img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Mục đích của việc học| SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 10:05 16/09/2024 1 Tag Lớp 9

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Thực hành đọc hiểu: Mục đích của việc học cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Cánh diều 9 tập 1 để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Mục đích của việc học| SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Mục đích của việc học l SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Cánh diều: Phần chuẩn bị 

- Đọc trước toàn bộ văn bản Mục đích của việc học, tìm hiểu thêm những thông tin, đặc điểm về tác giả Nguyễn Cảnh Toàn (chú ý tới những đặc điểm của các tấm gương tự học của ông).

Câu trả lời chi tiết:

- Đôi nét những thông tin về nhà văn Nguyễn Cảnh Toàn:

+ Nguyễn Cảnh Toàn sinh ngày 28 tháng 9 năm 1926 tại làng Nghiêm Thắng, xã Đông Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An hiện nay.

+ Nguyễn Cảnh Toàn thi đỗ và vào học tại Trường Quốc học Huế vào năm 1942 và tốt nghiệp tú tài chuyên ngành môn Toán vào năm 1944. Đây là thời kỳ giáo dục Việt Nam được các giáo sư người Pháp giảng dạy và đào tạo nên sau khi học tại trường Quốc học Huế, ông đã hấp thu được không ít một số lượng những kiến thức tiến bộ của văn hóa phương Tây.

+ Cuối năm 1946, trong kỳ thi toán học đại cương, Nguyễn Cảnh Toàn đã đăng ký tham dự và sau đó đỗ thủ khoa của kỳ thi. Vào năm 1947, trong thời gian diễn ra các cuộc kháng chiến, Sở Giáo dục của Khu 4 đã đưa ra lời triệu tập ông về làm giáo viên dạy toán tại Trường Trung học chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng.

+ Năm 1951, ông được Bộ Giáo dục Việt Nam điều động lên làm giảng viên dạy đại học ở Khu học xá của Trung ương, được đặt tại tỉnh Nam Ninh (Trung Quốc).

+ Năm 1954, Nguyễn Cảnh Toàn giữ vai trò làm giảng viên giảng dạy bộ môn toán tại trường Đại học Khoa học Hà Nội.

+ Năm 1957, ông là một trong số chín cán bộ giảng viên giảng dạy trình độ đại học đầu tiên tại Việt Nam được cử sang Liên Xô làm thực tập sinh. Năm 1958, ông đã bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ ( hiện nay đổi thành chức danh là tiến sĩ) tại trường Đại học Lomonosov của Liên Xô.

+ Sau khi rời Liên Xô trở về Việt Nam vào năm 1959, ông về làm giảng viên giảng dạy tại khoa Toán và bắt tay vào tự nghiên cứu những đề tài khoa học của bản thân về hình học. Tháng 6 năm 1963, Nguyễn Cảnh Toàn đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ khoa học tại trường Đại học Sư phạm Quốc gia Lênin với nhan đề của luận án là"Lý thuyết đối hợp bộ n". Đây có thể nói là một luận án Tiến sĩ Khoa học đầu tiên về khoa học cơ bản của người Việt được nghiên cứu ở trong nước và sau đó sang được sang đất nước Liên Xô thực hiện việc bảo vệ luận án.

+ Sau khi ông thực hiện việc bảo vệ luận án tiến sĩ khoa học về hình học, ông tiếp tục công việc giảng viên và giảng dạy tại khoa Toán trường Đại học sư phạm Hà Nội và đảm nhiệm các chức vụ sau đây: chủ nhiệm bộ môn hình học, chủ nhiệm của khoa toán học, hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội ( vào các năm 1967 – 1975), Thứ trưởng Bộ Giáo dục, hiện nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo (1976 – 1989).

+ Năm 1994, ông dừng các làm công tác trong Bộ giáo dục và về nghỉ hưu. Cho đến năm 2006, ông vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu và làm giảng viên giảng dạy cho bộ môn toán trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.

+ Ngày 8 tháng 2 năm 2017 ông từ trần tại Hà Nội.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 cánh diều 

2. Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Mục đích của việc học l SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Cánh diều: Phần đọc hiểu 

* Nội dung chính của văn bản: Văn bản đã nêu lên những mục đích vô cùng quan trọng của việc học tập: học để hiểu, học để làm, học để hợp tác cùng nhau chung sống trong một môi trường tốt đẹp, học để làm người có ý nghĩa.

