHOC là vuihoc.vn để tự đăng ký khoá học nhanh chóng nhất và được giải đáp trực tiếp những thắc mắc từ các thầy cô giáo đáng yêu và nhiệt huyết của VUIHOC nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 8
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990