img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 56| Văn 6 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 16:02 26/11/2024 299 Tag Lớp 6

Bài viết dưới đây chính là Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 56| Văn 6 kết nối tri thức mà Vuihoc gửi đến các em. Hy vọng qua bài soạn này các em sẽ có thêm kiến thức về phương pháp và ý nghĩa của việc sử dụng trạng ngữ trong văn bản.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 56| Văn 6 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 56| Văn 6 kết nối tri thức

1. Câu 1 trang 56 sgk văn 6/2 kết nối tri thức

Chỉ ra trạng ngữ trong các câu sau và cho biết chức năng của trạng ngữ ở từng câu:

a. Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiểu ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận và hấp dẫn lạ lùng.

- Trạng ngữ trong câu trên: “Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ”

- Chức năng của trạng ngữ trên: dùng để chỉ thời gian.

b. Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn.

- Trạng ngữ trong câu trên: “Giờ đây”

- Chức năng của trạng ngữ trên: dùng để chỉ thời gian.

2. Câu 2 trang 57 sgk văn 6/2 kết nối tri thức

Thử lược bỏ trạng ngữ trong các câu sau và chỉ ra sự khác nhau về nội dung giữa câu có trạng ngữ với câu không còn trạng ngữ:

a. Cùng với câu này, mẹ còn nói: “Người ta cười chết!”.

- Câu lược bỏ trạng ngữ: mẹ còn nói: “Người ta cười chết!”

- Nếu lược bỏ trạng ngữ “cùng với câu này” thì câu văn không còn gắn với những điều kiện cụ thể mà chỉ dùng để nói đến những sự kiện chung chung. Như vậy tình huống sẽ trở nên khó hiểu và mất đi sự liên kết với phần văn bản trước đó.

>> Xem thêm: Soạn văn 6 kết nối tri thức 

b. Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm.

- Câu lược bỏ trạng ngữ: mọi người giống nhau nhiều điều lắm

- Nếu lược bỏ trạng ngữ “Trên đời” thì câu văn chỉ còn ám chỉ điều mà người viết muốn nhấn mạnh mà mất đi tính khái quát cần có. Câu văn cũng mất đi phạm vi và tính phổ biến của câu nói mà người ta muốn diễn tả

c.Tuy vậy, trong thâm tâm, tôi không hề cảm thấy dễ chịu mỗi lần nghe mẹ trách cứ.

- Câu lược bỏ trạng ngữ: tôi không hề cảm thấy dễ chịu mỗi lần nghe mẹ trách cứ.

- Nếu như lược bỏ trạng ngữ “Tuy vậy, trong thâm tâm” thì người đọc sẽ không biết được điều mà người nói muốn thổ lộ là gì. Người đọc sẽ không rõ nội dung mà nhân vật trong văn bản muốn thể hiện, sẽ không thể hiểu được lời nói và hành động mà người nói muốn diễn tả.

Khóa học DUO cung cấp cho các em nền tảng kiến thức vững chắc, bứt phá điểm 9+ trong mọi bài kiểm tra trên lớp.

3. Câu 3 trang 57 sgk văn 6/2 kết nối tri thức

Thêm trạng ngữ cho các câu sau:

a. Hoa đã bắt đầu nở.

- Vào thời điểm tháng giêng, hoa đã bắt đầu nở.

- Nhờ vào thời tiết thuận lợi mà hoa đã bắt đầu nở.

- Ở trong công viên, hoa đã bắt đầu nở.

b. Bố sẽ đưa cả nhà đi công viên nước.

- Bố sẽ đưa cả nhà đi công viên nước vào mùa hè năm nay.

- Bố tôi đã hứa, bố sẽ đưa cả nhà đi công viên nước.

- Bố sẽ đưa cả nhà đi công viên nước nếu như thời tiết trở nên nóng hơn nữa.

c. Mẹ rất lo lắng cho tôi.

- Vì tôi ở một mình nên mẹ rất lo lắng cho tôi.

- Ở trong viện mẹ rất lo lắng cho tôi.

4. Câu 4 trang 57 sgk văn 6/2 kết nối tri thức

Thành ngữ trong các câu sau có những cách giải thích khác nhau. Theo em, cách giải thích nào hợp Ií?

a. Đòi hỏi chung sức chung lòng không có nghĩa là gạt bỏ cái riêng của từng người

Thành ngữ “chung sức chung lòng” có ý nghĩa thể hiện sự đoàn kết, nhất trí một quan điểm hay mục đích nào đó.

b. Mẹ muốn tôi giống người khác, thì “người khác” đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười

Thành ngữ “mười phân vẹn mười” thể hiện sự hoàn hảo không một khuyến khuyết nhỏ.

5. Câu 5 trang 57 sgk văn 6/2 kết nối tri thức

Hãy xác định nghĩa của thành ngữ (in đậm) trong các câu sau:

a. Tôi đã hiểu ra, mỗi lần bảo tôi: “Xem người ta kìa!” là một lần mẹ mong tôi làm sao để bằng người, không thua em kém chị.

Thành ngữ “thua em kém chị” ám chỉ một người thua kém người khác về mọi mặt trong cuộc sống.

b. Kia, các bạn trong lớp tôi mỗi người một vẻ, sinh động biết bao.

Thành ngữ “mỗi người một vẻ” chỉ mỗi người sẽ có điểm mạnh điểm yếu khác nhau, dáng vẻ khác nhau không ai giống với ai hết.

c. Người ta thường nói học trò “nghịch như quỷ”, ai ngờ quỷ cũng là cả một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào!

Thành ngữ “nghịch như quỷ” dùng chỉ những người nghịch ngợm quá mức, quá tai quái hơn hẳn những người khác.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Bên cạnh Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 56 Văn 6 kết nối tri thức, hãy tham khảo các bài soạn văn khác trong chương trình ngữ văn 12 tại VUIHOC ngay trên website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC để được lên lộ trình học tập và ôn thi tốt nghiệp THPT ngay từ sớm bạn nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 6
| đánh giá
Hotline: 0987810990