2.1 Chú ý cách người viết dẫn dắt, giới thiệu vấn đề.

Câu trả lời chi tiết:

Người viết đã dẫn dắt, giới thiệu tới người đọc vấn đề bằng cách nêu ra những xu hướng chung của thế giới trong mỗi thời đại để nhấn mạnh rằng việc học suốt đời chính là một chiếc chìa khóa vô cùng quan trọng khi đất nước chuẩn bị bước vào thế kỉ XXI đồng thời cũng lấy những dẫn chứng về khuyến cáo của UNESCO

2.2 Luận điểm nêu ở phần (2) được triển khai như thế nào?

Câu trả lời chi tiết:

Luận điểm học được nêu ra ở phần (2)  là phải thông hiểu và được triển khai theo các lí lẽ ở dưới đây:

- Giải thích cho việc học - hiểu

- Giá trị của việc học - hiểu

- Học - hiểu để có thể đi sâu hơn vào chuyên ngành

- Mối quan hệ mật thiết giữa học và hiểu

- Mục đích quan trọng của việc học để hiểu

2.3 Người viết trích dẫn quan điểm của các nhà tư tưởng lớn nhằm mục đích gì?

Câu trả lời chi tiết:

Mục đích của người viết trích dẫn quan điểm của các nhà tư tưởng nhằm tạo cho người đọc một sự tin cậy, xác thực và tăng niềm tin với bài viết vì có cùng chung một hệ tư tưởng với những nhà văn hóa - tư tưởng lớn ở trên thế giới.

2.4 Chú ý cách người viết kết nối các luận điểm.

Câu trả lời chi tiết: 

Người viết đã kết nối các luận điểm ở trong bài bằng cách đưa ra 2 luận điểm được nêu ra ở phía trên để làm cơ sở, và làm tiền đề cho luận điểm thứ 3

2.5 Tác giả đã mở rộng, bình luận ý kiến bằng cách nào?

Câu trả lời chi tiết:

Tác giả đã khéo léo mở rộng, bình luận những ý kiến bằng cách sử dụng những khéo léo trong thao tác lập luận chứng minh với những cụm từ được liên kết với nhau như “chẳng những - mà còn”, “vừa…vừa” để nhấn mạnh được tác dụng quan trọng của việc học để có thể hợp tác với nhau và cùng chung sống

2.6 Chú ý tới điểm chung trong cách triển khai các luận điểm của người viết

Câu trả lời chi tiết:

 Điểm chung trong cách triển khai các luận điểm của người viết là tác giả đều đưa ra những lí lẽ đặc biệt thuyết phục để có thể giải thích, sau đó nêu ra những ý nghĩa, giá trị quan trọng của mỗi việc học hành.

Lộ trình khóa học DUO sẽ được thiết kế riêng cho từng nhóm học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm 9, 10 trong mọi bài kiểm tra.

3. Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Mục đích của việc học l SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Cánh diều: Phần trả lời câu hỏi ở cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 129 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 cánh diều 

Nêu những đặc điểm xuất hiện trong bối cảnh được tác giả nói tới ở phần (1). Vấn đề nghị luận có ý nghĩa như thế nào khi xuất hiện ở trong bối cảnh đó?

Câu trả lời chi tiết:

- Bối cảnh: xu thế toàn cầu hóa kinh tế thị trường, kinh tế tri thức và chuyển sang xã hội thông tin, xã hội học tập.

- Vấn đề nghị luận là việc học suốt đời có ý nghĩa then chốt để bước vào thế kỉ XXI

3.2 Câu 2 trang 129 sgk văn 9/1 cánh diều

Xác định hệ thống những luận điểm của văn bản và nhận xét về cách tác giả triển khai mỗi luận điểm đó. Có thể trình bày bằng bảng hoặc sơ đồ, theo ví dụ ở dưới đây:

Luận điểm

Lí lẽ, bằng chứng

Nhận xét

Học để hiểu - Học là đi sâu vào nắm bắt vững bản chất; khai thác, phân tích; tư duy sau khi học
- Học là cách học theo khoa học, theo hướng tự nghiên cứu, tạo cho mình năng lực tự học trong mọi hoàn cảnh
- mối quan hệ mật thiết giữa học và hiểu

 

- Hệ thống những luận điểm được trình bày mạch lạc, rõ ràng và được liên kết câu từ chặt chẽ với nhau

- Các lí lẽ và dẫn chứng được tác giả trình bày theo một kết cấu đặc biệt khá giống nhau ở mỗi luận điểm để tạo nên một sự logic, nhất quán với nhau

- Bằng chứng được đưa ra phải thuyết phục, xác đáng, tạo được sự tin cậy cho người đọc.

Học để làm

- Các quan điểm của Hồ Chí Minh, Kant, Piaget về việc áp dụng kiến thức được học
- Cần có năng lực đặc biệt để có thể xử lý các tình huống mới
- Mối quan hệ đặc biệt giữa việc học và làm

Học để có thể hợp tác, cùng chung sống với nhau

- cần hiểu bản thân và những người khác xung quanh
- ý nghĩa quan trọng của việc học
- Mối quan hệ đặc biệt giữa việc học và hợp tác cùng chung sống
Học để làm người - Đưa ra những lời giải thích
- Khám phá ra giới hạn của bản thân, vượt qua chính mình
- kết quả: tạo ra một con người sống tự chủ, sáng tạo…

 

3.3 Câu 3 trang 129 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 cánh diều

Tác giả đã sắp xếp các luận điểm theo thứ tự nào? Theo em, có nên thay đổi thứ tự sắp xếp các luận điểm không? Vì sao?

Câu trả lời chi tiết:

Tác giả đã sắp xếp các luận điểm theo thứ tự cụ thể từ cơ bản đến phức tạp, từ những vấn đề căn bản, gốc rễ đến những vấn đề cấp bách, khó hơn. Không nên tự thay đổi thứ tự đã được sắp xếp đó vì khi đó phải bắt đầu lại tuần tự từ những bước cơ bản nhất mới có thể tạo ra được một con người có đầy đủ các năng lực đặc biệt để đáp ứng xu thế của thời đại.

3.4 Câu 4 trang 129 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 cánh diều

Qua văn bản Mục đích của việc học, tác giả muốn khẳng định với người đọc điều gì? Điều đó có ý nghĩa quan trọng như thế nào trong bối cảnh hiện nay?

Câu trả lời chi tiết:

- Tác giả muốn khẳng định với người đọc một điều rằng khi học phải có mục đích, phải cùng chung hướng tới những giá trị cốt lõi.

- Điều đó rất đúng khi trong xã hội phát triển ngày nay khi con người đang có xu thế toàn cầu hóa.

3.5 Câu 5 trang 129 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 cánh diều

Theo em, sức thuyết phục của văn bản này được tạo nên bởi những yếu tố nào? Hãy đưa ra những lí lẽ và phân tích bằng chứng để làm rõ một trong những yếu tố đó.

Câu trả lời chi tiết:

+ Những yếu tố tạo nên sức thuyết phục của văn bản:

- Hệ thống các luận điểm được xác định chặt chẽ, mạch lạc.

- Các lí lẽ và dẫn chứng được đưa ra một cách thuyết phục.

- Tính thời sự, cập nhật xu thế chung đang thịnh hành của thế giới.

+ Những lí lẽ và phân tích bằng chứng để làm rõ các yếu tố trên: Trong phần “Học để làm”, tác giả đã nêu và dẫn ra những phát biểu nổi tiếng của các nhà tư tưởng lớn trong thời đại như Hồ Chí Minh, Kant, Piaget nhằm tăng thêm tính thuyết phục tới người đọc, tạo một sự tin cậy tuyệt đối cho luận điểm của mình

3.6 Câu 6 trang 129 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 cánh diều

Từ những vấn đề được tác giả gợi ra ở trong văn bản, hãy liên hệ với thực tiễn để chỉ ra một số những vấn đề bất cập (hạn chế) về việc học của học sinh hiện nay. Để có thể giải quyết được những bất cập (hạn chế) đó, em cần phải làm gì?

Câu trả lời chi tiết:

* Một số bất cập về việc học đang diễn ra hiện nay:

- Nhiều bạn học sinh, sinh viên hiện nay vẫn đang thụ động trong việc tiếp nhận các bài giảng học tập ở trên lớp của thầy cô mà không chịu suy nghĩ, đào sâu, không chủ động sáng tạo, không vận dụng những kĩ năng, tư duy của bản thân để có thể phát triển và tiếp thu thêm bài học.

- Giới trẻ hiện nay vẫn đang chăm chỉ học tập và tích lũy cho mình những thứ hạng về bằng cấp, chứng chỉ, thậm chí vẫn chỉ ôm lý thuyết suông để làm nhưng chưa chú trọng trong việc trau dồi những kinh nghiệm trong thực tiễn, chưa chủ động tiếp cận với những hoạt động trong thực tế để có thể làm phong phú và tăng thêm vốn hiểu biết của mình mà trong sách vở có thể không có hoặc không cung cấp hết được, chưa chú trọng mỗi khi thực tập, tập trung thực hành các kỹ năng cần thiết cho thực tế.

* Giải pháp để giải quyết những vấn đề bất cập: Cần quan tâm, chú ý hơn đến chất lượng lao động, nâng cao tay nghề và năng suất lao động. Muốn làm được những điều này phải quan tâm đặc biệt hơn đến việc giáo dục nghề nghiệp, phải tạo một sự gắn kết giữa giáo dục nghề nghiệp với giáo dục trên đại học để có thể xác định được rõ việc cần phải tập trung đào tạo những kiến thức gì, kỹ năng gì, lĩnh vực gì để ưu tiên phát triển tốt hơn.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Mục đích của việc học trong sách giáo khoa Ngữ văn Cánh diều lớp 9 tập 1. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính của bài học cũng như trau dồi được thêm nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 9
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990